Quảng Trị có hệ thống lễ hội văn hóa đặc sắc mang màu sắc tâm linh

Một phần của tài liệu CÁC MÔ HÌNH DU LỊCH TÂM LINH TRÊN THẾ GIỚI VÀ SỰ VẬN DỤNG CÁC LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NÀY CHO VIỆC PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TÂM LINH Ở QUẢNG TRỊ (Trang 40 - 42)

19 Hoàng Chí Hiếu Đôi bờ giới tuyến (54 67) Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2014, tr.9-10.

1.4. Quảng Trị có hệ thống lễ hội văn hóa đặc sắc mang màu sắc tâm linh

Trưởng ban Quản lý Nghĩa trang Trường Sơn, hằng năm số người đến thăm viếng nghĩa trang rất lớn với khách nội địa có đăng ký tại Ban quản lý lến đến 2 triệu lượt/năm, khách quốc tế xấp xĩ gần 200 đoàn. Những người đến thăm viếng các nghĩa trang liệt sĩ Quảng Trị gồm rất nhiều đối tượng từ cựu chiến binh đến thăm lại chiến trường xưa, những thế hệ thanh niên, doanh nghiệp, khách du lịch nước ngoài,... đến tri ân, tìm hiểu về lịch sử hào hùng của dân tộc cũng như thả hồn vào cõi linh thiêng để cảm thấy thoái mái hơn về tâm trí.

1.4. Quảng Trị có hệ thống lễ hội văn hóa đặc sắc mang màu sắc tâm linh linh

Lễ hội là một dạng thức hoạt động văn hóa tổng hợp của con người, là một hình thức hữu hiệu để phổ quát những giá trị văn hóa dân tộc, truyền bá những giá trị văn hóa phi vật thể của một cộng đồng hay của cả một dân tộc. Hơn thế nữa, lễ hội còn là một nhu cầu tâm linh chính đáng không thể thiếu được của nhân loại khi mà tôn giáo đã được bản địa hóa, phù hợp với đời sống của một cộng đồng hay của một địa phương. Trong lễ hội, con người có dịp được thăng hoa những biểu cảm nội tâm, những phẩm chất tốt đẹp của mình và hòa nhập vào không khí chung của lễ hội để tạo thành niềm vui chung. Cho nên, từ xưa đến nay, lễ hội là một trong những dịp để giáo dục nếp sống văn hóa một cách nhẹ nhàng, tế nhị nhất. Đồng thời tạo ra một sinh khí mới cho những di tích hay cả một miền quê. Bên cạnh đó, lễ hội còn tạo ra sự hài hòa, giao cảm, đoàn kết xóm làng, tạo ra niềm tự hào về truyền thống lịch sử hào hùng của mảnh đất quê hương.

Ngày nay, trong một xã hội hiện đại với sự phát triển gần như đến tột cùng của khoa học công nghệ, nhu cầu vật chất của con người được dễ dàng đáp ứng, con người thường ít thể hiện niềm tin vào những vấn đề mang tính tâm linh, niềm tin tôn giáo thường suy giảm. Tuy nhiên, khi mức độ phát triển xã hội đạt đến giới hạn nhất định, con người lại thường tìm về đời sống tâm linh như là cách để khám phá chính mình và kiếm tìm giá trị đích thực cho bản thân. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, giai đoạn hiện nay chính là lúc trỗi dậy của niềm tin tín ngưỡng và các loại hình tôn giáo dân gian. Khái niệm tâm linh hiện nay không còn đơn thuần gắn liền với tôn giáo như quan niệm truyền thống, và việc thực hành các nghi lễ hay các hoạt động liên quan đến tôn giáo đã không còn bó hẹp trong khuôn khổ của từng tôn giáo mà trở nên phổ biến, trở thành trào lưu rộng khắp với tư cách như một nhu

52

cầu tâm linh của con người. Tôn giáo không chỉ là những yếu tố thuộc lĩnh vực tinh thần mà còn chi phối đến nhiều khía cạnh khác như sức khỏe, các hoạt động kinh doanh, kể cả các ngành công nghiệp trên thế giới.

