Đánh giá rủi ro của hoạt động cho vay DNNVV

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng công thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 78)

4.3.1 Phân tích tình hình nợ xấu

4.3.1.1 Tình hình nợ xấu DNNVV theo thời gian vay

Qua bảng 4.14 và 4.15, ta thấy nợ xấu ngắn hạn của DN lúc nào cũng cao hơn đối với nợ xấu trung và dài hạn. Việc tăng trƣởng liên tục tình hình dƣ nợ ngắn hạn của NH sẽ không tránh khỏi rủi ro tƣơng ứng đó là nợ quá hạn gia tăng dẫn đến nợ xấu là điều không thể tránh khỏi. Cụ thể, nợ xấu trong năm 2011 giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2010. Nhìn chung nợ xấu của các DNNVV giảm khá khả quan trong năm 2011, cụ thể là giảm 30,73% đối với nợ xấu ngắn hạn và giảm 42,34% nợ xấu trung và dài hạn so với năm 2010. Nguyên nhân là do năm 2011, đội ngũ cán bộ đã làm tốt công tác thu hồi nợ. Sang năm 2012, nợ xấu của NH tăng lên đáng kể, cụ thể nợ xấu ngắn hạn tăng 358,55% tƣơng ứng với số tiền tăng lên là 986 triệu đồng so với cùng kỳ năm trƣớc. Nguyên nhân là do trong năm 2012, tình hình kinh tế khó khăn dẫn đến nhiều DN lao đao trƣớc nguy cơ phá sản hoặc ngƣng hoạt động, vì lƣợng hàng tồn kho quá lớn, lại không tiếp cận đƣợc nguồn vốn vay nên dẫn đến DSTN giảm sút, dƣ nợ tăng lên nên nợ xấu trở nên khó kiểm soát.

Đầu năm 2013, nợ xấu của NH tăng lên con số chóng mặt 14.799,18% đối với ngắn hạn và 41,14% đối với trung và dài hạn so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân là do, đầu năm dƣ nợ DN chiếm tỷ trọng cao, DSTN lại thấp, nợ xấu cuối năm 2012 chuyển sang vẫn chƣa thu hồi đƣợc. Do đó, mà nợ xấu của DN vẫn chƣa giảm nhiều. Cộng thêm khoản nợ xấu của Công ty TNHH XNK An Khang, lừa đảo chiếm đoạt hơn 90 tỷ đồng của NH. Mặc dù trƣớc tình hình kinh tế khó khăn, nhƣng NH đã đẩy mạnh nhiều biện pháp để triệt tiêu nợ xấu, mặt khác NH cho vay có chọn lọc các KH nên tỷ lệ nợ xấu bị kiềm chế ở một tỷ lệ chấp nhận đƣợc.

Bảng 4.14 Tình hình nợ xấu DNNVV theo thời gian vay tại VietinBank Cần Thơ giai đoạn 2010 - 2012

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch

2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Số tiền (%) Số tiền (%) 1. Ngắn hạn 397 275 1.261 (122) (30,73) 986 358,55 2. Trung và dài hạn 137 79 189 (58) (42,34) 110 139,24 TỔNG 534 354 1.450 (180) (33,71) 1.096 309,61

Bảng 4.15 Tình hình nợ xấu DNNVV theo thời gian vay tại VietinBank Cần Thơ giai đoạn 6/2012-6/2013

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Thời gian Chênh lệch 6/2012 6/2013 Số tiền (%) 1. Ngắn hạn 610 90.885 90.275 14.799,18 2. Trung và dài hạn 175 247 72 41,14 TỔNG 785 91.132 90.347 11.509,17

(Nguồn: VietinBank Cần Thơ, 2013)

4.3.1.2 Tình hình nợ xấu DNNVV theo thành phần kinh tế

a) Nợ xấu DNNVV theo loại hình doanh nghiệp

- Doanh nghiệp tư nhân: Quan sát bảng số liệu 4.16, ta thấy rằng giai đoạn từ 2010-6/2013 là một giai đoạn thành công của Chi nhánh khi loại hình DN này hoàn toàn không phát sinh bất kỳ khoản nợ xấu nào.

