0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

KHÁI QUÁT CƠ CẤU NGUỒN VỐN VÀ TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH CÀ MAU (Trang 36 -42 )

CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM 2010 – 2012 VÀ 6T/2013

4.1.1 Khái quát cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng

Ngân hàng hoạt động có hiệu quả trước hết phải có một nguồn vốn dồi dào và biết sử dụng nguồn vốn thật hiệu quả nhằm tạo ra một lợi nhuận tối ưu với mức rủi ro thấp nhất. Trong hoạt động của Ngân hàng vốn là yếu tố quan trọng thể hiện quy mô hoạt động và năng lực cạnh tranh của Ngân hàng. Vì vậy, Ngân hàng muốn đứng vững và mở rộng hoạt động kinh doanh thì nguồn vốn của Ngân hàng phải đủ lớn mới đảm bảo cho hoạt động tín dụng được thuận lợi, nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của nền kinh tế. Với vị thế là một trong những Ngân hàng chủ lực trên địa bàn Thành Phố, NHTMCP Công Thương – Cà Mau luôn có tổng nguồn vốn lớn để có đủ khả năng đáp ứng rất nhiều hoạt động đa dạng của mình.

Hình 4.1: Cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Cà Mau giai đoạn 2010-2012

Nguồn: Phòng khách hàng cá nhân Vietinbank Cà Mau

Hình 4.1: Cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Cà Mau giai đoạn 2010-2012

Bảng 4.1. Khái quát cơ cấu nguồn vốn tại Ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Cà Mau giai đoạn 2010-2012 và 6T/2013

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 6T2012 6T2013

Chênh lệch

2011/2010 2012/2011 6T2013/6T2012 Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Vốn huy động 2.115.725 3.011.447 3.787.000 2.890.000 4.166.000 895.722 42,3 775.553 25,8 1.276.000 44,2

Vốn điều hòa 206.388 1.057.406 1.543.000 1.423.268 1.641.230 851.018 412,3 485.594 45,9 217.962 15,3

Vốn khác 1.530.050 1.770.231 915.000 900.168 800.124 240.181 15,7 (855.231) (48,3) (100.044) (11,1)

Tổng 3.852.163 5.839.084 6.245.000 5.213.436 6.607.354 1.986.921 51,6 405.916 6,9 1.393.918 26,7

Đơn vị tính: Triệu đồng

* Vốn huy động

Là nguồn vốn quan trọng nhất và chiếm tỷ trọng cao nhất trong các nguồn vốn Ngân hàng. Dựa vào vốn huy động không chỉ giúp ta có thể dự đoán được hiệu quả hoạt động của Ngân hàng mà còn giúp đo lường uy tín và vị thế của Ngân hàng. Năm 2011 vốn huy động đạt 3.011.447 triệu đồng tăng 42,3% so với năm 2010, nguyên nhân là do theo đà phục hồi kinh tế Việt Nam nói chung và Cà Mau nói riêng đã tăng trưởng ổn định trở lại. Năm 2011 được đánh giá là năm khó khăn nhất đối với các Ngân hàng trong công tác huy động vốn. Với dự tính lãi suất thực âm (trần huy động 14%, dự báo lạm phát 19% của IMF) khách hàng rất kén gửi tiền vào Ngân hàng, dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt với các Ngân hàng cùng địa bàn. Tuy nhiên, với trên 20 năm kinh nghiệm và uy tín của mình Ngân hàng đã tìm ra những giải pháp hữu hiệu để thu hút vốn. Một phần do sự không an tâm của các khách hàng khi gửi vào các Ngân hàng yếu, chưa có thương hiệu vì năm 2011 là năm được đánh giá là rủi ro cao đối với các nhà đầu tư. Điều này góp phần thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư và tiết kiệm nhiều hơn. Bên cạnh đó, với sự nổ lực hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ được giao ban giám đốc và toàn thể cán bộ, nhân viên Ngân hàng đã tăng cường chủ động huy động vốn từ các khách hàng truyền thống, đồng thời tích cực tạo mối quan hệ để tìm khách hàng mới và đưa ra các chương trình khuyến mãi hấp dẫn đúng thời điểm với các loại kỳ hạn và lãi suất phong phú.

