Còn gọi là Thánh lễ.

Một phần của tài liệu CÁC MÔ HÌNH DU LỊCH TÂM LINH TRÊN THẾ GIỚI VÀ SỰ VẬN DỤNG CÁC LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NÀY CHO VIỆC PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TÂM LINH Ở QUẢNG TRỊ (Trang 49 - 53)

61

Với bề dày khoảng 300 năm du nhập và phát triển, đến nay, Thiên Chúa giáo là một trong những tôn giáo lớn ở Việt Nam nói chung, Quảng Trị nói riêng. Trong lịch sử, Quảng Trị từng là nơi truyền bá đạo Thiên chúa khá sớm của xứ Đàng Trong, là nơi có số lượng giáo dân đông đảo và cũng là nơi có nhiều thánh lễ trọng đại của đạo Thiên chúa được tổ chức, cử hành trọng thể, trong đó, lễ Giáng sinh là một điển hình.

Những năm gần đây, cùng với những thay đổi trong quan niệm xã hội, sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động du lịch cũng như đời sống của giáo dân được cải thiện, lễ Giáng sinh ở Quảng Trị được tổ chức rất công phu, hoành tráng và hết sức trang nghiêm, thu hút đông đảo người theo đạo lẫn không theo đạo tham dự.

1.4.2.2. Lễ hội Phật giáo:

Lễ hội Phật giáo là một hình thức sinh hoạt văn hóa tâm linh của của cộng đồng Phật tử. Trong lễ hội Phật giáo, các Phật tử được sinh hoạt trong một môi trường giáo dục lành mạnh theo hướng tự học, tự giáo dục, tự tìm thấy tính Phật/giác ngộ trong tâm mình. Đó là quá trình xã hội hóa mà cá nhân Phật tử liên tục chủ động học hỏi, lĩnh hội kiến thức văn hóa/giáo lý đạo Phật cũng như các bài học kinh nghiệm để làm giàu đời sống nội tâm, từng bước hoàn thiện nhân cách để hội nhập với xã hội, từ cá thể độc lập trở thành một thành viên gắn bó với cộng đồng Phật tử. Trong các lễ hội của Phật giáo, ta thấy nổi bật nhất là lễ Vu lan và lễ Phật đản.

* Lễ Phật đản:

Lễ Phật đản là ngày hội trọng đại nhất trong năm theo lịch của Phật giáo và được tôn vinh bởi các tín đồ đạo Phật trên khắp thế giới. Đây là ngày tưởng nhớ sự ra đời, khai sáng và viên tịch của Đức Phật và là ngày của niềm hân hoan, sự thanh tịnh và chiêm nghiệm. Ở Việt Nam nói chung, Quảng Trị nói riêng, Lễ Phật đản thường rơi vào ngày 14 đến 15 của tháng 4 âm lịch.

Vào ngày trọng đại này, từ sáng sớm, các tín đồ Phật giáo mộ đạo và những người theo đạo tụ họp tại nhiều ngôi chùa khác nhau để làm lễ. Tại những nơi này, cờ Phật giáo sẽ được kéo lên và kinh được tụng vang để ca ngợi bộ ba linh thiêng: Đức Phật, Phật Pháp (những bài dạy của người) và Tăng Đoàn (các học trò của người). Những người sùng đạo thường mang những đồ lễ đơn giản như hoa tươi, nến và hương đến đặt ở chân người mình thờ phụng. Việc những đồ lễ tượng trưng này sẽ cháy rụi hoặc héo tàn chính là biểu hiện cho sự mong manh của cuộc sống.

62

Những người theo đạo Phật tin rằng làm việc thiện vào ngày Lễ Phật đản sẽ mang lại phúc nhiều hơn vạn lần. Các tín đồ Phật giáo trẻ tuổi thỉnh thoảng tổ chức những buổi hiến máu nhân đạo ở bệnh viện. Những nghi thức và nghi lễ thường được thực hiện trong Lễ hội Phật đản bao gồm cầu kinh; ăn chay; phóng sinh và “tắm” cho tượng Phật - một tục lệ bắt nguồn từ truyền thuyết Phật nhi được tắm dưới vòi nước phun ra từ miệng chín con rồng sau khi được sinh ra. Những nghĩa cử cao đẹp này được cử hành tại các đền chùa Phật giáo và còn được biết đến với tên gọi là Dana.

Ở Quảng Trị, lễ hội Phật đản được tổ chức bởi Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Trị, ban đại diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam các huyện, thị xã, ban hộ tự các chùa, tịnh xá, niệm phật đường tổ chức. Địa điểm tại các khuôn viên các chùa, tịnh xá, tịnh thất, niệm phật đường trong toàn tỉnh. Lễ hội Phật Đản là một trong những lễ hội tôn giáo có tầm ảnh hưởng và sức lan tỏa to lớn, lễ hội nhận được sự quan tâm của mọi tầng lớp nhân dân trong tỉnh.

* Lễ Vu lan:

Hàng năm cứ đến ngày rằm tháng bảy là mọi người dân Việt, nếu những ai sống trong một gia đình có truyền thống dân tộc thì đều tham gia lễ hội Vu lan để có dịp báo ân các đấng sinh thành hiện đang còn sống, đồng thời cầu nguyện cho tổ tiên, ông bà đã quá vãng được siêu sanh cực lạc. Nhiều người, cho dù ở bên cha mẹ hay ở một nơi nào đó, đến ngày rằm tháng bảy thì đi lễ chùa để cầu nguyện cho những người thân yêu đã khuất được siêu thoát, đặc biệt là cầu nguyện cho cha, mẹ đang còn sống được an lạc.

