2. THỰC TRẠNG DU LỊCH VĂN HÓA TÂM LINH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ
2.3.2. Hiện trạng khai thác các điểm du lịch tâm linh của tỉnh Quảng Trị
Trên cơ sở xem xét các tour du lịch của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Trị, của các đại lý du lịch ở Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Bình và Hà Nội cho thấy có các di tích đã được đưa vào các tour du lịch là: Dốc Miếu, Nghĩa trang Trường Sơn, hệ thống giếng cổ Gio An, Khu di tích Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam, Đồi 241, Đường mòn Hồ Chí Minh, Sân bay Tà Cơn, Nhà tù Lao Bảo, Chùa Sắc Tứ, Thành cổ Quảng Trị, Nhà lưu niệm cố Tổng Bí thư Lê Duẩn, Nhà thờ La Vang, Sông Thạch Hãn, Chùa Sắc Tứ Tịnh Quang, Cầu Hiền Lương, Sông Bến Hải, Địa đạo Vĩnh Mốc, Bản dân tộc Bru - Vân Kiều, Đồi Rockpile, Căn cứ quân sự Khe Sanh (Địa điểm ghi dấu chiến thắng Làng Vây).
Một số điểm du lịch tuy đã được đưa vào tour nhưng trong thực tế, khách chưa thể tham quan trực tiếp, chỉ nhìn được qua cửa kính trên xe hoặc được giới thiệu khi đi ngang qua là đồi Rockpile, đường mòn Hồ Chí Minh.
Tuy trong các tour được thiết kế có nhiều di tích như vậy nhưng trong thực tế thì các đại lý du lịch chỉ chủ yếu đưa khách đến thành cổ Quảng Trị, địa đạo Vĩnh Mốc, nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn, sân bay Tà Cơn. Ở hầu hết các DTLSVH khác có rất ít khách đến. Bên cạnh đó, việc khai thác, sử dụng các DTLSVH Tỉnh chưa có sự thống nhất về quản lý, nghĩa là vẫn tồn tại song song cả 3 cơ quan cùng quản lý di tích như Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch tỉnh Quảng Trị, Trung tâm Bảo tồn Di tích tỉnh Quảng Trị, Bảo tàng tỉnh Quảng Trị; chưa xây dựng các quy trình, quy định phục vụ hướng dẫn; chưa thống nhất nội dung các bài thuyết minh hướng dẫn… đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc khai thác các DTLSVH tỉnh Quảng Trị cho mục đích du lịch.31
2.3.3. Theo đánh giá và nhu cầu của khách du lịch