Phƣơng hƣớng hoạt động của Ngân hàng trong thời gian tới

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng công thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 42)

THỜI GIAN SẮP TỚI

Năm 2013, VietinBank chủ trƣơng tiếp tục đẩy mạnh tăng trƣởng, chiếm lĩnh thị trƣờng; Giữ vững vai trò chủ đạo, chủ lực trong thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nƣớc; Tập trung thực hiện tái cấu trúc toàn diện NH theo hƣớng hiện đại; Nâng cao tiềm lực tài chính, năng lực cạnh tranh; Đổi mới, nâng cấp mô hình tổ chức, mô hình kinh doanh, quản trị điều hành phù hợp

với thông lệ và chuẩn mực quốc tế; Đào tạo nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, đẩy mạnh đầu tƣ đổi mới công nghệ và nâng cao chất lƣợng sản phẩm dịch vụ; Nâng cao năng lực quản trị rủi ro theo tỉêu chuẩn Basel II; Tập trung xử lý và kiểm soát nợ xấu ở mức thấp nhất; Đẩy mạnh công tác thu hồi nợ ngoại bảng…đảm bảo hoạt động của VietinBank tăng trƣởng an toàn, hiệu quả, bền vững đồng thời đƣa giá trị thƣơng hiệu VietinBank đƣợc nâng cao trên thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế; nhằm thực hiện mục tiêu trở thành NHTM mạnh trong khu vực.

a) Chiến lƣợc tài sản và vốn

- Tiếp tục tăng trƣởng quy mô tài sản, đẩy mạnh khai thác, tăng trƣởng nguồn vốn (cả nội tệ và ngoại tệ) theo hƣớng đa dạng hóa nguồn vốn, cơ cấu kì hạn và lãi suất hợp lý, tăng trọng các nguồn vốn có lãi suất đầu vào thấp, đảm bảo cân đối vốn, chủ động nguồn vốn, đáp ứng yêu cầu cho vay, đầu tƣ và thanh toán.

- Tiếp tục đẩy nhanh lộ trình cổ phần hóa để tăng vốn chủ sở hữu, đảm bảo đáp ứng nhu cầu tăng trƣởng và phát triển trong thời gian tới, đặc biệt là để đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn.

- Đa dạng hóa cơ cấu sở hữu theo nguyên tắc Nhà nƣớc sở hữu 51% trở lên để nắm quyền chi phối.

b) Chiến lƣợc tín dụng và đầu tƣ

- Tín dụng là hoạt động kinh doanh chủ lực, cạnh tranh theo nguyên tắc thị trƣờng.

- Điều chỉnh cơ cấu tín dụng hợp lý, phù hợp với thế mạnh của Vietinbank Cần Thơ.

- Tăng cƣờng hạn chế RRTD, bảo đảm nợ xấu chiếm dƣới 1% .

- Đa dạng hóa các hoạt động đầu tƣ TD trên thị trƣờng tài chính, giữ vai trò định hƣớng trong thị trƣờng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và quản lý thanh khoản của NH.

c) Chiến lƣợc dịch vụ

- Phát triển đa dạng các dịch vụ NH thu phí, xác định nhóm dịch vụ mũi nhọn để tập trung phát triển.

- Tăng cƣờng chất lƣợng, hiệu quả của công tác kiểm tra kiểm soát thực hiện chƣơng trình cải cách hành chính thể hiện trong tất cả quy trình nghiệp vụ, quy trình tác nghiệp trong nội bộ NH, giữa NH với KH, giảm thiểu các thủ tục phiền hà, ách tách, khó khăn và chậm trễ.

- Dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại để phát triển dịch vụ, lấy mức độ thỏa mãn nhu cầu KH là định hƣớng phát triển.

d) Chiến lƣợc nguồn nhân lực

- Tiêu chuẩn hóa nguồn nhân lực, tăng cƣờng đào tạo nâng cao năng lực trình độ của CBTD.

- Đổi mới và hoàn thiện cơ chế sử dụng lao động và cơ chế trả lƣơng. - Xây dựng đội ngũ cán bộ có năng lực và chuyên môn nghiệp vụ.

