6. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và
5.2.1 Biện pháp tăng thu nhập
Như đã phân tích nguồn thu của ngân hàng bao gồm thu từ hoạt động tín dụng, thu từ hoạt động dịch vụ và thu từ hoạt động kinh doanh ngoại hối. Vì thế muốn tăng thu nhập thì đẩy mạnh các hoạt động này.
Đối với hoạt động tín dụng
nghiệp với các hình thức thế chấp, tín chấp đa dạng nhưng khách hàng biết đến chưa nhiều, vì vậy chuyên viên khách hàng của ngân hàng cần đi xuống tận các xóm, ấp tiếp thị và tư vấn cho khách hàng về những sản phẩm của ngân hàng.
Cán bộ tín dụng của ngân hàng thường xuyên quan tâm, thăm hỏi tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng để tránh tình trạng khách hàng sử dụng vốn không đúng mục đích dẫn đến không thu hồi được nợ. Cán bộ tín dụng nên thường xuyên theo dõi nợ đến hạn để tiến hành nhắc nhở, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn.
Đối với nhóm khách hàng vay tiêu dùng cần lập theo tổ cho vay, phân tổ trưởng có nhiệm vụ nhắc nhở thu hồi nợ khi đến hạn trả nợ, đồng thời có hoa hồng cho tổ trưởng.
Mỗi khu vực cần một hoặc vài cán bộ tín dụng thường xuyên theo dõi hoạt động kinh doanh, đảm bảo khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích, tránh trường hợp sử dụng mục đích khác không có khả năng trả nợ cho ngân hàng.
Đối với những hộ nông dân do sản xuất không thuận lợi thường xuyên mất mùa cần hỗ trợ xem xét phương án kinh doanh mới nhằm tìm lại khách hàng cũ đồng thời tạo điều kiện để thu hồi nợ xấu.
Trong trường hợp đã quá hạn mà chưa thu được nợ:
- Trước tiên cử một người có kinh nghiệm trong Ngân hàng đi cùng cán bộ tín dụng phụ trách khách hàng đó xuống địa bàn làm việc trực tiếp với khách hàng để xem xét và đánh giá về khả năng và thiện chí trả nợ của khách hàng. Sau đó là ký cam kết trả nợ vào một thời gian cụ thể trong tương lai.
- Nếu xét thấy khoản nợ xấu có khả năng thu hồi được và khách hàng có thiện chí trả nợ nhưng hiện tại chưa có khả năng và cần thêm vốn. Khi đó, Ngân hàng có thể cho vay thêm và khoản vay này không vượt quá chu kỳ sản xuất để tạo điều kiện cho khách hàng thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình.
- Nếu xét thấy những hộ có khả năng trả nợ nhưng không có thiện chí trả nợ thì NH nên dùng biện pháp mạnh hơn như: khởi kiện một số khách hàng không thực hiện đúng hợp đồng để thanh lý tài sản và thu hồi vốn vay. Hoặc nhờ chính quyền địa phương đó can thiệp giúp Ngân hàng thu hồi nợ.
- Còn nếu xem xét thấy hộ đó không có khả năng trả nợ thật sự thì Ngân hàng có thể tư vấn cho những hộ đó cách có thể vừa trả nợ được cho Ngân hàng vừa có thể được vay vốn để có thể tiếp tục sản xuất kinh doanh.
Ngân hàng cần phát huy hơn nữa để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng dư nợ nhưng phải luôn đặt mục tiêu “tăng trưởng dư nợ gắn liền với chất lượng tín dụng” lên hàng đầu. Mạnh dạn đầu tư các tài sản sinh lời. Mở rộng các hình thức cho vay đối với các thành phần kinh tế nhưng phải thật kỹ càng trong công tác thẩm định và xem xét khả năng trả nợ của khách. Bên cạnh giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng thì biện pháp thu hồi nợ quá hạn cũng rất quan trọng.
Đối với hoạt động dịch vụ
Đây là hoạt động phát triển an toàn ít rủi ro và đang có điều kiện phát triển khi nhu cầu cuộc sống ngày càng tăng lên vì thế ngân hàng nên đẩy mạnh phát triển những hoạt động này, cụ thể:
- Ngân hàng nên đẩy mạnh vào hoạt động chi lương qua thẻ bằng cách đi trực tiếp từng đơn vị trong khu vực để tạo mối quan hệ với các đơn vị và có chương trình ưu đãi cho các đơn vị khi chi lương qua ngân hàng vì hiện nay tại Cần Thơ cũng còn nhiều công ty, đơn vị chưa chi lương qua ngân hàng.