Việc khai thác lễ hội vào phát triển du lịch văn hóa tâm linh được rất nhiều quốc gia trên thế giới thực hiện và thu được kết quả cao như Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan... Điều này ta có thể dẫn ra ví dụ với việc nhiều tín đồ tôn giáo lấy việc hành hương đến một địa điểm linh thiêng (thánh địa) trong tôn giáo của mình làm mục đích chính của cuộc đời, như tín đồ Thiên Chúa giáo muốn đến thăm Vatican; tín đồ Hồi giáo muốn đến thánh địa Mecca; tín đồ Do Thái giáo muốn đến thăm Jerusalem; tín đồ Phật giáo muốn đến Lumbini Garden (vườn Lâm Tì Ni) ở Nepal... Trong hành trình đi đến vùng thánh địa, người tín đồ hành hương cũng đồng thời là một khách du lịch mà động cơ chính là tôn giáo (khách du lịch tôn giáo), và họ sẽ hành xử với tất cả niềm tin, sự kính cẩn, lòng sùng đạo... Ngược lại, một du khách thông thường không nhất thiết phải là một người hành hương tôn giáo. Họ có thể đồng thời đến thăm các ngôi chùa Phật giáo hay các thánh đường của Hồi giáo, Thiên Chúa giáo hoặc tham dự một số sự kiện và những địa điểm khác. Có thể mục đích của họ chỉ đơn thuần giải trí, thưởng ngoạn hay thậm chí là giết thời gian. Song, không ít trường hợp, dù có hay không chủ ý, du khách đã tìm thấy ý nghĩa cuộc sống, niềm tin của mình thông qua việc trải nghiệm, khám phá các tôn giáo và hệ thống niềm tin khác trong hành trình của mình. Trong những trường hợp này, ranh giới giữa du lịch và hành hương; tôn giáo và thế tục không phải lúc nào cũng phân cực rõ ràng nếu không muốn nói là có vô số sự kết hợp.

Còn ở Việt Nam, những năm gần đây, loại hình du lịch văn hóa tâm linh cũng đang thu hút đông đảo du khách. Từ các thành phố trung tâm, người ta có thể dễ dàng đăng ký các tour du lịch đo đến các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng ở phía Bắc và phía Nam. Đáng lưu ý là ngoài các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng sẵn có, một số khu du lịch tâm linh mới đã được hình thành với số tiền đầu tư hàng tỷ đồng, như: Trúc Lâm thiền viện Tây Thiên (Vĩnh Phúc), Trúc Lâm thiền viện Bạch Mã, đền Huyền Trân Công chúa, Khu du lịch tâm linh Quán Thế Âm (Thừa Thiên Huế), Khu du lịch tâm linh Bái Đính (Ninh Bình), Lạc cảnh Đại Nam văn hiến (Bình Dương),... Những tour du lịch văn hóa tâm linh đi đến các cơ sở tôn giáo tín ngưỡng nói trên, cũng như các tour du lịch lễ hội truyền thống đã góp phần thúc đẩy loại hình du lịch văn hóa tâm linh phát triển.

Trong khi đó, Quảng Trị là một vùng đất giàu lịch sử, văn hóa với rất nhiều lễ hội, trong đó có những lễ hội dân gian đã được hình thành từ xa xưa được gọi là

53

lễ hội cổ truyền hay lễ hội truyền thống, những lễ hội mới được hình thành như lễ hội cách mạng, những lễ hội liên quan đến các tôn giáo... Những lễ hội này hoàn toàn là cơ sở, tiềm năng và cũng là lợi thế để du lịch văn hóa tâm linh của tỉnh phát triển, trong đó đáng chú ý là hai loại hình lễ hội lịch sử cách mạng và lễ hội thuộc về các tôn giáo.

Một phần của tài liệu CÁC MÔ HÌNH DU LỊCH TÂM LINH TRÊN THẾ GIỚI VÀ SỰ VẬN DỤNG CÁC LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NÀY CHO VIỆC PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TÂM LINH Ở QUẢNG TRỊ (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)