- Quán triệt thực hiện Quy chế; Nội quy lao động và Văn hóa Doanh nghiệp.

e) Chiến lƣợc công nghệ

- Coi ứng dụng công nghệ thông tin và yếu tố then chốt, hỗ trợ mọi hoạt động phát triển kinh doanh.

- Xây dựng hệ thống công nghệ thông tin đồng bộ, hiện đại, an toàn, có tính thống nhất- tích hợp- ổn định cao.

f) Chiến lƣợc bộ máy và điều hành

- Điều hành bộ máy tổ chức với cơ chế phân cấp rõ ràng, hợp lý.

- Mở rộng mạng lƣới kinh doanh, phát triển mạnh mạng lƣới các phòng giao dịch, định hƣớng cung cấp đầy đủ các sản phẩm dịch vụ tài chính ra thị trƣờng.

CHƢƠNG 4

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM

CHI NHÁNH CẦN THƠ

4.1 ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI VIETINBANK CẦN THƠ

4.1.1 Tình hình huy động vốn của Vietinbank Cần Thơ giai đoạn 2010 - 6/2013 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong hoạt động kinh doanh của NH, nguồn vốn luôn giữ vai trò quan trọng mang tính chất quyết định đối với hiệu quả HĐKD của NH. Do đó, NH phải tạo đƣợc nguồn vốn ổn định, phù hợp với yêu cầu về vốn mà NH đặt ra.

Bảng 4.1 Tình hình huy động vốn tại VietinBank Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch

2010 2011 2012 2011 – 2010 2012 - 2011 Số tiền (%) Số tiền (%) 1. HĐV từ dân cƣ 889.562 1.112.029 1.033.612 222.467 25,01 (78.417) (7,05) - Không kì hạn 29.899 23.929 33.626 (5.970) (19,97) 9.697 40.52 - Có kì hạn 859.663 1.088.100 999.986 228.437 26,57 88.114) (8,10) 2. HĐV từ TCKT 1.032.675 1.078.501 1.157.760 45.826 4,44 79.259 7,35 - Không kì hạn 758.376 729.872 879.814 (28.504) (3,76) 86.942 10,97 - Có kì hạn 274.299 285.629 277.946 11.330 4,13 (7.683) (2,69) 3. GTCG 57.409 29.567 98.035 (27.842) (48,50) 68.468 231,57 TỔNG 1.979.246 2.220.097 2.289.407 240.851 12,17 69.310 3,12

(Nguồn: VietinBank Cần Thơ, 2013)

a)Tiền gửi của dân cƣ

Trong cơ cấu tiền gửi của dân cƣ, tiền gửi có kỳ hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất (trên 95%) bởi vì mục đích chính của đa số ngƣời dân khi gửi tiền vào NH là để sinh lời mà lãi suất của tiền gửi có kỳ hạn bao giờ cũng cao hơn nhiều so với tiền gửi không kì hạn, hơn nữa đa số ngƣời dân vẫn có thói quen

mua bán trao đổi hàng hóa bằng tiền mặt, lƣợng tiền thanh toán lại nhỏ lẻ nên tiền gửi không kỳ hạn trở nên không hấp dẫn đối với họ.

Trong năm 2011, tăng trƣởng từ vốn huy động từ dân cƣ đạt mức 25,01% tƣơng ứng tăng 222.467 triệu đồng so với năm 2010. Nguyên nhân là do lƣợng tiền gửi có kỳ hạn tại chi nhánh tăng cao. Nguyên nhân của sự tăng trƣởng này là do năm 2011 là năm mà lạm phát nƣớc ta tăng cao (cuối năm 2011 tỷ lệ lạm phát lên đến 18,12%), vì vậy NHNN thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ bằng cách tăng lãi suất cơ bản, kéo theo sự khát vốn cho các NHTM và Vietinbank Cần Thơ cũng không nằm ngoài tầm ảnh hƣởng đó. Chính vì thế, để thu hút KH gửi tiền, ngoài việc đƣa ra lãi suất huy động hợp lý, chi nhánh còn triển khai nhiều chƣơng trình khuyến mãi, rút thăm trúng thƣởng hấp dẫn. Bên cạnh đó, NH còn sử dụng chính sách môi giới trung gian trong hoạt động vốn với mức hoa hồng tƣơng ứng 0,45%/tháng tính trên tổng số dƣ vốn huy động với KH cá nhân hay nhận vốn ủy thác.

