Thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh cà mau (Trang 63 - 76)

Nợ xấu là nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng, có tác động xấu đến chất lượng tín dụng và hiệu quả sử dụng vốn vay của khách hàng. Nợ xấu phát sinh vượt quá chỉ tiêu cho phép sẽ làm tăng rủi ro, dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán của ngân hàng. Nợ xấu càng cao thì nó phản ánh hiệu quả hoạt động của ngân hàng càng kém và ngược lại chỉ số này càng nhỏ thì hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng càng cao.

4.3.1.1 Tình hình nợ xấu theo thời hạn tín dụng

Để hiểu rõ về tình hình nợ xấu theo thời hạn tín dụng của Ngân hàng ta xem 2 bảng số liệu sau đây:

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 6T2012 6T2013

Chênh lệch

2011/2010 2012/2011 6T2013/6T2012 Số tiền % Số tiền % Số tiền %

1. Ngắn hạn 23 48 7.687 148 7.700 25 108,6 7.639 15908,3 7.552 5102,7 2. Trung và dài hạn 298 0 127 0 127 (298) (100,0) 127 - 127 - Tổng 321 48 7.814 148 7.827 (273) (85,1) 7.766 16179,2 7.679 5188,5 Chỉ tiêu 2010 2011 2012 6T2012 6T2013 Chênh lệch 2011-2010 2012-2011 6T2013-6T2012 % % % Ngắn hạn 0,0009 0, 0012 0,1684 0,0040 0,1392 0,0003 0,1672 0,1352 Trung và dài hạn 0,032 0 0,012 0 0,014 (0,032) (0,012) 0,014

Nguồn: Phòng khách hàng cá nhân Vietinbank Cà Mau

Bảng 4.7: Nợ xấu theo thời hạn tại Ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Cà Mau giai đoạn 2010-2012 và 6T/2013

Bảng 4.8: Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ theo thời hạn tại Ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Cà Mau giai đoạn 2010-2012 và 6T/2013

Đơn vị tính: % Đơn vị tính: Triệu đồng

Hình 4.11: Nợ xấu theo thời hạn tại Ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Cà Mau giai đoạn 2010-2012

Tình hình biến động nợ xấu qua 3 năm có chiều hướng tăng giảm không ổn định. Năm 2011, nợ xấu của ngân hàng có xu hướng giảm so với năm 2010. Nguyên nhân là do môi trường kinh doanh dần ổn định tạo đều kiện cho khách hàng trả nợ. Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 21 sửa đổi, bổ sung một số điều về việc thi hành việc hỗ trợ lãi suất đối với các tổ chức, cá nhân vay vốn trung, dài. Theo đó, đối tượng và phạm vi áp dụng quy định về hỗ trợ lãi suất được bổ sung các khoản cho vay để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động, chu kỳ sản xuất, kinh doanh trên 12 tháng thuộc các ngành, lĩnh vực kinh tế được hỗ trợ lãi suất vào các khoản cho vay của ngân hàng thương mại. Mức hỗ trợ khách hàng vay là 4%/năm, tính trên số tiền vay và thời hạn cho vay thực tế, qua đó góp phần giúp Ngân hàng xử lý nợ xấu trung và dài hạn.

Đặc biệt trong năm 2012 cũng như 6T/2013 thì nợ xấu tăng lên đang kể so với những năm trước. Năm 2012 nợ xấu tăng 7.766 triệu đồng so với năm 2011 và 6T/2013 tăng 7.679 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2012 chủ yếu là do nợ xấu chưa giải quyết được trong năm 2012. Trong đó đa phần là nợ xấu ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất cao trên 90%. Năm 2012 là năm được đánh giá là khó khăn chung đối với nền kinh tế, trong năm này giá các mặt hàng thiết yếu tăng cao, đặc biệt là các nguyên vật liệu đầu vào phục vụ sản xuất kinh doanh nhảy vọt bởi lạm phát cao, đây là khó khăn lớn cho các doanh nghiệp. Bên cạnh đó lãi suất cho vay khá cao là một rào cản lớn, các doanh nghiệp hoạt động chưa hiệu quả làm ảnh hưởng đến việc thu hồi nợ của Ngân hàng làm cho nợ xấu tăng.

