Đem ép đồng thanh rắn ở dạng nguyên vật liệu vào trong lỗ bạc lót bằng gang đã đƣợc đã đƣợc gia công và xử lý bề mặt. Cho đầu điện cực vào tạo thành hồ quang, làm nóng chảy đồng thanh. Sau khi đồng thanh đã nóng chảy và đủ nhiệt độ, tắt hồ quang và cho khuôn quay để đồng phân bố đều trên mặt trong của bạc gang.
3.6 KHUYẾT TẬT VẬT ĐÚC KHI ĐÚC LY TÂM:
Sự hình thành khuyết tật của vật đúc ly tâm cũng tuân theo những quy luật chung song cũng có những điểm riêng.
3.6.1 Vật lẫn
Do chịu ảnh hƣởng của lực ly tâm nên những vật lẫn tập trung ở gần mặt thoáng của vật đúc, còn ở mặt ngoài lại rất sạch. Do đó, khi đúc ly tâm cần tính toán lƣợng dƣ ở chi tiết đúc cho đủ và có các biện pháp loại trừ khí, xỉ, tạp lẫn….khi nấu luyện và rót.
3.6.2 Xốp co
Ở các vật đúc có thành mỏng đúc ly tâm trong khuôn kim loại thì quá trình nguội diễn ra từ mặt ngoài vào mặt trong, do đó vật đúc sít chặt trên toàn tiết diện. Ở những vật đúc ly tâm thành dày thì sau khi rót một thời gian, quá trình đông đặc xảy ra từ cả hai phía do đó gây ra hiện tƣợng xốp co. Độ sâu xốp co phụ thuộc vào khả năng dẫn nhiệt của khuôn và điều kiện nguội của mặt thoáng vật đúc.
Khi trục quay nằm ngang thì xốp co thƣờng nằm ở phần giữa và chỗ thành dày của ống, còn khi quay quanh trục đứng thì nằm ở phần dƣới của vật đúc( do có thành dày hơn).
Để đƣa xốp co vào mặt thoáng vật đúc, phải làm chậm sự đông đặc của mặt thoáng: giữ cho không có sự lƣu thông của không khí, giảm mất mát nhiệt qua lỗ ở nắp khuôn….
3.6.3 Nứt
Kể từ khi lớp vỏ rắn hình thành ở mặt ngoài vật đúc, đặc biệt là từ khi hình thành khe hở khí giữa vật đúc và khuôn thì áp lực của kim loại lỏng sẽ hoàn toàn tác động lên lớp vỏ đó và tạo nên ứng suất trong nó.
Các vật đúc ly tâm hình trụ, nứt dọc thƣờng xảy ra chủ yếu là do sự cản co của vật đúc theo chiều dọc.
Các biện pháp giảm nứt:
Chọn vận tốc quay ly tâm hợp lý.
Nhanh chóng lấy vật đúc ra khỏi khuôn kim loại để tránh cản co.
Thay khuôn kim loại bằng khuôn có áo cát.
Tránh không để rót dính vào các phần tiếp giáp của khuôn.
3.6.4 Khuyết tật về tổ chức
Khi đúc ly tâm trong khuôn kim loại, gang thƣờng có tổ chức biến trắng do nguội nhanh và tiết ra graphit ở dạng giữa các nhánh cây( ở phần mặt ngoài và các chỗ gần mặt ngoài, ở những mép nhọn..)
Để tránh hiện tƣợng nói trên, nên dùng các loại khuôn có cách nhiệt, dùng khuôn có áo cát, biến tính gang, tháo vật đúc ở 1100 – 10000C cho làm nguội ngoài không khí rồi ủ….
3.7 ĐÚC BÁN LY TÂM (Semi-Centralfugal) :
Hiện nay ngƣời ta đã mở rộng phạm vi ứng dụng của phƣơng pháp đúc ly tâm để chế tạo các vật đúc không tròn xoay, có hình dạng phức tạp, phƣơng pháp đúc các vật này gọi là đúc bán ly tâm.
Trong quá trình đúc bán ly tâm, kim loại lỏng chỉ điền đầy hệ thống rót và hốc khuôn khi khuôn quay. Trục quay của khuôn đƣợc lựa chọn trên cơ sở xem xét các đặc điểm thiết kế đúc. Thông thƣờng, trục quay đứng thích hợp hơn đối với phƣơng pháp đúc này.
