0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Doanh số thu nợ

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH CÀ MAU (Trang 49 -55 )

Doanh số thu nợ của Ngân hàng liên tục tăng trong 3 năm, trong đó đa phần là các khoản thu nợ ngắn hạn, điều này cũng dễ hiểu bởi trong 3 năm qua chi nhánh luôn tập trung cho vay các khoản ngắn hạn. Qua bảng 4.4 cho thấy doanh số thu nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao và tỷ trọng qua 3 năm có chiều hướng tăng lên nhưng có sự biến động không lớn cho thấy đây là khoản mục chủ yếu tạo nên sự gia tăng của doanh số thu nợ của ngân hàng trong những năm qua, ngược lại doanh số thu nợ trung, dài hạn luôn chiếm tỷ lệ thấp. Nguyên nhân chính là do cho vay trung và dài hạn rủi ro cao nên trong những năm gần đây ngân hàng hạn chế các khoản cho vay trung, dài hạn để giảm thiểu rủi ro cho Ngân hàng.

Bảng 4.4: Doanh số thu nợ tại Ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Cà Mau giai đoạn 2010-2012 và 6T/2013

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 6T2012 6T2013

Chênh lệch

2011/2010 2012/2011 6T2013/6T2012 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Theo kỳ hạn 9.444.450 11.276.406 14.335.042 7.960.941 9.026.060 1.831.956 19,4 3.058.636 27,1 1.065.119 13,4

Ngắn hạn 9.296.440 11.116.491 13.072.327 7.651.611 7.956.654 1.820.051 19,6 1.955.836 17,6 305.043 3,9

Trung và dài hạn 148.010 159.915 1.262.715 309.330 1.069.406 11.905 8,0 1.102.800 689,6 760.076 245,7

Theo ngành kinh tế 9.444.450 11.276.406 14.335.042 7.960.941 9.026.060 1.831.956 19,4 3.058.636 27,1 1.065.119 13,4

Nông nghiệp, Lâm

nghiệp, Thủy sản 26.045 8.190 6.125 3.028 100.909 (17.855) (68,6) (2.065) (25,2) 97.881 3232,5

Công nghiệp, Xây

dựng 5.996.445 8.257.749 9.263.500 5.253.306 5.544.627 2.261.304 37,7 1.005.751 12,2 291.321 5,5

Thương mại, Dịch

vụ 1.050.252 1.631.481 2.953.472 1.203.402 2.151.676 581.229 55,3 1.321.991 81,0 948.274 78,8

Tiêu dùng, khác 2.371.708 1.378.986 2.111.945 1.501.205 1.228.848 (992.722) (41,9) 732.959 53,2 (272.357) (18,1)

Đơn vị tính: Triệu đồng

4.2.2.1 Doanh số thu nợ theo kỳ hạn

- Doanh số thu nợ ngắn hạn

Tại Vietinbank Cà Mau các khoản vay chủ yếu của cá nhân dùng để sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong hoạt động bán buôn, bán lẻ, tiêu dùng và các loại hình dịch vụ…mà các ngành này có chu kỳ sản xuất kinh doanh ngắn, thời gian quay vòng vốn nhanh nên thời hạn cho vay ngắn hạn là chính. Vì lẽ đó doanh số thu nợ ngắn hạn luôn chiếm trên 98% tổng doanh số thu nợ tại chi nhánh và số tiền thu nợ năm sau đều cao hơn năm trước đó.

Nhìn chung trong giai đoạn này, doanh số thu nợ ngắn hạn có xu hướng tăng, nhưng biến động không nhiều. Cụ thể, tỷ lệ doanh số thu nợ tăng cao nhất là năm 2011 với tỷ lệ 19,6% . Nguyên nhân của sự tăng trưởng trên, một mặt là do doanh số cho vay ngắn hạn hộ sản xuất & cá nhân tăng, mặt khác là do tình hình kinh tế thành phố phát triển tương đối ổn định tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh, hầu hết các khách hàng đã sử dụng vốn vay đúng mục đích và khả năng sinh lợi cao nên khả năng hoàn trả nợ vay tốt là điều không khó khăn đối với khách hàng vì vậy làm cho doanh số thu nợ ngắn hạn của Ngân hàng đã đạt được chỉ tiêu đề ra.

Trong năm 2012 cũng như 6T/2013 thì doanh số thu nợ ngắn hạn vẫn tiếp tục tăng nhưng với tỷ lệ không cao. So với năm 2011 thì năm 2012 tăng 17,6% trong khi đó so với 6T/2012 thì 6T/2013 tăng không nhiều với 3,9% ứng với 305.043 triệu đồng. Năm 2012, mặc dù nền kinh tế được đánh giá là có nhiều khó khăn hơn những năm trước, các doanh nghiệp và cá nhân hoạt động trong môi trường bất ổn với tình hình lạm phát cao nên khả năng hoàn trả nợ có phần thấp hơn. Tuy nhiên nhờ sự theo dõi chặt chẻ các món vay của cán bộ tín dụng và ý thức hoàn trả nợ rất cao của các khách hàng truyền thống, có uy tín nên doanh số thu nợ vẫn tăng.

