Fernam Mendez Pinto (1 5 83), người Bồ Đào Nha Năm 54, sau nhiều lần vượt đại dương, Pinto vào tu trong Dòng Tên ở Goa, nhưng năm 56, ông xuất tu khi chưa hoàn thành hai năm tập sinh và ngay trong năm

Một phần của tài liệu CÁC MÔ HÌNH DU LỊCH TÂM LINH TRÊN THẾ GIỚI VÀ SỰ VẬN DỤNG CÁC LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NÀY CHO VIỆC PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TÂM LINH Ở QUẢNG TRỊ (Trang 28 - 30)

vào tu trong Dòng Tên ở Goa, nhưng năm 1556, ông xuất tu khi chưa hoàn thành hai năm tập sinh và ngay trong năm đó, trong cuộc hành trình từ Goa qua Malacca trên đường đi Nhật Bản, tàu ông đã ghé lại Cù Lao Chàm.

40

“Hoàng đế Nhật đã cấm hết công dân phải bỏ việc thương mại vì biết có rất nhiều giáo dân, kể từ năm 1614 bắt đầu có sắc lệnh cấm đạo, người Nhật đã kéo nhau đi lũ lượt, nhất là vào mùa chay và cả ngoài mùa này nữa, mỗi năm ba hay bốn lần, để được xưng tội với các Cha dòng biết tiếng Nhật và nhận lễ ban thánh thể và mỗi lần ba hay bốn chiếc thuyền. Họ đi tự do, lấy cớ buôn bán. Và cứ thế gần mười năm nay họ vẫn tiếp tục ra đi và rất mãn nguyện vì được an ủi về phần hồn”.16

Khi đến đây, ba tu sĩ Francois Buzomi, Diego Carvalho và António Dias đã làm thánh lễ với số dân Nhật Bản và một năm sau họ đã cải giáo được khoảng 300 người Việt xung quanh khu vực này. Tiếp tục từ Ma Cao lại cử đến Hội An - Đàng Trong hai giáo sĩ: Trancois Barreto và Francois de Pina nhằm mở rộng địa bàn truyền giáo, làm cho số giáo sĩ ở đây tăng rất nhanh. Trước tình hình thuận lợi đó, năm 1624, từ Ma Cao lại gởi tiếp sang Đàng Trong thêm sáu giáo sĩ do Gabriel de Mattos cầm đầu, trong đó có giáo sĩ Alexandre de Rhodes, người đã có vai trò rất đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng nền móng cho Giáo hội Công giáo La Mã ở Việt Nam (cả ở Đàng Trong và Đàng Ngoài vào đầu thế kỷ XVII) và cả sự hình thành chữ Quốc ngữ Việt Nam sau này.

Trong nhật ký Hành trình và truyền giáo, Alexandre de Rhodes (còn gọi là Đắc Lộ) đã khẳng định, trước ông đã có một số linh mục người Âu châu qua truyền đạo ở xứ Đàng Trong nhưng chỉ hoạt động ở đô thị thương cảng cổ Hội An trở vào đến Quy Nhơn. Năm 1624, kinh đô của chúa Nguyễn đặt ở Ái Tử, tại đây Alexandre de Rhodes đã rửa tội cho một số người và đó là những tín đồ đầu tiên của Công giáo ở Quảng Trị. Sau khi kinh đô dời vào Thừa Thiên, những tín đồ này quy tụ lại lập một ngôi nhà thờ để hành đạo đó là nhà thờ Ái Tử hay là nhà thờ Dinh Cát.

Sau khi hạt giống đạo đã được gieo trên đất Quảng Trị thì Alexandre de Rhodes lại vào vùng Thuận An truyền đạo. Đến năm 1627, tức là 3 năm sau, ông rời bỏ xứ Đàng Trong để ra truyền đạo ở Đàng Ngoài. Từ đó trên phần đất Cựu dinh tức tỉnh Quảng Trị ngày nay không có bóng một vị linh mục nào hoạt động nữa. Năm 1640, ông quay lại Quảng Trị. Năm sau ông làm lễ rửa tội cho một số tín đồ mà về sau trở thành một thủ lĩnh tông đồ đầu tiên của Giáo hội ở Đàng Trong là Y Nha Xô - một người ở làng Liêm Công, phủ Vĩnh Linh

16

Alaxandre de Rhodes. Lịch sử vương quốc Đàng Ngoài. Ủy ban Đoàn kết Công giáo Thành phố Hồ Chí Minh, 1994, tr.36-37.