Năm 2012 cũng như 6T/2013 thì vốn huy động của ngân hàng cũng tăng mạnh. Cụ thể, vốn huy động năm 2012 tăng 25,8% so với năm 2011 và 6T/2013 tăng 44,2% so với cùng kỳ năm 2012. Nguyên nhân của sự tăng lên của nguồn vốn huy động là do trong những năm qua Ngân hàng đã chú trọng phát triển các chính sách thích hợp cũng như những phương án huy động vốn linh hoạt nhằm thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội. Ngân hàng còn tổ chức các chương trình duy trì khách hàng truyền thống như tặng quà cho khách hàng vào các ngày lễ tết và các chương trình bốc thăm trúng thưởng,…Mặc dù, tình hình kinh tế địa phương trong thời gian này có những khó khăn nhất định, nhưng nhờ vào việc quảng cáo, quảng bá thương hiệu, những chương trình khuyến mãi hấp dẫn cùng với sự hướng dẫn của nhân viên Ngân hàng nên người dân ý thức ngày càng cao về sự an toàn trong việc gửi tiền vào Ngân hàng nhằm đề phòng rủi ro.

* Vốn điều hòa

Không riêng NHTMCP Công Thương – Cà Màu mà tất cả Ngân hàng nói chung, nếu chỉ sử dụng vốn huy động để cho vay thì đôi khi không thể đáp ứng hết nhu cầu về vốn của khách hàng và không thể có đủ nguồn tài chính để có thể mở rộng mạng lưới hoặc phát triển các chiến lược kinh doanh của mình., trong chu kỳ hoạt động Ngân hàng cũng có những thời điểm thừa hoặc hiếu vốn khi đó vốn điều hòa từ hội sở là nguồn vốn rất quan trọng giúp ngân hàng giải quyết khó khăn tạm thời và tận dụng mọi cơ hội để tăng lợi nhuận.

Năm 2010 nguồn vốn huy động khá cao góp phần hạn chế vốn điều hòa vì với nguồn vốn huy động cao, thanh khoản Ngân hàng khá tốt nên vốn điều hòa đến trong năm này chỉ có 206.388 triệu đồng. Điều này cho thấy Ngân hàng đã chủ động

được nguồn vốn tại chỗ mà không phụ thuộc vào nguồn vốn có chi phí cao (vốn điều hòa). Tuy nhiên, sự khan hiếm nguồn vốn bởi nhu cầu vay vốn đột xuất với số lượng lớn của khách hàng truyền thống và những khách hàng có khả năng tài chính, có dự án khả thi cộng với sự cạnh tranh gay gắt của các Ngân hàng bạn trong năm 2011 cũng như năm 2012 làm cho Ngân hàng phải điều chuyển đến lượng vốn khá lớn Cụ thể vốn điều hòa năm 2011 tăng 412,3% so với năm 2010 và năm 2012 tăng 45,9% so với năm 2011. Điều này chứng minh rằng có rất nhiều thời điểm Ngân hàng thiếu hụt nguồn vốn với giá trị rất lớn.

Đối với 6T/2013, vốn điều hòa tại thời điểm này tăng 15,3% so với cùng kỳ năm 2012. Nguyên nhân là do nhu cầu sử dụng vốn vay của người dân cao để phục vụ kinh doanh cũng như phục vụ tiêu dùng, ví dụ như: mở xí nghiệp chế biến thủy hải sản, mua nhà, mua đất, vv...

Trước tình hình kinh tế hiện nay thì vốn điều chuyển cao góp phần giúp ngân hàng hạn chế rủi ro. Tuy nhiên đây cũng là một hạn chế rất lớn của Ngân hàng, điều này chứng tỏ Ngân hàng còn quá phụ thuộc vào Ngân hàng cấp trên, chính điều đó đã khiến Ngân hàng không có sự độc lập trong hoạt động. Nhận thức được vấn đề này, mặc dù công tác huy động vốn của Ngân hàng trong thời gian qua vẫn gặp nhiều khó khăn, nhất là sự cạnh tranh với các Ngân hàng thương mại khác trên địa bàn nhưng Ngân hàng đã cố gắng phấn đấu không ngừng trong việc huy động vốn. Ngân hàng trú trọng quảng cáo, tiếp thị, quảng bá hình ảnh với nhiều hình thức khác nhau để thu hút khách hàng.