- Doanh số thu nợ trung và dài hạn

Trong những năm qua chi nhánh đã hạn chế các khoản cho vay trung, dài hạn nên tỷ trọng của khoản mục tương đối thấp luôn chiếm tỷ trọng thấp hơn 2% trong tổng doanh số thu nợ nhưng doanh số thu nợ 3 năm qua có sự tăng trưởng đáng mừng. Cụ thể, năm cụ thể là năm 2011 tăng 11.905 triệu đồng với tốc độ 8.0%. Đặc biêt, đến năm 2012, con số này tăng rất cao với 1.102.800 triệu đồng, tương ứng là 689,6%. Có được kết quả này là do ngân hàng chú trọng hơn chất lượng các khoản vay và phân kỳ trả gốc lãi cho các món vay hợp lý nên việc thu hồi lãi trung, dài hạn đã đạt được những kết quả khả quan. Về phía khách hàng thì đa số khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích theo cam kết, có ý thức trong việc trả nợ khi đến hạn.

So với 6T/2012 thì thu nợ trung và dài hạn 6T/2013 cũng tăng đáng kể với tỷ lệ 245,7%. Nguyên nhân là do công tác đánh giá rủi ro, quản lý và thu nợ được thực hiện khá tốt, cán bộ tín dụng đã thường xuyên theo dõi, đôn đốc, nhắc nhở khách hàng khi mà khoản nợ đến hạn. Mặt khác, đây là khoảng thời gian mà các khoản vay trung, dài hạn của những năm trước đã đến hạn trả nên cũng góp phần làm cho khoản mục này tăng lên.

Hình 4.5: Doanh số thu nợ theo kỳ hạn của Ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Cà Mau giai đoạn 2010-2012

4.2.2.2 Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế

Một Ngân hàng muốn hoạt động có hiệu quả thì không chỉ chú trọng nâng cao doanh số cho vay mà còn phải luôn quan tâm đến tình hình thu nợ ở mỗi khách hàng, điều này giúp cho Ngân hàng thấy được khả năng cũng như mong muốn trả nợ cho Ngân hàng của khách hàng là như thế nào. Chúng ta lần lượt xem xét tình hình thu nợ ở từng thành phần kinh tế qua biểu đồ sau:

- Công nghiệp, xây dựng

Qua bảng số liệu ta thấy, thu nợ phục vụ công nghiệp và xây dụng tăng trong 3 năm cũng như 6 tháng đầu năm 2013, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng không đều. Cụ thể, năm 2011 doanh số thu nợ khối ngành này tăng khá cao với 2.261.304 triệu

Nguồn: Phòng khách hàng cá nhân Vietinbank Cà Mau

Nguồn: Phòng khách hàng cá nhân Vietinbank Cà Mau

Hình 4.6: Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế của Ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Cà Mau giai đoạn 2010-2012

đồng, tương ứng 37,7% so với năm 2010. Nguyên nhân là do trong năm 2011, để phát triển kinh tế trên địa bàn thành phố bên cạnh áp dụng các định hướng phát triển kinh tế, việc ưu tiên phát triển công nghiệp cũng được chú trọng nên khách hàng được ngân hàng tạo nhiều điều kiện cung cấp vốn cho quá trình sản xuất kinh doanh và việc đầu tư vào các hoạt động này của của khách hàng có thuận lợi, đạt hiệu quả cao nên nhanh chóng trả nợ ngân hàng. Bên cạnh đó năm 2011 chi nhánh cho vay ưu đãi một số ngành nghề công nghiệp với lãi suất thấp hơn trung bình 1 - 2% nên giảm bớt gánh nặng nợ cho khách hàng. Đặc biệt trong năm 2011, các công trình, các dự án đầu tư xây dựng chung cư đã được bàn giao nên họ đã hoàn trả vốn cho ngân hàng.

Năm 2012 cũng như 6T/2013 mặc dù nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn nhưng nhờ sự cố gắng làm ăn của người dân nên kinh tế trên địa bàn phát triển tương đối ổn định và việc sản xuất kinh doanh dần đi vào quỹ đạo nên nhu cầu vốn vay tăng nhẹ là một trong những nguyên nhân làm cho tỷ lệ tăng thu nợ giảm xuống.