- Ngân hàng có thể giảm mức phí sử dụng thẻ xuống vì hiện nay phí thường niên sử dụng thẻ của ngân hàng còn hơi cao để thu hút được nhiều khách hàng hơn.
- Mức phí chuyển tiền nên phân theo mức gần hơn vì hiện nay khách hàng chuyển tiền ít nhưng vẫn chịu phí bằng số tiền lớn.
Ngân hàng còn có nhiều dịch vụ như bảo lãnh, tư vấn, cho thuê nhưng chưa được nhiều khách hàng biết đến vì thế ngân hàng nên đẩy mạnh phát triển dịch vụ bằng cách đến tận các doanh nghiệp để giới thiệu.
5.2.2 Giảm chi phí
Chi phí của ngân hàng chủ yếu là chi phí lãi vì thế để giảm chi phí ngân hàng phải đẩy mạnh công tác huy động vốn để có được nguồn vốn huy động đảm bảo nhu cầu tín dụng của ngân hàng, hạn chế việc ngân hàng sử dụng
nguồn vốn huy động. Ngân hàng có thể nâng cao nguồn vốn huy động bằng cách:
- Phát triển những sản phẩm cho hầu hết các lứa tuổi từ trẻ nhỏ đến người đã về hưu để có được nguồn thu trước mắt đồng thời có được khách hàng gắn bó lâu dài trong tương lai.
- Thường xuyên quan tâm chăm sóc khách hàng luôn lấy sự thành công của khách hàng làm sự thành công của Ngân hàng.
- Ngân hàng tăng cường chiến dịch quảng cáo như phát hành tờ bướm, tặng lịch, quà vào các dịp lễ tết... Mở rộng thị trường bằng cách mở thêm mạng lưới hoạt động, áp dụng hình thức cho vay lưu động và phục vụ chu đáo để thu hút ngày càng nhiều khách hàng.
- Ngân hàng nên có chính sách điểm tích lũy dành cho khách hàng thân thiết, có số dư lớn để có những ưu đãi cho khách hàng khi gửi tiền nhằm giữ chân được khách hàng.
- Mặc dù Ngân hàng MHB chi nhánh Cần Thơ có nhiều sản phẩm như: tiết kiệm vạn lợi, tiết kiệm linh hoạt, tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm phát lộc, tiết kiệm tương lai,... nhưng khách hàng hiểu rỏ về những sản phẩm của ngân hàng chưa nhiều, chủ yếu khách hàng chỉ biết hình thức tiết kiệm theo kiểu truyền thống nên việc huy động được nguồn vốn từ những sản phẩm mới chưa cao. Ngân hàng nên tăng cường tư vấn giới thiệu sản phẩm đến với khách hàng để khách hàng thấy hết những tiện ít của sản phẩm.
- Đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi: rút thăm trúng thưởng cuối mỗi quý, mỗi năm, ngày kỉ niệm thành lập MHB cho khách hàng gửi tiết kiệm để thu hút được khách hàng.
- Để nâng cao nguồn tiền gửi không kỳ hạn ngân hàng nên giảm phí sử dụng thẻ, tăng thêm số lượng máy ATM và điểm chấp nhận thẻ.
Bên cạnh để hoạt động ngân hàng còn các khoản chi phí như chi phí hoạt động, chi cho hoạt động dịch vụ và chi cho hoạt động kinh doanh ngoại hối. Ngân hàng cũng cần cân nhắc cẩn thận để đảm bảo chi hợp lý.
Đối với phí tác nghiệp, mỗi cán bộ nhân viên phải nâng cao ý thức bảo vệ tài sản công, tránh lãng phí. Những hao phí máy móc, thiết bị cũ,… đề nghị
người có thẩm quyền nâng cấp thiết bị, đầu tư mới, đảm bảo cho hoạt động của Ngân hàng được thông suốt đồng thời hạn chế được sự hư hao do thiết bị quá cũ gây ra.
Đối với những khoản chi không chứng từ hợp lệ thì kêu gọi tập thể cán bộ nhân viên nâng cao ý thức, tránh những khoản chi không cần thiết như: Dùng điện thoại cơ quan cho việc tư, tắt đèn, máy lạnh ngay khi không còn nhu cầu sử dụng.