* Vốn khác

Bên cạnh nguồn vốn huy động và vốn điều hòa thì nguồn vốn khác cũng chiếm một tỷ trọng khá cao trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng. Nguồn vốn khác bao gồm vốn chủ sở hửu, lợi nhuận năm trước, vốn vay của các tổ chức tín dụng và quỹ khen thưởng phúc lợi....Qua bảng số liệu ta thấy, ngoại trừ năm 2011 có xu hướng tăng so với năm 2010 thì nhìn chung trong giai đoạn gần đây thì vốn khác có xu hướng giảm. Cụ thể, năm 2011 đạt 1.770.231 triệu đồng, tăng 15,7% so với năm 2010, sang năm 2012 thì giảm mạnh với gần 48,3% . So với cùng kỳ thì 6 tháng đầu năm 2013 nguồn vốn khác giảm nhẹ với tỷ lệ 11,1%. Tóm lại, nguồn vốn ngoài huy động phụ thuộc vào vốn huy động và quy mô tín dụng của ngân hàng, nếu nguồn vốn huy động ít so với quy mô tín dụng mà ngân hàng muốn tăng trưởng thì ngân hàng sẽ tăng cường sử dụng nguồn vốn ngoài huy động nhằm đáp ứng đủ nhu cầu, nếu nguồn vốn huy động cao thì ngân hàng sẽ sử dụng vốn ngoài huy động ít hơn.

4.1.2 Tình hình huy động vốn tại Ngân hàng

Hoạt động huy động vốn không mang lại lợi ích trực tiếp cho Ngân hàng nhưng là một trong những hoạt động quan trọng của NHTM. Hoạt động này mang lại nguồn vốn cho Ngân hàng để thực hiện các hoạt động khác như cấp tín dụng và cung cấp các dịch vụ Ngân hàng cho khách hàng. Nhận thức được tầm quan trọng của việc huy động vốn trong hoạt động kinh doanh cũng như vai trò chủ đạo của vốn huy động trong tổng cơ cấu nguồn vốn. NHTMCP Công Thương – Cà Mau từ

của mình dưới nhiều hình thức: nhận tiền gửi của các tổ chức, dân cư và các đơn vị hành chính,... Ngân hàng còn thường xuyên thông tin và khuyến khích khách hàng mở tài khoản tiền gửi tiết kiệm và thanh toán qua Ngân hàng bằng các phương thức khuyến mãi, dự thưởng.

Qua bảng số liệu 4.2 ta thấy tình hình huy động vốn của Ngân hàng luôn tăng qua các năm. Trong đó đóng góp vào sự tăng lên của nguồn vốn huy động của Ngân hàng phải kể đến tiền gửi từ các doanh nghiệp, tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi kho bạc NN, trong đó tiền gửi doanh nghiệp và tiền gửi tiết kiệm luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn huy động. Sau đây ta phân tích 2 loại tiền gửi này để thấy rõ những biến động của chúng trong giai đoạn vừa qua.

* Tiền gửi của khách hàng doanh nghiệp

Đây là khoản tiền gửi huy động được từ nguồn vốn thu được từ lợi nhuận của doanh nghiệp. Nhưng đây là loại tiền gửi không kỳ hạn, khách hàng có thể rút bất cứ lúc nào mà không cần báo trước nên Ngân hàng khó có kế hoạch sử dụng số dư tiền gửi này. Tuy nhiên, đây cũng là nguồn huy động đem lại cho Ngân hàng nhiều lợi nhuận nhất vì ngoài việc sử dụng nguồn này để cho vay với chi phí đầu vào thấp vì lãi suất của loại tiền gửi này rất thấp. Tiền gửi của khách hàng doanh nghiệp luôn chiếm tỷ trọng cao trong nguồn vốn huy động của Ngân hàng và tăng dần qua các năm. Trong đó tiền gửi năm 2011 tăng 350 tỷ đồng,tương ứng mức tăng 36,0% so với năm 2010. Năm 2012 tăng 156 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 11,8% so với năm 2011. Nguyên nhân là do trong những năm gần đây Ngân hàng áp dụng chính sách của nhà nước, mở rộng đầu tư và hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ giúp cho tiền gửi doanh nghiệp tăng. Ngoài ra, trong những năm nền kinh tế không thật sự ổn định thì các doanh nghiệp chỉ tin tưởng gởi tiền tại các Ngân hàng mạnh về thương hiệu để hạn chế rủi ro cho mình, trong khi đó Ngân hàng Công thương Cà Mau có tầm ảnh hưởng mạnh nhất do có thế mạnh về thanh toán và đặc biệt là thanh toán xuất nhập khẩu.