Nhìn chung, trong những năm gần đây Cà Mau đang có những chuyển biến tích cực nên việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng khá nhiều, công trình thi công bàn giao đúng hạn, đồng vốn đầu tư ban đầu mau chóng được thu hồi nên việc trả nợ vay cho ngân hàng được họ đảm bảo rất tốt. Ngoài ra còn do ngân hàng có những biện pháp chặt chẽ trong việc thu hồi nợ và thành phần này giải ngân được những khoản đầu tư nên có thể trả nợ cho ngân hàng đúng kỳ hạn.

- Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản

Qua bảng số liệu ta thấy, doanh số thu nợ đối với lĩnh vực nông nghiệp giảm dần qua 3 năm. Nguyên nhân sự sụt giảm này cũng là do chính sách tín dụng của Ngân hàng là ngày càng đẩy mạnh cho vay phục vụ công thương nghiệp, giảm dần tỷ trọng cho vay phục vụ nông nghiệp và dịch vụ. Doanh số thu nợ nông nghiệp lớn hơn nhiều so với doanh số cho vay thể hiện sự thận trọng của ngân hàng, tích cực thu hồi nợ vì đây là các khoản vay mà ngân hàng luôn đánh giá là rủi ro khá cao nên việc thu nợ cũng thấp theo doanh số cho vay. Bên cạnh đó, những khách hàng vay nông nghiệp đa phần có thu nhập vẫn còn thấp và bấp bênh, nhất là thời gian gần đây khi giá vật tư tăng lên, giá nông sản không tăng mà còn giảm. Với những hộ gia đình thuần nông trong điều kiện diện tích đất đai rất hạn hẹp, rõ ràng, đời sống của bà con còn nhiều khó khăn dẫn đến doanh số thu nợ trong lĩnh vực này giảm.

Riêng 6T/2013, tình hình thu nợ trong lĩnh vực này có xu hướng tăng so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân là do tình hình sản xuất nông nghiệp bắt đầu khởi sắc, giá cả các mặt hàng nông sản khá cao, trong đó đáng chú ý là sản lượng tôm cao cùng với giá tôm tăng, đáng kể là có nhiều hợp đồng xuất khẩu các mặt hàng thủy sản như tôm, cá …nên các hộ cá nhân nhanh chóng hoàn trả nợ vay cho ngân hàng. Bên cạnh đó, doanh số thu nợ nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản tăng là một dấu hiệu đáng mừng cho ngân hàng, nó còn thể hiện sự quản lý chặt chẽ cũng như hiệu quả công tác thu hồi các khoản nợ mang rủi ro cao tại chi nhánh ngân hàng.

Hình 4.7: Cơ cấu doanh số thu nợ theo ngành kinh tế của Ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Cà Mau giai đoạn 2010-2012

- Thương mại, dịch vụ

Đây là ngành luôn chiếm tỷ trọng tương đối cao trong các khoản thu nợ của ngân hàng. Trong 3 năm doanh số thu nợ của ngành thương mại- dịch vụ tăng trưởng với tốc độ tương đối ổn định, năm 2011 tăng 55,3% đến năm 2012 là 81%. Đặc biệt, trong 6 tháng đầu năm 2013 tăng với tỷ lệ khá cao 78,8% so với cùng kỳ năm 2012. Kết quả này cho thấy ngành thương nghiệp - dịch vụ đang phát triển và đầu tư của ngân hàng vào ngành này có hiệu quả cao. Nguyên nhân của sự tăng trưởng này là do doanh số cho vay khách hàng trong ngành này ngày càng cao và tăng đều tăng qua 3 năm là một tiền đề quan trọng cho sự tăng trưởng của doanh số thu nợ, ngoài ra do phần lớn các cá nhân kinh doanh hoạt động có hiệu quả, đạt được lợi nhuận cao nên luôn đảm bảo khả năng hoàn trả nợ vay cho ngân hàng.

- Tiêu dùng và khác

Ngoại trừ năm 2012 doanh số thu nợ tiêu dùng và khác tăng thì nhìn chung, doanh số thu nợ phục vụ tiêu dùng và khác có sự biến động không đều và có xu hướng giảm. Năm 2011, doanh số thu nợ giảm 992.722, tương ứng với 41,9% trong khi đó so với 6T/2012 thì 6T/2013 con số này giảm đến 18,1%. Nguyên nhân là do tình hình thị trường biến động của nền kinh tế ảnh hưởng ít nhiều đến thu nhập của người dân. Yếu tố môi trường khách quan cũng có tác động không nhỏ đến quá trình thu hồi nợ của Chi nhánh. Ngoài những nguyên nhân về điều kiện tự nhiên, tình hình thị trường còn một nguyên nhân nữa dẫn đến khó khăn trong việc thu nợ là tâm

lý trả nợ của khách hàng. Nhiều khách hàng chưa ý thức được việc trả nợ, đa phần phải chịu sự thúc ép từ phía Ngân hàng.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH CÀ MAU (Trang 49 -55 )

×