0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Các hoạt động kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng TMCP Công

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH CÀ MAU (Trang 28 -30 )

Thương Cà Mau

3.1.4.1 Huy động vốn

- Huy động vốn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ, nhận tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm của các tổ chức kinh tế và cá nhân trong ngoài nước.

- Nhận tiền gửi tiết kiệm với nhiều hình thức phong phú và hẫp dẫn: tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ, tiết kiệm dự thưởng.

3.1.4.2 Cho vay

- Cho vay ngắn, trung và dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ. - Tài trợ xuất, nhập khẩu.

- Cho vay tiêu dùng.

3.1.4.3 Bảo lãnh

Bảo lãnh, tái bảo lãnh: bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán.

3.1.4.4 Thanh toán và tài trợ thương mại

- Thanh toán nhập khẩu:

+ Phát hành L/C: Khi khách hàng nhập khẩu hàng hóa và phía đối tác nước ngoài muốn chọn một phương thức thanh toán đảm bảo, Ngân hàng sẽ phát hành L/C cho khách hàng và thực hiện thanh toán cho Ngân hàng nước ngoài sau khi nhận được bộ chứng từ giao hàng hợp lệ trong thời hạn có hiệu lực của L/C. Ngân hàng sẽ tư vấn các quy tắc và tập quán thương mại nhằm hạn chế rủi ro cho khách hàng đồng thời chịu trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của bộ chứng từ.

+ Nhờ thu nhập khẩu: Khách hàng nhập khẩu theo phương thức nhờ thu, Ngân hàng sẽ đứng ra tiếp nhận bộ hồ sơ nước ngoài gởi về và thực hiện thanh toán cho khách hàng. Ngân hàng còn hỗ trợ tài chính thông qua các giải pháp tài trợ nhập khẩu khi khách hàng yêu cầu.

- Thanh toán xuất khẩu:

+ Thanh toán L/C: người xuất khẩu (khách hàng) sẽ được thanh toán tiền sau khi giao hàng và xuất trình đầy đủ bộ chứng từ phù hợp với điều kiện quy định trong L/C;

+ Nhờ thu xuất khẩu: Sau khi xuất hàng sang nước ngoài khách hàng có thể sử dụng dịch vụ nhờ thu xuất khẩu. Ngân hàng sẽ chuyển bộ chứng từ sang nước ngoài nhờ thu hộ và chuyển tiền vào tài khoản của khách hàng.

- Hoạt động kinh doanh ngoại tệ: mua và bán ngoại tệ

- Chi trả kiều hối: Khách hàng có thể nhận tiền kiều hối qua thẻ ATM E - Partner tại bất cứ máy ATM nào, tại bất cứ thời gian nào với phí dịch vụ thấp. Bên cạnh đó khách hàng cũng có thể gửi kiều hối tại bất cứ Ngân hàng nào thuận tiện nhất gần nơi khách hàng sống.

3.1.4.5 Ngân quỹ

Đây là bộ phận thực hiện công tác thu chi như: thu, chi đồng Việt Nam (tiền mặt và ngân phiếu); thu, chi ngoại tệ (tiền mặt và séc ngoại tệ); thu tiết kiệm; chuyển ngân và giữ kho; mua bán thu đổi ngoại tệ. Quản lý chặt chẽ tiền mặt, séc và giấy tờ có giá trị.

3.1.4.6 Thẻ và ngân hàng điện tử

- Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa, thẻ thanh toán quốc tế, thẻ ATM.

- Thẻ E-partner: S-Card dành cho sinh viên, học sinh, giới trẻ; C-card dành cho cán bộ công nhân viên chức; G-Card; Pink Card;...

- Thẻ tín dụng quốc tế: VIP- Cremium Visa Platinum, Visa card, Master Card,...

- Phone banking, SMS banking. - Và một số hoạt động khác.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH CÀ MAU (Trang 28 -30 )

×