Tiền gửi của khách hàng doanh nghiệp trong 6T/2013 có sự tăng mạnh so với 6T/2012. Cụ thể, tại thời điểm này trong năm 2012 chỉ đạt 299 tỷ đồng trong khi 6 tháng đầu năm 2013, tiền gửi này tăng đạt 1.625 tỷ đồng, tăng 443,5%. Nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng này là do trong 6 tháng đầu năm số lượng doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tăng mạnh dẫn đến nhu cầu thanh toán tăng cao và các doanh nghiệp thấy được sự tiện ích của các dịch vụ thanh toán qua Ngân hàng như chuyển khoản thanh toán tiền hàng và trả lương qua tài khoản cho nhân viên nên đã đẩy doanh số tiền gửi tăng cao.

Bảng 4.2. Cơ cấu nguồn vốn huy động tại Ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Cà Mau giai đoạn 2010-2012 và 6T/2013

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 6T2012 6T2013

Chênh lệch

2011/2010 2012/2011 6T2013/6T2012 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Nguồn vốn huy động 2.116 3.011 3.787 2.890 4.166 895 42,3 776 25,8 1276 44,2

- Tiền gửi doanh nghiệp 971 1321 1477 299 1.625 350 36,0 156 11,8 1326 443,5

- Tiền gửi KBNN 155 92 88 253 97 (63) (40,6) (4) (4,3) (156) (61,7)

- Tiền gửi tiết kiệm 896 1318 1659 2264 1.825 422 47,1 341 25,9 (439) (19,4)

- Phát hành công cụ nợ 27 55 362 54 398 28 103,7 307 558,2 344 637,0

- Tiển gửi khác 67 225 201 20 221 158 235,8 (24) (10,7) 201 1.005,0

(Nguồn: Phòng khách hàng cá nhân Vietinbank Cà Mau)

* Tiền gửi tiết kiệm

Đây là khoản tiền gửi huy động được từ nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư. Khi khách hàng lựa chọn hình thức gửi tiền này thì mục tiêu là an toàn và sinh lợi. Qua bảng số liệu trên ta thấy khoản mục tiền gửi tiết kiệm chiếm một tỷ trọng tương đối lớn trong tổng nguồn vốn, luôn chiếm trên 40% và liên tục tăng qua các năm. Cụ thể, tiền gửi này năm 2011 tăng 47,1% so với năm 2010 và năm 2012 tăng 25,9% so với năm 2011. Nguyên nhân là do trong giai đoạn gần đây nền kinh tế có nhiều biến động, người dân ngại đầu tư mới hoặc mở rộng sản xuất bởi gặp nhiều khó khăn nên việc gửi tiền vào Ngân hàng để nhận lãi suất hàng tháng là ưu tiên hàng đầu của nhiều người dân. Bên cạnh đó, Ngân hàng sử dụng lãi tiết kiệm linh hoạt, có chương trình khuyến mãi khuyến khích người gửi tiền gửi vào Ngân hàng. Với lợi thế là chi nhánh hàng đầu của tỉnh nên tạo được lòng tin với người dân. Ngoài ra, với sự hướng dẫn cặn kẽ của nhân viên Ngân hàng về lợi ích của việc gửi tiết kiệm góp phần thu hút tiền gửi của người dân rất thuận lợi.

So với 6T/2012 thì tiền gửi tiết kiệm 6T/2013 có xu hướng giảm, tỷ lệ giảm 19,4%. Nguyên nhân của sự giảm đáng kể này là do nền kinh tế không ổn định, lạm phát diễn biến khó lường. Bên cạnh đó, lãi suất gửi tiết kiệm của Ngân hàng ngày càng thấp nên nhiều người dân đã chuyển đầu tư sang nhiều lĩnh vực khác có lợi nhuận cao hơn.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH CÀ MAU (Trang 36 -42 )

×