5.2.3 Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động
Thường xuyên kiểm tra tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn trong quá trình hoạt động bằng cách lập các báo cáo và kế hoạch hàng tháng, quý, năm. Để tổng kết những công việc đã thực hiện được trong kỳ và đưa ra phương hướng mới cho Ngân hàng, phát huy hiệu quả công tác tín dụng, đồng thời có hướng điều chỉnh kịp thời đối với những sai lệch xảy ra trong quá trình hoạt động.
Tổ chức hợp định kỳ để kiểm tra, giám sát, phổ biến kế hoạch cho vay, thu nợ, chỉ tiêu dư nợ... theo khu vực phụ trách của từng cán bộ tín dụng. Công tác kiểm tra và lập báo cáo phải phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ, thực hiện đúng nguyên tắc của ngành Ngân hàng để thuận tiện cho kiểm tra, giám sát hoạt động của Ngân hàng MHB cấp trên.
Chi nhánh cần thực hiện phối hợp tốt hơn nữa với chính quyền địa phương trong việc bình xét đối tượng cho vay, xử lý các trường hợp vi phạm trong việc sử dụng và quản lý nguồn vốn vay cũng như đôn đốc thu hồi nợ vay đến hạn.
Cần bố trí đúng người đúng việc phù hợp với khả năng và năng lực. Thường xuyên thực hiện việc luân chuyển cán bộ tín dụng giữa các địa bàn, giữa các chi nhánh để tránh những hiện tượng tiêu cực, tham ô. Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng để cập nhật và nâng cao kiến thức cho đội ngũ cán bộ nhất là đào tạo ứng dụng về công nghệ thông tin. Trong lãnh đạo chỉ đạo điều hành, người lãnh đạo phải trung thực khách quan, không thiên vị, thể hiện được tính dân chủ, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.
Thường xuyên kiểm tra định kỳ về năng lực chuyên môn của cán bộ nhân viên của Chi nhánh.
Ngân hàng phải có chính sách khen thưởng, xử phạt hợp lý để thúc đẩy tinh thần làm việc, phấn đấu của nhân viên.
CHƢƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1 KẾT LUẬN
Trong những năm qua tình hình kinh tế có nhiều biến động phức tạp cùng với sự cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM, nhưng nhìn chung từ khi thành lập đến nay, MHB – Cần Thơ đã từng bước khắc phục khó khăn và vươn lên hoạt động hiệu quả góp phần to lớn vào công cuộc đổi mới và phát triển của đất nước. Ngân hàng luôn là sự hỗ trợ đắc lực nhu cầu vốn cho các thành phần kinh tế. Sự hoạt động hiệu quả của Ngân hàng đã góp phần vào việc phát triển nền kinh tế. Với cơ chế lãi suất hợp lí, đảm bảo an toàn về vốn nên nguồn vốn huy động của Ngân hàng ngày càng tăng lên, chiếm tỷ trọng ngày càng cao, nhưng vẫn chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu về vốn ngày càng cao của khách hàng. Cho thấy lượng khách hàng của MHB – Cần Thơ là rất lớn. Vì vậy trong năm tới Ngân hàng càng tăng cường hơn nữa công tác huy động vốn nhằm đem lại hiệu quả kinh doanh cho Ngân hàng.
Qua việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong những năm qua ta thấy lợi nhuận của Ngân hàng có chiều hướng tăng lên, mặc dù chịu ảnh hưởng của cuộc suy thoái nền kinh tế toàn cầu cùng với sự cạnh tranh gay gắt của các Ngân hàng trong Thành Phố. Điều đó đã khẳng định sự linh hoạt trong kinh doanh của ban lãnh đạo Ngân hàng trước tình hình kinh tế lắm khó khăn và đầy thử thách.
Cùng với phương châm An toàn – Hiệu quả - Phát triển và Bền vững, Ngân hàng đã từng bước thực hiện tốt các chỉ tiêu về nguồn vốn huy động, dư nợ và các chỉ tiêu kinh doanh, giảm tỷ lệ nợ xấu. Bám sát định hướng cho vay của Hội đồng quản trị, thực hiện tốt kiểm soát tín dụng để năng cao chất lượng và biện pháp xử lý kịp thời nợ xấu. Tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình quy chế cho vay của Tổng giám đốc, thường xuyên đánh giá kết quả kinh doanh và chất lượng tín dụng, phát triển kịp thời các sản phẩm công nghệ cao phục vụ khách hàng.
