0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Doanh số cho vay

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH CÀ MAU (Trang 42 -49 )

Hoạt động cho vay luôn là vấn đề trọng tâm của Ngân hàng, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, đồng thời tạo nguồn lợi chính cho Ngân hàng. Doanh số cho vay chính là sự biểu hiện của sự mở rộng tín dụng và tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng. Nếu một Ngân hàng có nguồn vốn lớn mạnh thì doanh số cho vay sẽ cao, còn ngược lại một Ngân hàng có nguồn vốn nhỏ thì doanh số cho vay sẽ thấp. Với phương châm “tăng cường huy động vốn để cho vay” Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Cà Mau đã huy động được một số lượng lớn vốn nhàn rỗi trong dân cư. Ngân hàng dùng tiền này để giải quyết cho người thiếu vốn nhằm thực hiện chính sách phát triển nền kinh tế tỉnh nhà cũng như góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Qua bảng số liệu 4.3 ta thấy, doanh số cho vay của Ngân hàng tăng dần qua 3 năm. Để hiểu rõ ta đi phân tích cụ thể sự biến động từng năm của doanh số cho vay. Năm 2011 doanh số cho vay tăng 16,7% so với năm 2010. Trong năm này, Ngân hàng Nhà Nước đẩy lãi suất lên rất cao để thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ của. Có thời điểm lãi suất huy động lên trên 18%, lãi suất cho vay 22% - 24% làm các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ rất khó tiếp cận vốn Ngân hàng. Dù quy định trần lãi suất huy động là 14% có hiệu lực từ ngày 01.10.2011 đã góp phần kéo giảm lãi suất cho vay tuy nhiên lãi suất đầu ra của các Ngân hàng vẫn giao động xung quanh mức 20%. Mặc dù vậy, vì là một doanh nghiệp nhà nước hoạt

Ngân hàng công Thương Cà Mau là tương đối thấp hơn so với các chi nhánh cùng địa bàn điều này đã dẫn đến doanh số cho vay tại chi nhánh vẫn tăng cao dù trong điều kiện kinh tế khá bất ổn. Bên cạnh đó cuối năm 2010 Cà Mau chính thức được công nhận là đô thị loại II do vậy trong năm 2011 đã thu hút được nhiều nhà đầu tư đến, nhu cầu về vốn tăng lên làm cho doanh số cho vay của Ngân hàng tăng mạnh. Cũng giống như năm 2011, năm 2012 doanh số cho vay vẫn tăng, với tỷ lệ tăng 18,3% so với năm 2011. Nguyên nhân của sự tăng trưởng này là do trong giai đoạn nền kinh tế khó khăn, nhu cầu vốn tăng cao trong khi đó các doanh nghiệp không tự chủ được nguồn vốn nên phải xin vay tại Ngân hàng. Ngoài ra lãi suất cho vay đầu năm 2012 nhìn chung khá dể thở nên các doanh nghiệp tăng cường vay vốn đầu tư mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh và đổi mới trang thiết bị, đến cuối năm lãi suất có gia tăng nhưng do nhu cầu vốn dịp Tết để kinh doanh, nhập khẩu hàng hóa của khách hàng tăng cao nên cũng góp phần làm tăng doanh số cho vay.

So với 6T/2012 thì doanh số cho vay 6T/2013 tăng 1.982.710 triệu đồng với tỷ lệ tăng 25,3%. Nguyên nhân là do để hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục và phát triển sản xuất kinh doanh, Ngân hàng TMCP công Thương chi nhánh Cà Mau triển khai nhiều gói tín dụng ngắn hạn với mức lãi suất cho vay thấp góp phần làm tăng doanh só cho vay của Ngân hàng. Thực hiện các giải pháp nhằm phát triển kinh tế theo Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ và Chỉ thị 01/CT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Cà Mau đã tạo điều kiện hạ thấp lãi suất cho vay nhằm chia sẻ với doanh nghiệp trong việc giảm chi phí vốn, khôi phục và phát triển sản xuất kinh doanh. Cùng với đó, hiện VietinBank Cà Mau đang triển khai nhiều gói tín dụng ngắn hạn ưu đãi lãi suất với hạn mức lên tới 80 ngàn tỷ đồng và mức lãi suất cho vay thấp nhất chỉ 7,0%/năm đối với các đối tượng khách hàng thuộc nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau nhằm hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng kinh doanh, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Bảng 4.3: Doanh số cho vay tại Ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Cà Mau giai đoạn 2010-2012 và 6T/2013

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 6T2012 6T2013

Chênh lệch

2011/2010 2012/2011 6T2013/6T2012 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Theo kỳ hạn 10.931.984 12.755.983 15.087.451 7.829.350 9.812.060 1.823.999 16,7 2.331.468 18,3 1.982.710 25,3