Các khoản vay của DNTN đến thời điểm hiện tại vẫn đƣợc đánh giá là khá an toàn mặc dù tình hình kinh tế vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại, hoạt động SXKD của các DN chƣa hiệu quả công thêm sự cạnh tranh gay gắt với các DN thuộc những loại hình khác trong và cả ngoài nƣớc. Đối với DNTN, mặc dù đƣợc đánh giá là loại hình DN mang nhiều yếu tố rủi ro nhất so với các loại hình DN khác, tình hình SXKD lại gặp khó khăn nhƣng nợ xấu không hề xảy ra với DNTN trong giai đoạn từ năm 2010-6/2013. Để đạt đƣợc kết quả này cũng nhờ cái định kiến là “rủi ro nhất” khiến cho NH hết sức chú trọng quan tâm trên từng khoản vay đối với các DNTN mặc dù các khoản vay không lớn, nhỏ lẻ. Không những NH phải tìm hiểu kỹ về tình hình tài chính của KH trƣớc khi đƣa ra quyết định cấp TD mà sau khi giải ngân, NH cũng phải tiến hành kiểm tra giám sát món vay rất chặt chẽ, từ khâu chứng từ kế toán đầy đủ đến hàng tháng CBTD phải đến viếng thăm DN xem họ có sử dụng vốn vay đúng mục đích hay không thông qua các chứng từ, sổ sách kế toán, các HĐKT để có biện pháp xử lý kịp thời. Bên cạnh đó, ngoài việc công nhận sự tiến bộ của Chi nhánh thì ta cũng cần có cách nhìn khách quan hơn về thực trạng hoạt động của NH với loại hình DN này. Thực tế, lƣợng vốn phát vay hằng năm cho các DNTN chiếm tỷ trọng không lớn, giá trị món vay lại nhỏ giúp NH dễ dàng kiểm soát nên mức nợ xấu không phát sinh là điều tất yếu.

- Công ty TNHH- CTCP: Nợ xấu của loại hình DN này tại NH năm 2011 là 534 triệu đồng giảm 180 triệu đồng so với năm 2010, giai đoạn này

NH đã cải thiện đƣợc khá tốt các khoản vay trễ hạn và có khả năng mất vốn của Công ty TNHH- CTCP. Sang năm 2012, nợ xấu của NH tăng lên 1.096 triệu đồng so với năm 2011, trong đó nợ xấu của Công ty TNHH là 893 triệu đồng tăng 697 triệu đồng, còn CTCP tăng 399 triệu đồng so với năm 2011. Nguyên nhân là năm 2012 là một năm thật sự khó khăn của ngành NH nói chung và VietinBank Cần Thơ đối với các Công ty TNHH- CTCP khi tổng nợ xấu của hai đối tƣợng này tăng mạnh và cùng xu hƣớng chung của cả hệ thống. Điều này cũng có thể hiểu đƣợc vì lƣợng vốn phát vay hằng năm cho hai đối tƣợng này là lớn nhất trong các loại hình DN, cộng thêm tình hình khó khăn chung của nền kinh tế, việc kiểm soát đƣợc toàn bộ những HĐKT của các DN không hề dễ dàng nên việc phát sinh rủi ro là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên tăng trƣởng TD cần phải đi kèm với chất lƣợng TD, Công ty TNHH là đối tƣợng KH mục tiêu nên NH cần có những chính sách, biện pháp phân tích đánh giá KH kỹ càng trƣớc khi đặt quan hệ TD cũng nhƣ kiểm tra, kiểm soát giai đoạn hậu TD để hạn chế rủi ro có thể xảy ra ở mức thấp nhất. Tổng nợ xấu sáu tháng đầu năm của hai loại hình DN này là 91.132 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2012. Nguyên nhân là do tình hình kinh tế biến động không ngừng, các DN phá sản hàng loạt, các khoản nợ quá hạn thu hồi chậm do thị trƣờng BĐS đóng băng, cộng thêm việc Công ty TNHH XNK An Khang vỡ nợ, nên nợ xấu của NH tăng lên nhƣ vậy.

