Kết cấu khuôn kim loại đúc ly tâm:

Một phần của tài liệu CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÚC ĐẶC BIỆT (Trang 32 - 34)

Kết cấu khuôn đúc phải đảm bảo sự cân bằng khuôn và an toàn lao động, do đó khuôn phải đảm bảo độ kẹp chặt, độ kín khít.

Ngoài ra kết cấu khuôn cũng phải đảm bảo dễ lấy sản phẩm đúc ra, làm nguội đúng theo qui trình đúc từng loại vật đúc.

3.5 MỘT SỐ CÔNG NGHỆ ĐÚC LY TÂM CỤ THỂ

3.5.1 Đúc bạc gang:

 Sau khi đặt khuôn, ruột , cho chất phủ, sơn các mặt mút, thành sau và nắp khuôn, cho máy chạy. Dùng gầu rót định lƣợng rót kim loại lỏng vào khuôn qua máng rót.

 Khi nhiệt độ rót quá cao, vật đúc dễ bị rỗ co và nhiều khuyết tật đúc khác:

 Khi rót chậm quá thì dễ bị dính hoặc thiếu liên tục, rót nhanh thì dễ bị bắn toé kim loại.

 Khi đúc bạc bằng gang cầu thì tốc độ rót lấy lớn hơn 15%.

 Sau mỗi lần rót phải làm sạch máng rót, lấy kim loại dính bám rồi sơn quét lại. Sau khi rót xong, dịch dần máng rót ra ngoài để khuôn tiếp tục quay đến khi vật đúc nguội xuống 800 – 7000C thì ngƣng phun nƣớc làm nguội khuôn, dừng máy, mở nắp khuôn, lấy vật đúc ra bằng kềm hoặc cháy ép phôi. Dùng không khí nén thổi làm sạch khuôn. Quá trình cứ thế lặp lại.

 Nếu phôi cần chống biến trắng mặt đầu thì nắp đậy phải có lớp áo bằng hỗn hợp bằng làm khuôn.

 Khi đúc những vật đúc có mặt ngoài dị hình phải dung nƣớc sơn để quét mặt trong khuôn.

 Khi đúc bạc lót trong khuôn có ruột cát thì phải dùng dƣỡng để kiểm tra.

3.5.2 Đúc ống gang:

 Công nghệ đúc ống ly tâm trục ngang trong khuôn làm nguội nhanh đƣợc sử dụng rộng rãi.

 Trong công nghệ này, khuôn chuyển động dọc trục nên rút ngắn đƣợc đoạn đƣờng chuyển động của kim loại lỏng và làm cho kim loại điền đầy khuôn tốt hơn.

 Khuôn đặt tựa trên những con lăn và đƣợc truyền chuyển động quay nhờ một động cơ qua đai truyền. Sau khi cho khuôn quay, rót gang bằng gầu rót định lƣợng vào máng và cho điền đầy phần loe của ống trƣớc. Sau đó cho bộ phận chuyển động dọc trục hoạt động. Khi nhiệt độ ống còn 800 – 700 thì cho khuôn ngừng quay và lấy ống ra khỏi khuôn. Ống đƣợc đƣa ngay vào lò ủ khử biến trắng. Sauk hi cho ruột vào khuôn để tạo phần loe của ống, quá trình lại tiếp tục. Khuôn để đúc ống thƣờng đƣợc làm bằng thép 38CrW.

 Đối với ống có đƣờng kính 50 – 70 mm thì đúc trong khuôn có lớp cát áo chiều dày khoảng 30mm. Dùng máy xoắn đùn để chế tạo lớp áo lót.

 Hiện nay thƣờng đúc ống ly tâm theo công nghệ sau: khuôn kim loại để đúc ống đƣợc đục thủng nhiều lỗ, bố trí theo mạng bàn cờ. Mặt trong khuôn đƣợc trát một lớp mỏng cát thạch anh trộn với chất dính là nhựa hữu cơ. Lớp trát này đƣợc đƣợc trát lên thành khuôn ở nhiệt độ 300 -3500

C. Với công nghệ này ống gang không bị biến trắng.

3.5.3 Đúc bạc bằng hợp kim màu:

 Khi đúc ly tâm hợp kim màu thƣờng dùng khuôn kim loại. Đối với các vật đúc lớn, thành dày . thƣờng phải làm nguội khuôn bằng nƣớc. Khi đúc bạc cỡ vừa bằng hợp kim đồng, bề mặt khuôn đƣợc phủ một lớp muội từ ngọn lửa acetilen. Khuôn thép để đúc bạc bằng đồng thanh thiếc đƣợc sơn bằng graphit. Trƣớc khi rót, khuôn phải đƣợc nung nóng sơ bộ. Khi đúc đồng thanh chì, để tránh thiên tích, phải chọn tốc độ quay của khuôn chậm và làm nguội khuôn bằng nƣớc.

 Nhiệt độ rót thích hợp để đúc đồng thanh nhôm sắt 9-4 là 1000 – 10200C, đồng thanh nhôm mangan 58-2 – khoảng 10300C, đồng thanh thiếc photpho 10-1 khoảng 1020 – 10500C.

3.5.4 Đúc vật đúc hai lớp:

Trong nhiều trƣờng hợp, để tiết kiệm kim loại quý, ngƣời ta thƣờng đúc vật đúc hai lớp trong đó lớp ngoài đƣợc làm bằng hợp kim rẻ tiền. Dùng phƣơng pháp đúc ly tâm để đúc các loại bạc bằng gang và đồng rất hiệu quả.

Một phần của tài liệu CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÚC ĐẶC BIỆT (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)