Ngắn hạn 10.418.257 12.357.387 13.912.580 7.609.570 8.921.360 1.939.130 18,6 1.555.193 12,6 1.311.790 17,2

Trung và dài hạn 513.727 398.596 1.174.871 219.780 890.700 (115.131) (22,4) 776.275 194,8 670.920 305,3

Theo ngành kinh tế 10.931.984 12.755.983 15.087.451 7.829.350 9.812.060 1.823.999 16,7 2.331.468 18,3 1.982.710 25,3

Nông nghiệp, Lâm

nghiệp, Thủy sản 13.028 4.224 7.963 3.083 125.457 (8.804) (67,6) 3.739 88,5 122.374 3969,3

Công nghiệp, Xây

dựng 7.850.348 9.323.540 10.034.868 5.351.239 5.001.378 1.473.192 18,8 711.328 7,6 (349.861) (6,5)

Thương mại, Dịch vụ 986.748 1.474.343 2.936.542 1.436.042 2.986.821 487.595 49,4 1.462.199 99,2 1.550.779 107,9

Tiêu dùng, khác 2.081.860 1.953.876 2.108.078 1.038.986 1.698.404 (127.984) (6,1) 154.202 7,9 659.418 63,5

Đơn vị tính: Triệu đồng

4.2.1.1 Doanh số cho vay theo thời hạn

- Doanh số cho vay ngắn hạn

Đây là tổng những khoản tiền mà khách hàng vay nhằm mục đích bù đắp thiếu hụt tạm thời vốn lưu động và những nhu cầu chi tiêu cá nhân, thời hạn của khoản vay đến một năm.Với bảng số liệu trên ta thấy hoạt động cho vay của Ngân hàng tương đối ổn định, chủ yếu là cho vay ngắn hạn, chiếm khoảng 90% trong tổng doanh số cho vay. Bởi vì cho vay ngắn hạn thì Ngân hàng có thể luân chuyển nguồn vốn dễ dàng và giảm thiểu rủi ro do sớm thu hồi vốn cho vay, hơn nữa Cà Mau là Thành phố phát triển đa dạng các ngành nghề nên phần lớn các ngành nghề có chu kỳ vốn ngắn (như: xăng dầu, thủy – hải sản, thức ăn cho gia súc gia cầm, lúa gạo, phân bón và thuốc trừ sâu,…) nên việc cho vay của Ngân hàng thường tập trung vào cho vay ngắn hạn.

Hình 4.2: Doanh số cho vay theo thời hạn kinh tế của Ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Cà Mau giai đoạn 2010-2012

Nhìn chung, trong giai đoạn 2010-2012 doanh số cho vay ngắn hạn luôn tăng với tỷ lệ khá cao. Cụ thể, năm 2011 doanh số cho vay ngắn hạn tăng 18,6% so với năm 2010 và năm 2012 tăng 12,6% so với năm 2011. Nguyên nhân của sự gia tăng này là khách hàng cần có nguồn vốn nhanh để đáp ứng kịp thời cho quá trình sản xuất kinh doanh nên đã tìm đến ngân hàng vay các khoản vốn ngắn hạn làm cho doanh số cho vay ngắn hạn của ngân hàng tăng lên. Một vấn đề khác là trong giai đoạn này tỷ lệ tăng doanh số cho vay ngắn hạn giảm nguyên nhân là do ảnh hưởng của chính sách thắt chặt tiền tệ nên Ngân hàng cũng khá thận trọng trong cho vay ngắn hạn.

Trong 6T/2013 doanh số cho vay ngắn hạn cao hơn so với thời điểm năm 2012 là 1.311.790 triệu đồng, với tỷ lệ tăng 17,2%. Nguyên nhân do Ngân hàng từng bước mở rộng phạm vi hoạt động cho vay cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong

cao trên địa bàn. Ngân hàng còn tổ chức các chương trình ưu đãi hấp dẫn cho các cá nhân, doanh nghiệp có nhu cầu bổ sung vốn lưu động tạm thời.