b) Nợ xấu đối với doanh nghiệp theo ngành kinh tế

- Công nghiệp chế biến: Dựa vào bảng 4.16 ta thấy các DN ngành CNCB có sự biến động và không ngừng tăng lên đột biến từ năm 2010-2012, cao nhất là năm 2012 tƣơng ứng với số tiền 730 triệu đồng. Khoản nợ xấu đang tồn tại chính là khoản nợ xuất phát từ DN chế biến trên địa bàn TPCT, các DN ngành CNCB vẫn hoạt động bình thƣờng song tình hình tài chính khó khăn, doanh thu chỉ đủ để bù đắp cho chi phí phát sinh, dẫn đến không thể trả nợ vay đến hạn cho NH. Đầu năm 2013, nợ xấu là 90.523 triệu đồng tăng 90.106 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2012. Nguyên nhân là các khoản nợ quá hạn cuối năm 2012 chuyển sang, làm cho nợ xấu của NH tăng lên.

- Thủy sản: Giai đoạn 2010-2011, Chi nhánh đạt đƣợc kết quả khả quan khi cho vay các DN thủy sản vì không phát sinh nợ xấu. Tuy nhiên, năm 2012 là khoản thời gian đầy khó khăn khi nợ xấu của ngành này phát sinh với số tiền 425 triệu đồng. Nguyên nhân là vào những năm trƣớc đó, Chi nhánh đã quá tập trung cho vay ngành thủy sản, một lĩnh vực rất phát triển trong một thời gian trên địa bàn tỉnh, mang lại lợi nhuận lớn cho các nhà đầu tƣ, vì vậy

khi thị trƣờng chuyển biến xấu, các DN thủy sản rơi vào giai đoạn khó khăn nhất nên mang đến rủi ro cho quá trình thu nợ cho NH.

-Thương mại dịch vụ: lĩnh vực này không phát sinh nợ xấu trong giai đoạn từ năm 2010-6/2013 mặc dù thị trƣờng có nhiều biến động không tốt. - Ngành khác: nợ xấu bất ngờ tăng lên trong năm 2012 với quy mô 295 triệu đồng, sang đầu năm 2013 lại tăng hơn 144 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2012. Mặc dù các khoản vay có giá trị không lớn, số tiền phát vay nhỏ hơn so với các ngành khác nhƣng khi thị trƣờng bị tác động tiêu cực thì ngành này đã phát sinh nợ xấu. Điều này chứng tỏ, NH phải thận trọng và kiểm tra chặt chẽ hơn khi cho vay các ngành thuộc lĩnh vực này.

Bảng 4.16 Tình hình nợ xấu DNNVV theo theo thành phần kinh tế tại VietinBank Cần Thơ giai đoạn 2010-6/2013

Phân theo loại hình doanh nghiệp và ngành kinh tế

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch

2010 2011 2012 6/2012 6/2013 2011- 2010 2012- 2011 6.2013- 6.2012 1. Theo loại hình DN 534 354 1.450 785 91.132 (180) 1.096 90.347 - Công ty TNHH 365 196 893 432 90.606 (169) 697 90.174 - Công ty cổ phần 169 158 557 353 526 (11) 399 173 - DNTN 0 0 0 0 0 0 0 0 2. Theo ngành kinh tế 534 354 1.450 785 91.132 (180) 1.096 90.347 - CNCB 534 354 730 415 90.523 (180) 376 90.108 - Thủy sản 0 0 425 270 365 0 425 95 - TM-DV 0 0 0 0 0 0 0 0 - Ngành khác 0 0 295 100 244 0 295 144

(Nguồn: VietinBank Cần Thơ, 2013)