Sang năm 2012, lƣợng tiền gửi từ dân cƣ giảm 7,05% so với năm 2011, nguyên nhân chính là do sự sụt giảm mạnh của lƣợng tiền gửi có kỳ hạn dƣới 12 tháng, trong khi đó tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng tăng lên so với cùng kỳ. Sở dĩ có tình trạng này là do thị trƣờng bị tác động bởi việc giảm trần lãi suất huy động trong năm và ảnh hƣởng của thông tƣ 33/2012/TT-NHNN quy định trần lãi suất huy động ngắn hạn tối đa là 8%/năm nhƣng lại thả nổi lãi suất huy động trên 12 tháng. Sau thông tƣ này, tại Chi nhánh đã có hiện tƣợng rất nhiều ngƣời dân đến đảo sổ tiết kiệm, chuyển sang gửi kỳ hạn dài để đƣợc hƣởng lãi suất cao hơn (khoảng từ 10%-11%/năm), còn một số ít thì chuyển sang kênh đầu tƣ khác. Do đó, sáu tháng đầu năm 2012, số vốn huy động đƣợc từ dân cƣ khá cao so với 6 tháng cuối năm 2012, một phần do lãi suất có kì hạn trên 12 tháng hấp dẫn, có nhiều chƣơng trình ƣu đãi, một phần ngƣời dân lo ngại các kênh đầu tƣ chứa đựng nhiều rủi ro bởi ảnh hƣởng chung của nền kinh tế toàn cầu, nên ngƣời dân mang tiền đến gửi tại NH ngày càng nhiều. Bƣớc sang 6 tháng đầu năm 2013, nguồn vốn huy động từ dân cƣ của NH có mức tăng lên tƣơng ứng 17,22% (+123.703 triệu đồng) so với cùng kỳ năm 2012, đặc biệt là lƣợng tiền gửi có kỳ hạn. Lý giải cho hiện tƣợng này là do chịu ảnh hƣởng của tình hình kinh tế khó khăn, các DN phá sản hàng loạt, ngƣời dân e ngại đầu tƣ vào các thị trƣờng đang bị đóng băng nhƣ BĐS, vàng, chứng khoán, SXKD của các DN trì trệ kéo dài, nên hầu hết ngƣời dân mang tiền đến gửi vào NH để an tâm và sinh lời.

Trong quá trình SXKD, các TCKT thƣờng có một bộ phận nhàn rỗi nhƣ khấu hao đã trích nhƣng chƣa đến lúc sử dụng, tiền mua hàng nhƣng chƣa phải mua, trả lƣơng, các quỹ đầu tƣ phát triển, khen thƣởng đã trích nhƣng chƣa sử dụng đến,…để đảm bảo an toàn tài sản và đồng vốn vẫn sinh lời, các TCKT có thể gửi số tiền vốn đó vào NH. Hoặc để thuận tiện cho quá trình sử dụng vốn, đơn vị có thể thanh toán qua NH cũng nhƣ sử dụng các dịch vụ khác của NH. Đối tƣợng của các sản phẩm tiền gửi này là các DN hoạt động SXKD với nhiều lĩnh vực khác nhau. Mục đích tiền gửi của đối tƣợng này không phải là lợi nhuận mà vì đòi hỏi phải thanh toán nhanh và đảm bảo giữa các thành phần kinh tế với nhau. Do đó họ chủ yếu gửi tiền không kỳ hạn hoặc kỳ hạn ngắn để đáp ứng việc chi trả trong quá trình HĐKD hoặc trong các giao dịch của mình. Qua hình 4.1 ta thấy, tiền gửi của các TCKT góp phần không nhỏ vào lƣợng vốn huy động của NH, qua các năm 2010 - 2012 lƣợng vốn vày trở thành nguồn vốn chủ lực tại Chi nhánh và trong mỗi năm lƣợng vốn huy động từ các TCKT đều tăng trƣởng so với cùng kỳ. Sở dĩ NH đạt đƣợc những con số huy động từ TCKT luôn ổn định và phát triển nhƣ vậy là do Chi nhánh đã tăng cƣờng kết hợp với các DNNN để trả lƣơng cho nhân viên, thu tiền điện- nƣớc, thu tiền nộp phạt và tiền thuế. Hơn nữa, NH luôn chú trọng giữ mối quan hệ tốt với các DN, trở thành nơi cung cấp các dịch vụ tiện ích và uy tín và có nhiều KH truyền thống trên thị trƣờng.