- Doanh số cho vay trung và dài hạn

Doanh số cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng doanh số cho vay của Ngân hàng. Ngân hàng chỉ cho vay các dự án thật sự khả thi, đảm bảo thu hồi được nợ đúng hạn nhằm hạn chế rủi ro mất vốn cho Ngân hàng. Năm 2011, cho vay trung dài hạn giảm 22,4% so với năm 2010. Nguyên nhân do trong điều kiện khan hiếm nguồn vốn Ngân hàng thận trọng cho vay các dự án có thời gian thu hồi vốn lớn, rủi ro cao chỉ chú trọng cho vay ngắn hạn để đảm bảo hiệu quả và thanh khoản cho chi nhánh. Bên cạnh đó, hoạt động sản xuất kinh doanh của cá nhân đã ổn định nên nhu cầu vốn dài hạn giảm, đồng thời lãi suất cho vay trung, dài hạn trong khá cao và thủ tục, hồ sơ cho vay cũng khó khăn, tốn kém nhiều thời gian hơn nhất là thủ tục đăng ký thế chấp tài sản nên họ cũng không thiết tha với loại kỳ hạn này. Riêng giai đoạn 2011-2012 cùng với 6 tháng đầu năm 2013 thì doanh số cho vay trung và dài hạn tăng vượt bậc. Nguyên nhân là do thực hiện chủ trương giảm dần lãi suất cho vay theo Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 3/1/2012 của Chính phủ, cùng chia sẻ với cộng đồng doanh nghiệp, người dân để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, trong thời gian qua VietinBank Cà Mau đã nhiều lần thực hiện giảm lãi suất cho vay trung và dài hạn đối với khách hàng. Bên cạnh đó doanh số cho vay năm 2012 tăng lên là do các dự án trung, dài hạn từ năm 2011 bị hoãn lại do lãi suất tăng cao nay bắt đầu triển khai thực hiện.

4.2.1.2 Theo ngành kinh tế

- Công nghiệp, xây dựng

Cà Mau là tỉnh ven biển ở cực Nam của Việt Nam, do đặc trưng thổ nhưỡng và chế độ thủy văn nên kinh tế biển là thế mạnh của tỉnh Cà Mau. Nắm bắt được đặc điểm đó, Ngân hàng tăng cường hỗ trợ cho vay vốn đối các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực như: công nghiệp thực phẩm, công nghiệp chế biến thủy sản, và một số ngành công nghiệp khác…. Đặc biệt Vietinbank Cà Mau có quan hệ tín dụng với gần 50% số lượng các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu.

Cho vay phục vụ công nghiệp luôn chiếm trên 60% tổng doanh số cho vay qua 3 năm tại Ngân hàng. Cụ thể, năm 2011 doanh số cho vay công nghiệp tăng 18,8% so với năm 2010 và năm 2012 doanh số cho vay tăng nhưng tăng không nhiều, gần 7,6%. Nguyên nhân của sự tăng trưởng mạnh này là trong những năm gần đây mặc dù chịu tác động của nền kinh nhưng ngành công nghiệp Cà Mau không ngừng phát triển, cơ cấu kinh tế Cà Mau với 36% là công nghiệp. Hiện Cà Mau có khoảng trên 6000 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. Trong đó có 36 công ty chế biến thủy sản với 54 xí nghiệp chế biến trực thuộc gồm: 36 xí nghiệp chế biến tôm, 8 xí nghiệp bột cá, 10 xí nghiệp chế biến chả cá.

Trong 6T/2013 thì tỷ lệ cho vay giảm 6,5%. Thị trường suy yếu và khó khăn trong sản xuất nguyên liệu trong nước là hai yếu tố chính cản trở sự tăng trưởng xuất khẩu thủy sản của cả nước trong 6 tháng đầu năm nay làm cho nhiều doanh

nghiệp có nguy cơ phá sản. Bên cạnh đó, Mặc dù đã bước qua quý III/2013 nhưng tình hình thị trường bất động sản vẫn chưa có những tín hiệu tích cực. Những vấn đề tồn dư vẫn còn đeo bám khiến thị trường bất động sản (BĐS) gặp những khó khăn chồng chất cũng ảnh hưởng đến tình hinh cho vay của Ngân hàng.

Hình 4.3: Doanh số cho vay theo ngành kinh tế của Ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Cà Mau giai đoạn 2010-2012

- Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản

Nhìn chung, trong giai đoạn 2010-2012 thì doanh số cho vay nông nghiệp có xu hướng giảm. Cà Mau đã dần chuyển đổi đất trồng lúa và hoa màu sang đất nuôi tôm nhưng diện tích sản xuất nông nghiệp của tỉnh vẩn khá cao. Tuy nhiên, cho vay phục vụ nông nghiệp đã từ lâu không phải là đối tượng chính của Ngân hàng nên thị phần cho vay trong đối tượng này là rất thấp chỉ khoảng 1% trong tổng doanh số cho vay. Ngân hàng chỉ cho vay một số khách hàng được đánh giá là mang đến rủi ro thấp cho Ngân hàng.

Với người nông dân, Ngân hàng thường cho vay những hộ đã tham gia bảo hiểm nông nghiệp hoặc đã ký hợp đồng tiêu thụ với doanh nghiệp. Còn với các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, Ngân hàng chỉ lựa chọn những doanh nghiệp có triển vọng xuất khẩu tốt, với những nhóm hàng tốt, như thủy sản,...