Qua bảng số liệu 4.8 ta thấy, tỷ lệ nợ xấu có xu hướng tăng dần cả ngắn hạn lẫn trung và dài hạn. Năm 2012 và 6T/2013 là thời điểm tỷ lệ nợ xấu tăng so với những năm trước nhưng tỷ lệ rất nhỏ đối với qui mô và vị thế lớn mạnh của Ngân hàng. Nhìn chung, tỷ lệ nợ xấu trung và dài hạn đa phần thấp hơn tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn. Bởi vì cho vay ngắn hạn thì Ngân hàng có thể luân chuyển nguồn vốn dễ dàng

này tăng nhanh là do nền kinh tế tỉnh Cà Mau gặp nhiều hó khăn đặc biệt là các doanh nghiệp thủy sản như đã được đề cặp ở trên đó là phải đối mặt với những thách thức nội tại lẫn bên ngoài. Sự bất ổn trong các thị trường truyền thống, rào cản từ các nước nhập khẩu ngày càng gia tăng, xuất khẩu tại hầu hết các thị trường chủ lực đều sụt giảm mạnh...

Mặc dù tỷ lệ nợ xấu tăng tuy nhiên so với các đối thủ cạnh tranh trên địa bàn thì tỷ lệ này vẫn rất nhỏ, đặc biệt là trong điều kiện kinh tế khó khăn như hiện nay. Đạt được kết quả như vậy là nhờ nhân viên tín dụng luôn quan tâm thực hiện tốt công tác thu hồi nợ đảm bảo nợ xấu để đây không phải là gánh nặng cho Ngân hàng. Qua đó cho thấy nổ lực xử lý cũng như hạn chế tối đa nợ xấu của Ngân hàng.

4.3.1.2 Tình hình nợ xấu theo nhóm nợ

Qua bảng số liệu 4.9 ta thấy tình hình nợ xấu của Ngân hàng có xu hướng tăng, đặc biệt là trong năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. Để hiểu rõ hơn về tình hình nợ xấu theo nhóm nợ, ta đi phân tích từng nhóm nợ sau:

Hình 4.12: Nợ xấu theo nhóm nợ tại Ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Cà Mau giai đoạn 2010-2012

Bảng 4.9: Nợ xấu theo nhóm nợ tại Ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Cà Mau giai đoạn 2010-2012 và 6T/2013

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 6T2012 6T2013

Chênh lệch

2011/2010 2012/2011 6T2013/6T2012 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Theo nhóm nợ 321 48 7.814 148 7.827 (273) (85,1) 7.766 16179,2 7.679 5188,5

- Dư nợ nhóm 3 321 0 99 90 112 (321) (100) 99 - 22 24,4

- Dư nợ nhóm 4 0 48 7.715 58 3.715 48 - 7.667 1.5972,9 3.657 6.305,2

- Dư nợ nhóm 5 0 0 0 0 4.000 - - - - 4.000 -

Đơn vị tính: Triệu đồng

- Dư nợ nhóm 3: Qua bảng số liệu, mặc dù tổng nợ xấu có sự tăng đột biến

qua 3 năm nhưng dư nợ nhóm này có xu hướng giảm. Trong khi năm 2010 nợ xấu là 321 triệu đồng thì đến năm 2011 nợ xấu đã được xử lý hoàn toàn. Năm 2012 cũng như 6T/2013 thì nợ xấu nhóm 3 tăng nhưng không cao. Với xu hướng mở rộng quy mô tín dụng tại nhiều địa bàn, chi nhánh Ngân hàng đã tăng cường đa dạng cho vay nhiều lĩnh vực từ nông nghiệp, công nghiệp cho tới thương mại dịch vụ,vv....với những khách hàng mới trong khi đó hoạt động kinh doanh của khách hàng gặp nhiều khó khăn trong thời gian dài dẫn đến nợ xấu nhóm này tăng. Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển cơ sở hạ tầng các hoạt động dịch vụ, vui chơi, giải trí ngày càng mở rộng và cạnh tranh gay gắt, hơn nữa khách hàng của Ngân hàng kinh doanh các dịch vụ cũ kỹ, không có sự đầu tư mới nên không thu hút được khách hàng dẫn đến kinh doanh không có lợi nhuận và phá sản, không có khả năng trả nợ cho Ngân hàng.

- Dư nợ nhóm 4: Năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 nhóm nợ này chiếm tỷ

trọng rất cao nhất trong tổng dư nợ qua các năm. Năm 2012 chiếm gần 98% tổng nợ xấu năm trong năm, trong khi năm 2011 chiếm rất ý, đăc biệt năm 2010 là không có nợ xấu. Nguyên nhân là do năm 2010 và 2011 bên cạnh gói hỗ trợ lãi suất 4% của chính phủ được đưa ra để đầu tư dự án, phát triển cơ sở hạ tầng thì còn có gói hỗ trợ lãi suất thứ 2 với mức lãi suất 2% dành cho lĩnh vực nông , lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp chế biến, thu mua hàng thủy sản xuất khẩu đã vực dậy các hoạt động kinh tế trên địa bàn trong đó trực tiếp thúc đẩy các khách hàng (chủ yếu hoạt động thủy hải sản) của Ngân hàng hoạt động có hiệu quả hơn.