Tóm lại trong điều kiện kinh tế gặp nhiều khó khăn, lạm phát tăng cao, lãi suất thay đổi liên tục, sự biến động không ngừng của thị trường vàng và ngoại hối nhưng Ngân hàng MHB chi nhánh Cần Thơ vẫn hoạt động có hiệu quả và an toàn. Đây là một điều đáng mừng và đáng tự hào của MHB chi nhánh Cần Thơ. Nhưng ngân hàng cần phấn đấu hơn nửa để nâng cao lợi nhuận cho ngân hàng bằng cách thu hút nhiều hơn nửa nguồn tiền gửi từ khách hàng, giảm nguồn vốn điều chuyển. Đồng thời nâng cao các khoản thu từ hoạt động dịch vụ vì đây là các khoản thu an toàn hơn các khoản thu từ hoạt động tín dụng.
6.2 KIẾN NGHỊ
6.2.1 Đối với Ngân hàng Nhà nƣớc
Ngân hàng Nhà nước nên phổ biến và hướng dẫn cụ thể hơn luật mới về hoạt động của các tổ chức tín dụng để hướng dẫn hoạt động của ngân hàng và giúp hạn chế những trở ngại trong lĩnh vực tài chính và ngân hàng bán lẽ trong nước.
Ngân hàng Nhà nước cần đề ra những giải pháp kiềm chế lạm phát ở mức thấp nhất. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước cũng nên kiểm soát chặt chẽ lãi suất huy động và cho vay của các ngân hàng, để các ngân hàng có thể cạnh tranh nhau một cách lành mạnh.
Ngân hàng Nhà nước cần có biện pháp để quản lý chặt chẽ thị trường ngoại tệ, giá vàng tránh những biến động đột biến gây khó khăn cho hoạt động của ngân hàng.
Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện thể chế pháp luật về ngân hàng phù hợp với định hướng, chiến lược phát triển của ngành và lộ trình thực hiện các cam kết quốc tế trong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng, nhất là Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật các tổ chức tín dụng, Luật Bảo hiểm tiền gửi và Luật Giám sát an toàn hoạt động ngân hàng cũng như các quy định về ngoại hối, về bảo đảm an toàn, về cơ cấu tổ chức và hoạt động của các tổ chức tín dụng; tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng. Điều hành đồng bộ, hài hòa, linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ, nhất là kết hợp giữa điều hành tỷ giá và lãi suất; kịp thời chỉ đạo các tổ chức
tín dụng thực hiện chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hướng ngày càng tập trung vốn cho sản xuất, xuất khẩu, phát triển nông nghiệp, nông thôn, mở rộng cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Tăng cường phối hợp với các bộ, ngành để bảo đảm nhất quán giữa các chính sách kinh tế vĩ mô, nhất là giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa; tạo thêm kênh giám sát của xã hội đối với hoạt động của hệ thống ngân hàng; nâng cao hiệu quả công tác thống kê, dự báo, phản ứng kịp thời trước những diễn biến kinh tế, tiền tệ trong nước và quốc tế; tăng cường hợp tác quốc tế, nâng cao vai trò, vị thế của Việt Nam trong cộng đồng tài chính, tiền tệ quốc tế. Đồng thời, đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về chính sách và hoạt động ngân hàng, nhằm giảm thiểu và ngăn ngừa các tin đồn, tạo sự đồng thuận của xã hội đối với hoạt động tiền tệ, ngân hàng.
6.2.2 Đối với chính quyền địa phƣơng
Ở địa phương cần lập nhiều trung tâm hỗ trợ kiến thức kỹ thuật chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản ở từng xã phường, đảm bảo nông dân dễ dàng tiếp cận với kiến thức kỹ thuật mới. Từ đó sản xuất có hiệu quả và mở rộng quy mô sản xuất.
Thành lập Quỹ dự phòng rũi ro để hỗ trợ người dân trong việc thất thu hoàn toàn do thiên tai dịch bệnh.
Khuyến khích các công ty Bảo hiểm trên địa bàn đa dạng các hình thức bảo hiểm đối với cây trồng vật nuôi.
Đối với các Huyện cần có kế hoạch cụ thể phù hợp với tình hình từng khu vực nhằm phát triển các ngành nghề, tránh tình trạng nông dân đầu tư tự phát, tràn lang.
Chính quyền địa phương các cấp kí hợp đồng liên kết với ngân hàng để tạo điều kiện cho người dân có thể vay vốn từ ngân hàng mở rộng sản xuất