0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Nguyên nhân dẫn đến những tồn tại rủi ro tín dụng tại Ngân hàng

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH CÀ MAU (Trang 80 -81 )

Hoạt động tín dụng dựa trên nền tảng tín nhiệm nên rủi ro luôn tiềm ẩn và có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Công thương Cà Mau cũng như những Ngân hàng khác xuất phát từ nhiều nguyên nhân trong đó có những rủi ro xuất phát từ nhân tố chủ quan và cũng có những nguyên nhân do môi trường bên ngoài tác động.

- Nguyên nhân từ phía khách hàng

+ Sự chủ quan từ phía khách hàng: Khách hàng cố tình sử dụng vốn sai mục đích mà cán bộ tín dụng không kiểm soát được, dẫn đến vốn vay không mang lại hiệu quả kinh tế và khách hàng không có khả năng trả nợ khi đến hạn, hoặc khách hàng không có thiện trí trả nợ.

+ Năng lực quản lý điều hành của các doanh nghiệp còn hạn chế chủ yếu điều hành theo kinh nghiệm thực tế mà thiếu tầm nhìn, dự báo về những biến động của thi trường.

+ Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của khách hàng với các doanh nghiệp trên địa bàn trong điều kiện nền kinh tế bất ổn với sự biến động của tỷ giá, lạm phát tăng cao vì vậy một số khách hàng thất bại trong kế hoạch kinh doanh, giảm sút năng lực tài chính, phá sản,..

- Nguyên nhân từ phía Ngân hàng

+ Doanh số cho vay quá nhiều cộng với việc mở rộng quy mô tín dụng tại nhiều huyện, thị xã, ở những địa bàn xa, giao thông không thuận lợi nên cán bộ tín dụng bị quá tải, không có đủ thời gian để thẩm định kỹ tất cả các hồ sơ vay cũng như công tác giám sát khoản vay của khách hàng để ngăn chặn việc khách hàng sử dụng vốn sai mục đích và đầu tư tràn lan.

+ Thủy hải sản là ngành kinh tế mũi nhọn của Tỉnh Cà Mau do giá trị lợi nhuận cao, nhận thấy được điều này Ngân hàng đã luôn đẩy mạnh cho vay phục vụ sản xuất chế biến thủy hải sản nhằm nâng cao lợi nhuận nên khi rủi ro từ phía khách hàng xảy ra đã kéo theo gia tăng nợ xấu trong ngân hàng.

+ Sự thiếu liên kết giữa các Ngân hàng trên cùng địa bàn nên việc khai thác, trao đổi thông tin về khách hàng chưa thật sự tốt. Thông tin bất cân xứng đã dẫn đến tình trạng cho vay trùng lắp hoặc không nắm bắt đầy đủ thông tin về tình hình tài chính của khách hàng nhưng vẩn cho vay với lượng vốn lớn dẫn đến không thu nợ được.

- Nguyên nhân khách quan

+ Môi trường kinh tế trong nước còn nhiều diễn biến phức tạp sau khủng hoảng kinh tế với chỉ số lạm phát cao làm giá cả hàng hóa tăng mạnh, hàng hóa tiêu thụ chậm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, làm giảm khả năng thanh toán nợ cho Ngân hàng. Trong khi đó, trên thị trường thế giới do khó khăn về tài chính nên nhu cầu nhập khẩu hàng hóa của các nước phát triển giảm sút làm ảnh hưởng đến ngành xuất khẩu thủy sản Cà Mau.

+ Ngành thủy sản tỉnh Cà Mau phải đối mặt với những thách thức nội tại lẫn bên ngoài. Đó là sự bất ổn trong các thị trường truyền thống, rào cản từ các nước nhập khẩu ngày càng gia tăng. Xuất khẩu tại hầu hết các thị trường chủ lực đều sụt giảm mạnh. Trong khi đó, những khó khăn nội tại cũng rất gay gắt, trong đó nổi bật lên là vấn đề thị trường và vốn, tiếp đến là dịch bệnh, rồi các loại chi phí, các rào cản đã làm tăng thêm khó khăn cho các doanh nghiệp. Thủy sản Việt Nam đứng trước nguy cơ giảm sức cạnh tranh mạnh khi đó khó có khả năng thanh toán nợ đầy đủ và

+ Sự tăng giá và giảm giá thất thường của bất động sản không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến lĩnh vực cho vay bất động sản mà còn ảnh hưởng đến hoạt động cho vay khác vì phần lớn tài sản thế chấp đều là bất động sản, nên Ngân hàng gặp khó khăn trong việc định giá giá trị bất động sản cũng như việc phát mãi tài sản thế chấp, dẫn đến nợ tồn động xử lý chậm.

+ Việc phát mãi tài sản còn nhiều khó khăn do thủ tục khá rườm rà, tốn nhiều chi phí, phải có sự can thiệp của tòa án đặc biệt công tác thi hành án ở nước ta còn khá chậm chạp nên Ngân hàng giảm dần tỷ trọng cho vay có đảm bảo bằng tài sản.

5.2 BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG

Trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện nay, việc Ngân hàng gặp phải rủi ro tín

dụng là điều không thể tránh khỏi. Mỗi Ngân hàng đều có những hoàn cảnh, những điều kiện kinh doanh khác nhau nên rủi ro khác nhau. Tùy thuộc vào mức độ rủi ro mà có những giải pháp cho thích hợp. Mặc dù nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Cà Mau có xu hướng tăng nhưng tương đối thấp so với thực trạng chung của Ngành. Ngân hàng cần có những biện pháp tích cực và mạnh mẽ hơn nữa để hạn chế nợ xấu đến mức thấp nhấp có thể khi mà công tác quản trị rủi ro của các Ngân hàng cùng địa bàn ngày càng được chú trọng và nâng cao để cạnh tranh như hiện nay. Từ những tồn tại rủi ro tín dụng tại Ngân hàng và qua phân tích nguyên nhân của rủi ro tín dụng có thể đề xuất các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng như sau:

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH CÀ MAU (Trang 80 -81 )

×