4.3.2 Những biện pháp hạn chế rủi ro mà Ngân hàng đang thực hiện

Hạn chế và xử lý nợ xấu không phải là vấn đề mới, nhƣng nó luôn là vấn đề mang tính thời sự trong HĐKD của các NHTM. Do đó, tìm giải pháp hạn chế nợ quá hạn, nợ xấu luôn mang tính cấp thiết và có ý nghĩa quan trọng đối

với các NH nói chung và VietinBank Cần Thơ nói riêng. Hiện tại NH đã và đang thực hiện một số giải pháp để hạn chế rủi ro TD nhƣ sau:

- Đánh giá thẩm định uy tín KH thông qua CIC, phƣơng án kinh doanh khả thi, phƣơng án trả nợ vay cho NH.

- Bên cạnh việc rà soát lại hồ sơ, CBTD thƣờng xuyên theo dõi việc trả nợ của KH. Vì tiến độ trả nợ một phần đánh giá tiềm lực của KH cũng nhƣ thái độ cộng tác, mức độ rủi ro trong tƣơng lai.

- Ngăn ngừa nợ quá hạn là một giải pháp đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, liên tục, có ý thức từ Ban lãnh đạo cho đến các cán bộ công nhân viên trong toàn Chi nhánh, đặc biệt là các cán bộ làm công tác TD vì NH luôn chú trọng “phòng bệnh hơn là chữa bệnh”. Một trong những thành công trong việc nâng cao chất lƣợng TD đó là thực hiện biện pháp ngăn ngừa nợ quá hạn ngay từ lúc phát sinh món vay mới cho đến khi thu hồi nợ cả gốc lẫn lãi. Bên cạnh đó, NH còn thực hiện nghiêm túc quy trình TD theo quy chế cho vay mới, thực hiện đầy đủ các quy trình về đảm bảo tiền vay, tăng cƣờng và nâng cao chất lƣợng CBTD, nâng cao chất lƣợng thẩm định DAĐT, thẩm định chất lƣợng KH trên các phƣơng diện năng lực tài chính, pháp lý, môi trƣờng kinh doanh, hiệu quả kinh doanh và phƣơng án trả nợ vay cho NH. Ngân hàng còn tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát KH sau khi các món vay đã giải ngân xem họ có sử dụng đúng mục đích nhƣ đã thỏa thuận trong HĐTD hay không để có biện pháp xử lý kịp thời.

- Bên cạnh đó, yếu tố con ngƣời cũng góp phần quan trọng trong công tác hạn chế RRTD của NH. Các CBTD thƣờng xuyên đƣợc nâng cao trình độ qua các lớp đào tạo nghiệp vụ ngắn hạn. Đồng thời nâng cao tinh thần đạo đức của CBTD. Vì nếu CBTD thiếu kinh nghiệm lẫn chuyên môn thì dễ dẫn đến các món vay không đảm bảo về phƣơng án kinh doanh khả thi, phƣơng án trả nợ mà vẫn đƣợc vay vốn của NH. Hay nếu CBTD thiếu phẩm chất đạo đức, khi đi kiểm tra giám sát các khoản tiền giải ngân của DN xem họ có đầu tƣ hiệu quả, đúng mục đích hay không, có sổ sách, chứng từ hợp lệ hay không thì họ tranh thủ bỏ túi một khoản và cho qua. Điều này cực kỳ nguy hại cho NH.

4.4 Đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay DNNVV qua các chỉ tiêu

Nghiệp vụ TD hiện nay vẫn là nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của VietinBank Cần Thơ. Trong đó hoạt động TD đối với DNNVV cũng có những hoạt động TD nói chung, nên một số chỉ số dùng để đánh giá hoạt động TD có thể sử dụng để đánh giá hoạt động TD của NH. Nhờ đó, phía NH có thể xác

định đƣợc những rủi ro mà NH đang hoặc sẽ phải gánh chịu để đƣa ra các giải pháp thích hợp nhằm hạn chế rủi ro và góp phần nâng cao chất lƣợng nghiệp vụ TD. Vì vậy, ngoài việc dựa vào các bảng số liệu ta còn dùng các chỉ số tài chính để phân tích hiệu quả của hoạt động TD của NH đối với các DNNVV.