Các sơ đồ bố trí trong đúc bán ly tâm với trục quay đứng:
Trục quay trùng với trục khuôn.
Trục quay vuông góc với trục khuôn: phù hợp cho các vật đúc có kích thƣớc lớn. Đây là kiểu bố trí đặc trƣng cho quá trình đúc ly tâm trục quay đứng.
Nồi rót ban đầu đƣợc bố trí đứng. Sau khi rót kim loại vào nồi hoặc nấu chảy kim loại trong nồi, lắp khuôn lên nồi và bắt chặt. Cho cả hệ thống quay và vẫn giữ nguyên vị trí thẳng đứng. Sau đó lật đảo quanh trục phụ nằm ngang để kim loại lỏng điền đầy hệ thống rót. Đây là sơ đồ phù hợp cho các vật đúc có kích thƣớc nhỏ, hình dạng phức tạp.
Hệ thống rót và hốc khuôn đƣợc xem là tối ƣu khi trong khuôn không có sự dịch chuyển của kim loại lỏng theo quán tính, có nghĩa là loại trừ đƣợc sự trƣợt tƣơng đối của kim loại lỏng với thành khuôn.
4.1 NGUYÊN LÝ
Trộn hỗn hợp cát – nƣớc thủy tinh theo một tỷ lệ thích hợp. Điền đầy khuôn, hộp ruột bằng phƣơng pháp thích hợp.Làm đông cứng bằng phƣơng pháp nào đó.
Hiện nay, có nhiều loại hỗn hợp làm khuôn trên cơ sở chất kết dính là nƣớc thủy tinh với phƣơng pháp đông rắn khác nhau: thổi khí CO2, sấy khô, đông rắn nhờ các chất phụ gia chứa silic, ôxit canxi…
4.2 ĐẶC ĐIỂM 4.2.1 Ƣu điểm 4.2.1 Ƣu điểm
Chất lƣợng vật đúc đƣợc cải thiện, độ chính xác của vật đúc cao hơn
Giảm đƣợc các thao tác làm xƣơng, găm đinh do độ bền khuôn, ruột cao
Tính chảy của hỗn hợp cao, do đó dễ điền đầy hòm khuôn
Năng suất lao động cao
Giảm ô nhiễm môi trƣờng
Có độ bền tƣơi thấp
Khó phá khuôn, ruột nếu không có các biện pháp thích hợp
Tính bám dính mẫu cao, khó lấy ruột ra khỏi hộp ruột nếu kết cấu hộp ruột không phù hợp
Thời gian bảo quản khuôn, ruột bị hạn chế
Cát phải khô, nguội, sạch khi chuẩn bị hỗn hợp
Tuổi xuân hỗn hợp ngắn
Khó tái sinh hỗn hợp đã sử dụng
Hỗn hợp không sử dụng lại đƣợc
Có tính ăn da tay
4.2.3 Phạm vi sử dụng
Hỗn hợp cát – nƣớc thủy tinh thƣờng đƣợc dung để đúc các vật đúc bằng gang và thép có khối lƣợng nhỏ, trung bình, lớn, có độ chính xác và độ bóng bề mặt tƣơng đối cao.Phù hợp với tất cả các loại hình sản xuất.
4.2.4 Nƣớc thủy tinh
Nƣớc thủy tinh là chất dính vô cơ không thuận nghịch. Đây là dung dịch nƣớc của silicat kiềm có công thức hóa học R2O.mSiO2.nH2O, trong đó m đƣợc gọi là mô đun của nƣớc thủy tinh. Trong sản xuất đúc thƣờng dùng nƣớc thủy tinh Natri để làm khuôn, ruột, vữa xây lò, vá lò, đắp nồi lò…So với các loại nƣớc thủy tinh khác, nƣớc thủy tinh Natri có độ bền thấp hơn nhƣng có ƣu điểm là rẻ.
Tính chất của nƣớc thủy tinh và khả năng tham gia các phản ứng hóa lý của nó với các chất khác phụ thuộc vào tính chất của silicat kiềm.