Hệ thống các nghĩa trang liệt sĩ

Một phần của tài liệu CÁC MÔ HÌNH DU LỊCH TÂM LINH TRÊN THẾ GIỚI VÀ SỰ VẬN DỤNG CÁC LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NÀY CHO VIỆC PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TÂM LINH Ở QUẢNG TRỊ (Trang 38 - 40)

19 Hoàng Chí Hiếu Đôi bờ giới tuyến (54 67) Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2014, tr.9-10.

1.3.2. Hệ thống các nghĩa trang liệt sĩ

Theo thống kê của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Trị, hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh có 72 nghĩa trang liệt sĩ, trong đó có 2 nghĩa trang liệt sĩ cấp quốc gia là nghĩa trang Đường 9 và nghĩa trang Trường Sơn. Trong đó, nghĩa trang Trường Sơn là lớn nhất với diện tích 39,6 ha quy tập 10.263 ngôi mộ. Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn là nơi quy tập những hài cốt liệt sĩ đã hy sinh dọc đường Trường Sơn (tại đây hy sinh hơn 20.000 liệt sĩ nhưng hiện tại chỉ mới quy tập được 10.263 hài cốt).

* Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn:

Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn có diện tích 140.000 m2, trong đó, diện tích đất mộ là 23.000 m2, khu tượng đài 7.000 m2

, khu trồng cây xanh là 60.000 m2, khu hồ cảnh 35.000 m2 và mạng đường ô tô trải nhựa trong khuôn viên nghĩa trang khoảng 15.000 m2

. Phần đất mộ được chia thành mười khu vực chính. Nghĩa trang tọa lạc trên khu đồi bến tắt, cạnh đường Quốc lộ 15 thuộc địa phận xã Vĩnh Trường, huyện Do Linh, cách trung tâm tỉnh lỵ (Đông Hà) khoảng 38 km về phía tây bắc, cách Quốc lộ 1A (đoạn thị trấn Do Linh) chừng hơn 20 km về phía tây bắc.

Sau ngày đất nước được hoàn toàn thống nhất 91975), Trung ương Đảng và Bộ Quốc phòng đã phê chuẩn dự án xây dựng nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn trên địa bàn tỉnh Quảng Trị làm nơi tưởng niệm, tôn vinh những người con thân yêu của tổ quốc đã anh dũng hy sinh xương máu của mình trên khắp các nẻo đường Trường Sơn vì sự nghiệp giải phóng dân tộc. Nghĩa trang được khởi công xây dựng vào ngày 24.10.1975 và hoàn thành vào ngày 10.4.1977. Chỉ huy xây dựng là Bộ Tư lệnh Sư đoàn 559 với sự tham gia của hơn 40 đơn vị bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương. Ngoài ra, còn có tổ công nhân chuyên khắc chữ vào bia đá của làng đá Non Nước (Đà Nẵng). Đến năm 1999, nhân kỷ niệm 40 năm thành lập Binh đoàn Trường Sơn, nghĩa trang đã được tôn tạo lại.

Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn là nơi an nghỉ đời đời của các chiến sĩ đã hy sinh trên tuyến đường mòn Hồ Chí Minh trong thời kỳ kháng chiến chống đế quốc

50

Mỹ cứu nước. Đây là một công trình đền ơn đáp nghĩa đồ sộ nhất, quy mô nhất có tính nghệ thuật cao, thể hiện lòng thương nhớ sâu sắc, niềm biết ơn của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta đối với những người đã vì nước quên thân.

* Nghĩa trang liệt sĩ Đường 9:

Nghĩa trang liệt sĩ Đường 9 nằm trên một vùng đồi, mặt quay ra hướng Quốc lộ 9 thuộc địa bàn phường IV, cách trung tâm thành phố Đông Hà gần 6 km về phía tây.

Trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ cứu nước, Đường 9 là con đường chiến lược nối liền từ biên giới Việt - Lào về tới Đông Hà. Dọc trục Đường 9, Mỹ ngụy đã cho xây dựng các căn cứ quân sự, các cứ điểm và lô cốt nhằm cắt đứt sự chi viện của miền Bắc cho chiến trường miền Nam. Đường 9 đã đi vào huyền thoại của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ bởi những chiến công hào hùng và oanh liệt và cũng chính nó là nỗi ám ảnh, kinh hoàng cho binh lính Mỹ và ngụy trong những năm 1965 - 1972.

Nghĩa trang liệt sĩ đường 9 được khởi công xây dựng ngày 2.9.1995 và khánh thành vào dịp kỷ niệm 50 năm ngày thương binh liệt sĩ (27.7.1947 - 27.7.1997). Tổng kinh phí đầu tư gần 13 tỷ đồng, có 16 hạng mục công trình lớn nhỏ được thi công. Trong đó có hai hạng mục công trình lớn mang tính nghệ thuật và lịch sử là Tượng đài chiến thắng và Khu hành lễ. Nghĩa trang có tổng diện tích 13 ha, quy tụ gần 9.500 mộ liệt sĩ (con số tương đối vì có những ngôi mộ tập thể) với đầy đủ lực lượng của ba thứ quân: bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích và thanh niên xung phong đã từng chiến đấu, phục vụ chiến đấu trên mặt trận Đường 9 và ở đất bạn Lào trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ. Bộ đội chủ lực phần lớn là các Sư đoàn 308, 304, 312, 968, 324, 320... Trong đó có 3.227 mộ liệt sĩ được xác định đầy đủ tên tuổi quê quán, được mai táng theo từng tỉnh thành; có 785 mộ xác định chưa đầy đủ; còn lại chưa rõ tên tuổi. Trong số này có 8 anh hùng liệt sĩ hội đủ cả ba miền Bắc - Trung - Nam. Phần mộ liệt sĩ biết đầy đủ họ tên, quê quán được chia thành 14 khu vực liên hoàn theo từng địa phương.

Nghĩa trang liệt sĩ Đường 9 là nơi an nghỉ của các chiến sĩ đã hy sinh trên chiến trường Đường 9 và chiến trường Quảng Trị nói riêng và trên đất bạn Lào nói chung. Đây là một công trình đền ơn đáp nghĩa đồ sộ quy mô lớn, có tính nghệ thuật cao; thể hiện sự tri ân của Đảng và Nhà nước ta đối với những người con trên mọi miền Tổ quốc đã không tiếc máu xương cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

51

Nhiều năm trở lại đây, hai nghĩa trang này hằng năm đón hàng nghìn lượt khách đến thăm viếng với ý nghĩa tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ đã mất vì cuộc

Một phần của tài liệu CÁC MÔ HÌNH DU LỊCH TÂM LINH TRÊN THẾ GIỚI VÀ SỰ VẬN DỤNG CÁC LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NÀY CHO VIỆC PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TÂM LINH Ở QUẢNG TRỊ (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)