Năm 2012 các món vay chủ yếu phục vụ công nghiệp, xây dựng. Nhiều doanh nghiệp chủ động vay vốn của Ngân hàng để mở rộng sản xuất, xây dựng thêm cở sở mới, đặc biệt là các xí nghiệp chế biến thủy hải sản. Với điều kiện nền kinh tế bất ổn, lạm phát tăng cao, hoạt động của các doanh nghiệp này gặp nhiều khó khăn đã ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ cho Ngân hàng không những trong năm này mà còn kéo sang 6 tháng đầu năm 2013. Cụ thể, tại Cà Mau, đến giữa tháng 3-2012, nhiều doanh nghiệp thủy sản phải tạm đóng cửa hoặc sản xuất cầm chừng và không có tiền trả lương cho công nhân. Số doanh nghiệp thủy sản đang hoạt động cầm chừng ở Cà Mau có thể kể đến Xí nghiệp kinh doanh và Chế biến Thủy sản xuất khẩu Ngọc Sinh (huyện U Minh), Công ty CP Thực phẩm Đại Dương, Công ty TNHH Chế biến và Xuât nhập khẩu Vệt Hải, Công ty TNHH Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Minh Châu, Công ty Chế biến Xuất khẩu Thủy sản Hải Dương...(cũng ở Khu Công Nghiệp Hòa Trung huyện Cái Nước). Theo lý giải của các doanh nghiệp này là do thiếu nguyên liệu sản xuất. Tuy nhiên, nguyên nhân trực tiếp là bị siết chặc tín dụng sau vụ Công ty CP Thủy sản Bình An (Bianfishco) nên nhiều DN không có vốn để làm ăn.

- Dư nợ nhóm 5: Bao gồm các khoản nợ quá hạn trên một năm, đây là nhóm

nợ được đánh giá là không có khả năng thu hồi và có độ rủi ro cao nhất. Nhìn chung, trong giai đoạn 2010-2012, nhóm nợ này được Ngân hàng kiểm soát chặt chẻ và hầu như không có nợ xấu. Tuy nhiên, trong 6T/2013 dự nợ nhóm này tăng lên đáng kể với 4.000 triệu đồng. Nguyên nhân chính là do nợ nhóm 4 chưa được giải

quyết trước đó nên được kết chuyển qua nợ nhóm 5. Mặc dù thẩm định kỹ khách hàng và giám sát chặt chẽ khoản vay, tăng cương thu hồi nợ nhưng do 2012 lạm phát tăng làm giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng cao, biến động của tỷ giá thị trường và đầu ra nguyên vật liệu nên hoạt động kinh doanh của khách hàng gặp nhiều khó khăn làm cho khách hàng phải trễ nợ trên thời gian rất dài.

4.3.1.3 Tình hình nợ xấu theo ngành kinh tế

- Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản : Nhìn chung dư nợ cho vay phục vụ nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản là khá cao trong tổng số nợ xấu của Ngân hàng. Năm 2011 nợ xấu nhóm ngành này khá ít với 28 triệu đồng, thấp hơn rất nhiều so với năm 2010, 2012 cũng như 6 tháng đầu năm 2013. Đặc biệt trong năm 2012 và 6T/2013 nợ xấu tăng lên rất nhanh. Cụ thể năm 2012 và 6T/2013 nợ xấu lần lượt là 600 triệu đồng và 610 triệu đồng. Nguyên nhân dẫn đến nợ xấu nhóm ngành này tăng lên là do nông nghiệp là lĩnh vực sản xuất theo mùa vụ và chịu nhiều ảnh hưởng từ môi trường tự nhiên nên đây là khoản vay mang rủi ro rất cao. Ngoài ra, hoạt động nông nghiệp, lâm nghiệp cũng của khách hàng không hiệu quả, năng suất tương đối thấp, bên cạnh đó giá lúa nguyên liệu trong những năm qua còn biến động nhiều. Trong nuôi trồng thủy sản gặp nhiều khó khăn với tình trạng thua lỗ kéo dài nên diện tích nuôi ngày càng bị thu hẹp. Nguyên nhân một mặt do giá cá nguyên liệu giảm, giá chi phí nguyên liệu đầu vào tăng; mặt khác do nhu cầu nhập khẩu của các thị trường lớn giảm. Bên cạnh đó, cá tra và tôm của Việt Nam nói chung, tỉnh Cà Mau nói riêng xuất khẩu sang Mỹ bị áp mức thuế chống phá giá với mức thuế nhập khẩu cao làm ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này nên ảnh hưởng đến thu nhập của người nông dân làm giảm khả năng trả nợ cho ngân hàng. Như đã được trình bày ở trên đây là lĩnh vực cho vay không phải là thế mạnh của Ngân hàng cho nên Ngân hàng chỉ giải ngân cho các món vay có tính khả thi cao với kỳ hạn ngắn. Tuy nhiên, đây là ngành chịu nhiều tác động của môi trường tự nhiên và giá cả các mặt hàng trong những năm gần đây không thật sự cao là các nguyên nhân chính làm tỷ lệ nợ xấu nông nghiệp luôn cao. Bên cạnh đó, do các khoản vay nhỏ lẻ, phân tán nhiều huyện nên công tác quản lý nợ gặp nhiều khó khăn về đi lại cũng như giám sát khoản mục vay của khách hàng.