Qua bảng số liệu 4.1 và 4.2, cho ta thấy lƣợng tiền gửi có kì hạn có xu hƣớng tăng qua các năm trong giai đoạn 2010-2012. Nguyên nhân là do NH triển khai gói sản phẩm mới với nhiều kỳ hạn ngắn khác nhau cho KH lựa chọn tùy theo thời gian nhàn rỗi của nguồn tiền với mức lãi suất hấp dẫn. Do đó nhiều DN thay vì gửi tiền không kỳ hạn trong thẻ để chờ giao dịch thì họ cũng muốn tranh thủ kiếm một khoản tiền lãi hấp dẫn hơn trong thời gian nhàn rỗi tạm thời của nguồn vốn. Sáu tháng đầu năm 2012, lƣợng tiền gửi của TCKT chiếm hơn 47% so với số tiền huy động vốn của cả năm 2012, đặc biệt là lƣợng tiền gửi không kỳ hạn. Mặc dù gặp nhiều khó khăn do ảnh hƣởng chung của nền kinh tế, nhƣng nhiều DN vẫn cố gắng chèo chống để “vƣợt bão”, hoạt động SXKD vẫn tiến hành bình thƣờng, nên lƣợng tiền gửi không kỳ hạn của các DN này tăng lên tại Chi nhánh để việc trao đổi mua bán đƣợc lƣu thông. Sáu tháng cuối năm 2012, đây là giai đoạn thật sự khó khăn của DN và các TCTD, bởi các DN ngƣng SX, hoạt động cầm chừng hay phá sản hàng loạt do sự yếu kém từ bên trong DN và cả việc không tiếp cận đƣợc nguồn vốn để tái SX. Vì vậy, lƣợng tiền gửi không kỳ hạn của TCKT giảm xuống, lƣợng tiền gửi có kỳ hạn tăng lên, vì giai đoạn này số tiền thu về của DN chƣa dùng tới, họ đem vào gửi NH với kỳ hạn ngắn để chờ cơ hội tái đầu tƣ .

Sang 6 tháng đầu năm 2013, nguồn vốn huy động từ các TCKT tăng lên đáng kể ứng với mức tăng trƣởng lên đến 15,58% so với cùng kỳ năm 2012, chiếm tỷ trọng cao nhất là tiền gửi không kỳ hạn. Mặc dù tình kinh tế TPCT còn chịu ảnh hƣởng chung của khủng hoảng kinh tế thế giới, nhƣng các điều kiện về tài chính đã và đang đƣợc cải thiện, những rủi ro ngắn hạn đang có dấu hiệu giảm bớt, cầu tiêu dùng tăng trở lại, Nhà nƣớc đƣa ra nhiều chính sách giúp các DN tháo gỡ khó khăn, tiếp cận nguồn vốn từ NH, nên tình hình SXKD của các DN có phần khởi sắc hơn so với cùng kỳ năm 2012. Lƣợng tiền gửi không kỳ hạn tăng lên là do các DN thực hiện trao đổi hàng hóa, thanh toán không dùng tiền mặt tăng lên. Đó là nguyên nhân chủ yếu của khoản tiền gửi tăng lên nhanh chóng của các TCKT tại Vietinbank Cần Thơ trong giai đoạn này.