41

Mặc dù vậy, khác với các tôn giáo khác như Phật giáo, Nho giáo và Lão giáo, quá trình xâm nhập và phát triển của Công giáo vào Đàng Trong nói riêng, Việt Nam nói chung rất muộn và gặp rất nhiều trở ngại khó khăn. Bởi trước hết nó là tín ngưỡng của người phương Tây và nhìn một cách khái quát triều đại phong kiến Việt Nam đều nhìn thấy theo sau sự xâm nhập của Công giáo là nguy cơ xâm chiếm của các nước, thực dân phương Tây. Hơn nữa, ở đây có sự khác biệt sâu sắc giữa tín ngưỡng tôn giáo, nếp sống văn hóa, ý thức hệ của người Việt Nam đối với tôn giáo này. Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như chiến tranh (Trịnh - Nguyễn); do mâu thuẫn nội tại và sự thiếu hụt về kinh tế trong bản thân các nước phương Tây, giáo hội Công giáo vào cuối thế kỷ XVI, đầu XVII. Nên những thế kỷ sau đó, sự truyền bá Công giáo ở Quảng Trị gặp không ít khó khăn do chính sách cấm đạo, diệt đạo của các vị chúa, vua triều Nguyễn. Đặc biệt năm 1885, quân Văn thân tấn công những người theo đạo ở Quảng Trị tại nhà thờ An Ninh, nhưng quân Pháp từ trong Quảng Trị đã ra tiếp ứng cho giáo dân nên chủng viện được thoát nạn. Từ đó, được sự che chở, bênh vực của chính quyền bảo hộ suốt 80 năm, Công giáo ở Quảng Trị nói riêng cũng như cả nước nói chung được mọi sự thuận tiện trong việc truyền đạo và hành đạo.

Sau năm 1945, thực dân Pháp quay lại Việt Nam, Quảng Trị thuộc vùng tạm chiếm của chúng, Công giáo vẫn tiếp tục được người Pháp che chở và bênh vực. Bằng chứng là trong Dụ số 10 được Quốc trưởng Bảo Đại ban hành ngày 6.8.1950.17 Dụ này có tất cả 5 chương 45 điều, quy định tổ chức và thành lập các hiệp hội. Trong đó điều khoản 44 có quy định “Chế độ đặc biệt dành cho các Hội Truyền giáo Thiên chúa và Gia Tô, các Hoa kiều Lý Sự Hội, sẽ được ấn định sau”, đặt các Hội Truyền giáo Công giáo, Gia Tô, các Hoa kiều Lý Sự Hội ra khỏi sự điều chỉnh của đạo dụ này.

Ngày 19.11.1952, Bảo Đại lại ban tiếp Dụ số 24 sửa đổi Dụ số 10. Ngày 3.4.1954 lại ban hành tiếp Dụ số 6 nhằm bổ túc, hoàn chỉnh các mưu đồ nơi Dụ số 10. Ngay trong điều thứ nhất của Dụ số 6 đã phơi bày lộ liễu thâm ý hơn khi điều khoản 44 của Dụ số 10 quy định: ”Điều thứ 13 của Dụ số 10 ngày mồng 6 tháng tám dương lịch năm 1950 ấn định quy chế hiệp hội được bổ túc như sau đây: Các giới thẩm quyền đã ban phép thành lập cho các hiệp hội có thể ra lệnh khai trừ một

17 Tại sao Bảo Đại phải ban Dụ này? Bởi Bảo Đại và Tổng thống Vincent Auriol của nuớc Cộng hòa Pháp đã cùng nhau ký Thỏa ước Việt - Pháp tại Điện Élysée ngày 8.3.1949. Ngay trong Khoản 1 có ghi:“Sự cai trị các sắc

Một phần của tài liệu CÁC MÔ HÌNH DU LỊCH TÂM LINH TRÊN THẾ GIỚI VÀ SỰ VẬN DỤNG CÁC LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NÀY CHO VIỆC PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TÂM LINH Ở QUẢNG TRỊ (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)