- Công nghiệp, xây dựng: Đây là đối tượng mà Ngân hàng tập trung cho vay

nhiều nhất chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay qua các năm. Trong những năm qua tình hình nợ xấu ngành công nghiệp, xây dựng biến động không ổn định. Có những lúc nợ xấu rất thấp như năm 2010 chỉ với 47 triệu đồng, có khi không có chẳng hạn như năm 2011. Năm 2011, mặc dù nền kinh tế khá bất ổn nhưng giá cả các mặt hàng công nghiệp luôn ổn định ở mức khá cao, bên cạnh đó Ngân hàng đẩy mạnh quan tâm đến công tác quản lý, giám sát món vay đảm bảo thu hồi nợ khi đáo hạn và đạt được hiệu quả cao khi tỷ lệ nợ xấu ngành công nghiệp trong năm 2011 không có. Tuy nhên, trong năm 2012 thì tỷ lệ nợ xấu ngành này là tương đối cao với 7.000 triệu động. Nguyên nhân là do năm 2012 nền công nghiệp của tỉnh chịu ảnh hưởng lớn của khó khăn kinh tế. Công nghiệp luôn được xem là ngành kinh tế chủ đạo của Tỉnh, tuy nhiên những giải pháp đối phó với khó khăn

khó khăn làm nợ xấu Ngân hàng tăng cao. Năm 2012, hàng loạt doanh nghiệp chế biến thủy sản phải đối mặt với những thách thức nội tại lẫn bên ngoài. Đó là sự bất ổn trong các thị trường truyền thống, rào cản từ các nước nhập khẩu ngày càng gia tăng. Xuất khẩu tại hầu hết các thị trường chủ lực đều sụt giảm mạnh. Trong khi đó, những khó khăn nội tại cũng rất gay gắt, trong đó nổi bật lên là vấn đề thị trường và vốn, tiếp đến là dịch bệnh, rồi các loại chi phí, các rào cản đã làm tăng thêm khó khăn cho các doanh nghiệp thủy sản Cà Mau. Bên lĩnh vực xây dựng thì năm 2012 được xem là một năm “đáng quên”, khi hoạt động của các doanh nghiệp vẫn ngập

chìm trong khó khăn và nợ nần chồng chất. “Đóng băng”, “bất động”....

Hình 4.13: Nợ xấu theo ngành kinh tế tại Ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Cà Mau giai đoạn 2010-2012

- Thương mại, dịch vụ: Tỷ lệ nợ xấu ở mảng thương mại, dịch vụ luôn chiếm

một tỷ lệ thấp và nhỏ hơn 1% và có xu hướng giảm. Năm 2010 nợ xấu là 48 triệu đồng, năm 2011 giảm xuống còn 20 triệu. Đặc biệt, đến năm 2012 cũng như 6T/2013 thì không còn nợ xấu. Đây chủ yếu là các khoản vay ngắn hạn nên rủi ro tương đối thấp, Ngân hàng luôn tranh thủ thu hồi nợ khi đến hạn. Trong 3 năm qua mảng hoạt động dịch vụ tại địa bàn tỉnh khá sôi nổi do nền kinh tế ngày càng phát triển nhu cầu giải trí và thụ hưởng dịch vụ của khách hàng ngày càng tăng lên. Chính vì vậy các doanh nghiệp tăng cường đầu tư trang thiết bị, công nghệ mới đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Lợi nhuận tiếp tục tăng cao nên thanh toán nợ đúng hạn cho Ngân hàng.

Bảng 4.10: Nợ xấu theo ngành kinh tế tại Ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Cà Mau giai đoạn 2010-2012 và 6T/2013

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 6T2012 6T2013

Chênh lệch

2011/2010 2012/2011 6T2013/6T2012

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh cà mau (Trang 63 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)