Bảng 4.2 Tình hình huy động vốn tại VietinBank Cần Thơ giai đoạn 6/2012 - 6/2013

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Thời gian Chênh lệch 6/2012-6/2013 6/2012 6/2013 Số tiền (%) 1. HĐV từ dân cƣ 718.586 842.289 123.703 17,22 - Không kì hạn 19.323 22.718 3.395 17,57 - Có kì hạn 669.263 819.571 150.308 22,46 2. HĐV từ TCKT 967.320 1.079.351 112.031 15,58 - Không kì hạn 778.605 842.632 64.027 8,22 - Có kì hạn 188.715 236.719 48.004 25,44 3. GTCG 51.367 55.865 4.498 8,76 TỔNG 1.737.273 1.977.545 240.272 13,83

(Nguồn: VietinBank Cần Thơ, 2013)

c) Phát hành Giấy tờ có giá

Bên cạnh hai loại tiền gửi trên thì việc phát hành GTCG cũng góp phần làm tăng nguồn vốn hoạt động của NH. Phát hành GTCG là phƣơng thức huy động vốn của NH nhằm tạo ra nguồn vốn lớn để bù đắp khoản thiếu hụt tạm thời. Tuy nhiên, nguồn vốn này chiếm tỷ trọng không cao và tăng giảm không đồng đều qua các năm. Cụ thể, lƣợng vốn huy động qua phát hành GTCG có sự sụt giảm mạnh trong năm 2011 so với năm 2010 và bất ngờ lại tăng vọt trong năm 2012. Nguyên nhân là do trong năm 2011, tình hình huy động vốn từ dân cƣ và các TCKT đạt đƣợc nhiều thuận lợi, việc phát hành GTCG để huy động vốn trở nên kém quan trọng hơn.

Sang năm 2012, thị trƣờng huy động vốn khá ảm đạm nên NH phải phát hành thêm một lƣợng lớn kỳ phiếu ngắn hạn để đa dạng hóa các hình thức đầu tƣ và tạo điều kiện để tăng mức lãi suất ngắn hạn cao hơn nhằm thu hút khách hàng. Tóm lại, tình hình huy động vốn của NH không có sự tăng trƣởng mạnh trong những năm gần đây. Tiền gửi của cƣ dân có xu hƣớng giảm do ảnh hƣởng của chính sách trần lãi suất huy động của NHNN, điều đó đòi hỏi NH cần đƣa ra nhiều chính sách hơn nữa để giữ chân KH truyền thống cũng nhƣ thu hút thêm nhiều KH mới. Ngoài ra, những ngƣời dân muốn gửi tiền tiết kiệm lại đang có xu hƣớng gửi tiền dài hạn để đƣợc hƣởng mức lãi suất cao hơn. Đây là một cơ hội tốt cho NH huy động đƣợc lƣợng vốn ổn định để cho vay các dự án trung và dài hạn.

Đầu năm 2013, để đáp ứng đủ lƣợng vốn đang tạm thời thiếu hụt, nên Vietinbank Cần Thơ đƣợc sự cho phép của NHNN để huy động về 55.865 triệu đồng, tƣơng ứng với tốc độ tăng trƣởng 8,76% so với cùng kỳ 6 tháng đầu năm 2012. Tình hình kinh tế trên địa bàn TPCT đƣợc phục hồi, các DN bắt đầu SX trở lại, nhiều DN mới đƣợc thành lập hay các DN cũ tiến hành tái cấu trúc để phù hợp với tình hình kinh tế hiện đại, do đó NH cần phải có một lƣợng vốn đủ mạnh để đáp ứng cho các DN trở mình, tái SXKD. Do vậy VietinBank Cần Thơ đã huy động tối đa các nguồn lực để giúp cho nền kinh tế của địa bàn TPCT khởi sắc hơn.

Nguồn: VietinBank Cần Thơ

Hình 4.1 Tình hình HĐV Vietinbank Cần Thơ giai đoạn 2010-6/2013

0 500000 1000000 1500000 2000000 2500000 2010 2011 T6/2012 2013 T6/2013 T ri u đ n g 1. HĐV từ dân cư 2. HĐV từ TCKT 3. GTCG TỔNG

4.1.2 Khái quát về tình hình tín dụng chung tại Vietinbank Cần Thơ

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng công thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 42)