Bảng 4.17 Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng DNNVV tại VietinBank Cần Thơ giai đoạn 2010- 6/2013

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 2011 2012 T6/2012 T6/2013 1. Vốn huy động Triệu đồng 1.979.246 2.220.097 2.289.407 1.737.273 1.977.545 2. Tổng dƣ nợ Triệu đồng 2.254.417 2.713.981 2.466.716 3.453.082 3.671.849 3. Tổng nợ xấu Triệu đồng 654 454 2.389 905 92.427 4. Tổng thu nhập Triệu đồng 271.030 772.089 697.059 343.832 229.126 5. DSCV của DN Triệu đồng 5.491.720 7.566.111 7.152.969 4.137.960 5.897.320 6. DSTN của DN Triệu đồng 4.558.824 7.146.005 7.306.149 3.970.895 4.750.549 7. Dƣ nợ DN Triệu đồng 1.862.112 2.282.218 2.129.038 2.449.283 3.275.809 8. Nợ quá hạn Triệu đồng 1.248 1.875 2.509 973 1.287 9. Nợ xấu DN Triệu đồng 534 354 1.450 785 91.132 10. Dƣ nợ DN bình quân Triệu đồng 1.795.664 2.092.165 2.205.628 2.365.751 2.702.424 11. Số CBTD Ngƣời 18 24 20 16 22 12. Tổng dƣ nợ/VHĐ =(2)/(1) Lần 1,14 1,22 1,08 1,99 1,86 13. Hệ số thu nợ DN = (6)/(5) % 83,01 94,45 102,14 95,96 80,55 14. Vòng quay vốn TD = (6)/(10) Vòng 2,54 3,42 3,31 1,68 1,76 15. Tỷ lệ nợ xấu DN = (9)/(7) % 0,03 0,02 0,07 0,03 2,78 16. Tỷ lệ nợ quá hạn % 0,07 0,08 0,12 0,04 0,04 17. Dƣ nợ/CBTD Triệu đồng/ Ngƣời 103.450,7 95.092,42 106.451,9 153.080,2 148.900,4

4.3.1 Dƣ nợ DNNVV / Tổng nguồn vốn huy động

Tỷ lệ dƣ nợ trên vốn huy động tại VietinBank Cần Thơ qua giai đoạn phân tích đều cho kết quả lớn hơn 1. Điều này có nghĩa là tình hình huy động vốn tại Chi nhánh không đáp ứng đủ nhu cầu cho vay đối với các DNNVV. Tỷ lệ này cao trong năm 2010 và 2011, nguyên nhân là do trong giai đoạn này, sự tăng trƣởng của vốn huy động không theo kịp mức tăng trƣởng của tổng dƣ nợ. Năm 2012, tỷ lệ này đƣợc cải thiện hơn khi tỷ số gần bằng 1, trạng thái cân bằng giữa cho vay và thu nợ. Nguyên nhân là trong năm 2012, vốn huy động của NH vẫn tăng nhẹ trong khi tổng dƣ nợ sụt giảm vì thị trƣờng trong năm có nhiều khó khăn, kèm theo chính sách áp trần tăng trƣởng TD của NHNN. Nhờ vậy mà NH đã cân đối đƣợc giữa nguồn vốn huy động và lƣợng tiền phát vay cho các DNNVV, giúp NH giảm phần nào chi phí cho việc điều chuyển vốn.

Đầu năm 2013, tỷ lệ dƣ nợ trên vốn huy động giảm so với cùng kỳ năm 2012, nhƣng giá trị này vẫn lớn hơn 1. Điều này cho thấy NH luôn sử dụng triệt để nguồn vốn huy động của mình để cho vay, song bên cạnh đó NH vẫn chƣa có giải pháp để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong nền ngƣời dân, dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu vay vốn của KH.

4.3.2 Hệ số thu nợ doanh nghiệp

Hệ số thu nợ cho thấy khả năng thu nợ đối với các DNNVV của

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng công thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)