Từ bao đời nay, cha mẹ là hiện thân của tình thương con. Con gắn kết với cha mẹ cũng bằng tình thương và tình thương ấy được gọi là lòng hiếu thảo. Vu lan là ngày báo hiếu của con cái đối với các bậc sinh thành. Với những người không còn cha mẹ trên cõi đời, có thể làm những gì đó để cầu nguyện cho cha mẹ mình, hướng nghĩ đến cha mẹ. Nếu còn cha mẹ trên đời, chúng ta là người đang có diễm phúc đó. Chúng ta có thể làm điều gì đó tốt đẹp, đem đến cho cha mẹ niềm vui và hạnh phúc. Thật ra, không cần phải đợi đến mùa Vu lan mới báo hiếu, mà mỗi giây phút, mỗi ngày cũng có thể là Vu lan của chúng ta.

Lễ Vu lan được tạo dựng từ truyền thuyết về Ngài Mục Kiền Liên là 1 trong 10 đại đệ tử của Đức Phật, sau khi đắc đạo đã dùng phép thần thông tìm mẹ khắp nẻo luân hồi. Có lần ngài nhìn thấu mẹ mình là Thanh Đề đang bị đày đọa dưới địa ngục, hàng ngày phải chịu đựng khổ hình do những tội lỗi gây ra trên dương thế.

63

Ông dùng pháp lực dâng cơm cho mẹ nhưng khi cơm đến miệng bà Thanh Đề thì hóa thành than đỏ rực, không thể nào ăn được. Vốn là người con chí hiếu, muốn báo ơn sinh thành dưỡng dục của mẹ nên ông đến cầu xin đức Phật dạy cách cứu mẹ. Phật dạy rằng, đến ngày rằm tháng bảy hãy sắm sửa lễ vật đặt vào chậu Vu lan mang dâng cúng chư tăng để chuyển thiện duyên cho vong nhân, như thế mới mong giải được ác nghiệp và cứu được mẹ. Làm theo chỉ bảo của Phật, Mục Kiền Liên đã cứu được mẹ thoát khỏi địa ngục.

Vu lan theo thuyết nhà Phật là “giải thoát đảo huyền”, tức giải cứu những linh hồn thoát vòng trầm luân. Ở một cách nhìn khác, Vu lan thực chất là sự kết hợp của từ bi với trí tuệ, tu và học. Chính vì vậy, lễ Vu lan không chỉ là ngày dành riêng cho việc cầu siêu chư hương linh, ngày cúng Phật, mà còn là ngày xá tội vong nhân.

Ở Quảng Trị, vào ngày rằm tháng bảy, lễ Vu lan là một lễ lớn, các chùa, tịnh xá thường tổ chức rất nhiều hoạt động trong đó có lễ Quy y Tam bảo, lễ cúng dường chư Phật, cài bông hồng, tặng quà cho người nghèo hay dành trọn ngày 16 để tăng ni, Phật tử tu tại chùa… Trong đó phần quan trọng nhất không thể thiếu ở hầu hết các chùa là lễ cài bông hồng. Đây được xem là giờ phút thiêng liêng nhất đối với mỗi người. Ai còn mẹ thì được gắn một bông hồng đỏ, nếu ai mất mẹ thì cài bông hồng trắng trên ngực áo. Còn bông hồng vàng chỉ dành riêng cho một bậc cao thượng giải thoát. Nghi thức cài bông hồng như là cách thể hiện tình cảm của mỗi người để nhớ mẹ, để tôn vinh mẹ, để mừng mẹ còn tại thế và để xót xa khi nghĩ đến mẹ đã qua đời. Đây được coi là một nét văn hóa tôn vinh giá trị của tinh thần báo hiếu trong tình cảm của con người và trở thành hình ảnh mang tính giáo dục nhân văn sâu sắc.

Ngày rằm tháng bảy, trong lời nguyện cầu về những linh hồn cha mẹ đã mất, lời cầu an cho cha mẹ còn sống, không ai không thể lắng lòng để rồi càng kính yêu những đấng sinh thành, nuôi dạy mình. Người ta tìm đến ngày lễ Vu lan bởi đây là nơi nuôi dưỡng truyền thống gia đình - một phần quan trọng trong văn hóa của dân tộc.

Và như thế, dù chúng ta là ai, theo tín ngưỡng hay không thì lễ Vu lan báo hiếu cũng thật sự là lễ hội tôn giáo thấm đẫm tình người, thắp sáng niềm tin và lẽ sống. Con người thật sự hạnh phúc, giải thoát khi các giá trị tình người được bảo lưu, tôn vinh và tuôn chảy trong đời sống thường nhật... Lễ Vu lan chứa đựng những giá trị nhân văn ấy.

64

Một phần của tài liệu CÁC MÔ HÌNH DU LỊCH TÂM LINH TRÊN THẾ GIỚI VÀ SỰ VẬN DỤNG CÁC LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NÀY CHO VIỆC PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TÂM LINH Ở QUẢNG TRỊ (Trang 49 - 53)