Các bước trong quy trình cho vay của Ngân hàng như sau:
* Bước 1: Khách hàng nộp giấy đề nghị vay vốn vào Ngân hàng. Nhân viên tín
dụng tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn. Bao gồm những loại hồ sơ như sau:
- Hồ sơ pháp lý: Giấy phép kinh doanh, quyết định thành lập doanh nghiệp, giấy ủy quyền đại diện vay vốn (nếu là pháp nhân), giấy phép hành nghề, điều lệ của tổ chức và một số giấy tờ pháp lý khác.
- Hồ sơ tài chính: báo cáo tài chính (bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ).
- Dự án đầu tư hoặc phương án sản xuất kinh doanh và các tài liệu khác có liên quan.
- Hồ sơ liên quan đến tài sản đảm bảo nợ vay: Các tài liệu chứng minh tính hợp pháp và giá trị các tài sản đảm bảo nợ vay (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản,....)
* Bước 2: Ngân hàng tiến hành phân tích hồ sơ pháp lý và hồ sơ tài chính của
khách hàng song song với việc thẩm định hiệu quả dự án, phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng. Cụ thể công việc phân tích như sau:
- Hồ sơ pháp lý: phân tích tính hợp pháp, hợp lệ của các giấy tờ pháp lý
- Hồ sơ tài chính: phân tích các chỉ số tài chính trong hoạt động của khách hàng để thấy được năng lực sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của khách hàng.
- Dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ: phân tích hiệu quả về mặt tài chính của phương án, dự án sản xuất kinh doanh đó mang lại.
Các bước thẩm định hồ sơ vay vốn của khách hàng đảo bảo theo nguyên tắc độc lập và xác định rõ nhiệm vụ của nhân viên thẩm định đến trách nhiệm của các cấp lãnh đạo ra quyết định cho vay.
Sau khi phân tích và thẩm định kỹ các hồ sơ khách hàng gởi vào, Ngân hàng sẽ ra quyết định cho vay hay không cho vay đối với khách hàng. Trường hợp Ngân hàng đồng ý cho vay, khách hàng và Ngân hàng sẽ tiếp tục làm các thủ tục cần thiết. Ngược lại nếu không cho vay, Ngân hàng sẽ thông báo cho Ngân hàng biết và nêu rõ lý do từ chối cấp tín dụng cho khách hàng.
* Bước 3: Ký hợp đồng tín dụng
Bên cạnh hợp đồng tín dụng, Ngân hàng và khách hàng sẽ thỏa thuận thêm một số vấn đề liên quan đến tài sản cầm cố hay thế chấp tại Ngân hàng như: loại tài sản đảm bảo, thời hạn đảm bảo, giá trị đảm bảo, phương thức bảo quản tài sản đảm bảo,... Và ký kết thêm hợp đồng đảm bảo tài sản.
- Chi tiết về bên đi vay và Ngân hàng - Mục đích vay vốn
- Hạn mức vay, đồng tiền cho vay và trả nợ - Thời hạn vay, thời hạn ân hạn và thời hạn trả nợ - Lãi suất và phí vay vốn
- Điều kiện thời hạn và phương thức giải ngân
* Bước 4: Giải ngân cho khách hàng
Phòng kế toán ngân quỹ sẽ tiến hành phát vay cho khách hàng theo thỏa thuận ban đầu đảm bảo đúng tiến độ. Có 3 phương thức giải ngân cho khách hàng:
- Giải ngân bằng tiền mặt trực tiếp cho khách hàng; - Giải ngân vào tài khoản khách hàng;
- Giải ngân cho người bán hàng của khách hàng.
* Bước 5: Kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn của khách hàng
Nhằm đảm bảo khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích như thỏa thuận ban đầu, đảm bảo trả nợ gốc và lãi khi đến hạn, đề phòng rủi ro cho Ngân hàng. Đồng thời kịp đề ra các biện pháp xử lý khi phát hiện sử dụng vốn sai mục đích
* Bước 6: Thu nợ gốc và lãi
Đến hạn thanh toán, Ngân hàng sẽ tiến hành thu hồi gốc và lãi theo thỏa thuận ban đầu bằng cách gửi thông báo nợ đến từng khách hàng sắp đến ngày thanh toán nợ. Trường hợp khách hàng không trả nợ khi đến hạn Ngân hàng sẽ tùy vào tình huống để có những cách xử lý khác nhau:
- Chuyển dư nợ của khách hàng sang nợ quá hạn - Tiến hành phát mãi tài sản đảm bảo để thu hồi nợ - Đưa ra tòa án để giải quyết
* Bước 7: Tất toán hợp đồng vay vốn
Sau khi Ngân hàng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi sẽ tiến hành tất toán tài khoản vay của khách hàng, kết thúc hiệu lực của hợp đồng tín dụng. Đồng thời tiến hành các thủ tục giải chấp tài sản đảm bảo ban đầu của khách hàng.