So với 6T/2012 thì doanh số cho vay công nghiệp 6T/2013 tăng cao với tỷ lệ 3969,3% . Nguyên nhân là do trong giai đoạn này các hộ cá thể cần nguồn vốn để đầu tư cải tạo ruộng, vườn, mua thêm giống mới để tái sản xuất nên cần sự hỗ trợ vốn từ ngân hàng. Mặc khác, giá cả nguyên vật liệu đầu vào để chăn nuôi rất đắt từ con giống đến thức ăn để mở rộng quy mô, từ đó làm cho nhu cầu vay vốn tăng cao.

- Thương mại, Dịch vụ

Năm 2010, doanh số cho vay thương mại dịch vụ đạt 986.748 triệu đồng, một

cấu kinh tế của tỉnh đang chuyển dần sang thương mại dịch vụ nhưng ngân hàng vẫn chưa xem đây là đối tượng cho vay chính vì Ngân hàng tập trung vốn cho vay các khách hàng thân thiết trong kinh doanh thương nghiệp khi mà nhu cầu vốn của đối tượng này tăng cao sau khi nền kinh tế phục hồi. Bên cạnh đó, cho vay phục vụ thương mại nhìn chung các khoản vay có gía trị nhỏ, số lượng khách hàng nhiều, nhỏ lẻ dẫn đến Ngân hàng tốn nhiều thời gian và chi phí cho các khoản vay này. Tuy nhiên, qua bảng số liệu ra thấy, doanh số cho vay thương mại dịch vụ tăng mạnh, đặc biệt là năm 2012 cũng như 6 tháng đầu năm 2013. Năm 2012 tỷ lệ cho vay thương mại, dịch vụ tăng 99,2% trong khi đó 6T/2013 tăng đến 107,9% so với 6T/2012. Nguyên nhân là do giai đoạn gần đây với những chính sách phát triển của nền kinh tế Cà Mau là thương mại, dịch vụ do vậy Ngân hàng đã thay đổi cơ cấu cho vay bằng cách tăng cường các khoản cho vay trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ. Chính vì vậy, tỷ trọng nhóm ngành này chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng doanh số cho vay tại ngân hàng. Bên cạnh đó, do nhu cầu vay vốn các doanh nghiệp và hộ kinh doanh mua bán hàng hóa để kiếm lợi nhuận dựa trên sự chênh lệch giá đầu vào và giá đầu ra lên làm cho doanh số cho vay đối với ngành này cũng tăng cao.

- Tiêu dùng và khác

Đối với cho vay tiêu dùng: đây là loại hình cho vay có mục đích là hỗ trợ cho hộ gia đình mua sắm phương tiện, dụng cụ gia đình, sửa chữa nhà, tiêu dùng cá nhân… Cho vay tiêu dùng luôn chiếm tỷ trọng từ 3% đến 4% và có xu hướng tăng dần qua 3 năm tại ngân hàng. Mặc dù doanh số cho vay tiêu dùng và cho vay khác năm 2011 có giảm không đáng kể so với năm 2010 nhưng nhìn chung trong giai đoạn 2010-2012 thì con số này có xu hướng tăng. Đặc biệt, trong 6T/2013 chỉ số này tăng khá cao so với cùng kỳ 6T/2012 với tỷ lệ tăng 63,5%. Nguyên nhân là do trong những năm gần đây nhu cầu chi tiêu của người dân đã mạnh trở lại kèm theo đó ngân hàng luôn có những chương trình hấp để đáp ứng nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của người tiêu dùng.

Năm 2012, Vietinbank chi nhánh Cà Mau triển khai chương trình khuyến mại “1000 tỷ khởi nguồn tương lai” dành cho khách hàng cá nhân sử dụng dịch vụ hỗ trợ tài chính du học của VietinBank. Khách hàng tham gia chương trình hỗ trợ du học “1000 tỷ khởi nguồn tương lai” của VietinBank được ưu đãi lãi suất, nhận ngay quà tặng ý nghĩa,…Bên cạnh đó, những tháng đầu năm 2013, thực hiện Thông tư 11/2013/TT-NHNN do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) ban hành về cho vay hỗ trợ nhà ở, VietinBank Cà Mau triển khai chương trình cho vay hỗ trợ, đầu tư nhà, mua xe với lãi suất ưu đãi. Cụ thể, khi khách hàng có nhu cầu vay vốn để mua xe thì được các tiện ích như: hạn mức cho vay cao và linh hoạt theo tài sản bảo đảm,

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH CÀ MAU (Trang 42 -49 )

×