Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng MHB chi nhánh Cần Thơ

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh cần thơ (Trang 31)

6. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và

3.1.2Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng MHB chi nhánh Cần Thơ

3.1.2.1 Sơ đồ tổ chức

Nguồn: Phòng kế toán Ngân hàng MHB – chi nhánh Cần Thơ

Hình 3.1 Cơ cấu tổ chức của MHB – chi nhánh Cần Thơ 3.1.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban

a. Ban giám đốc

Trực tiếp chỉ đạo điều hành mọi hoạt động của đơn vị; được kí kết các hợp đồng tín dụng trong phạm vi Tổng giám đốc chi nhánh ủy quyền phán quyết và theo các quy chế, quy định của MHB chi nhánh Cần Thơ; được ký các quyết định về công tác cán bộ như: khen thưởng, kỷ luật, trả lương, cho thôi việc, bổ nhiệm, miễn nhiệm đối với các chức danh quản lí điều hành; ban

BAN GIÁM ĐỐC MHB CẦN THƠ Phòng Hành Chính – Nhân Sự Phòng Giao dịch Ninh Kiều Phòng Kinh Doanh Phòng Kế toán - Ngân Quỷ Trung Tâm DVKH SME Phòng Quản Lý rủi Ro Phòng Hỗ trợ Khách Hàng Phòng Nguồn Vốn Phòng Giao dịch Ô Môn Phòng Giao dịch Thốt Nốt Phòng Giao dịch Nam Cần Thơ

hành các nội quy, quy định về điều chỉnh và quản lý công việc không trái với điều lệ và các nội quy, quy định của MHB.

b. Phòng Hành chánh – Nhân sự

Quản lí nhân sự, chi trả lương cho người lao động, đào tạo nhân viên; lập kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, công cụ lao động; thực hiện công tác văn thư, hành chính quản trị; lập báo cáo về công tác cán bộ, lao động tiền lương và công tác hành chính – quản trị theo quy định.

c. Phòng Kinh doanh

Là một bộ phận được tách ra từ phòng nghiệp vụ kinh doanh. Phòng có nghiên cứu tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn để lập kinh doanh ngắn, trung và dài hạn; tổ chức kiểm tra, kiểm soát theo quy trình nghiệp vụ thanh toán quốc tế, bảo lãnh và tái bảo lãnh; hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ xin vay vốn đúng quy trình nghiệp vụ và trình cấp trên phê duyệt. Lưu trữ, bảo quản hồ sơ tín dụng; đôn đốc thu hồi các khoản nợ đến hạn.

d. Phòng Quản lý rủi ro

Quản lý hồ sơ của khách hàng và tại ngân hàng; quyết định cho vay hay không cho vay (trong phạm vi quyền hạn được cho phép); thẩm định tài sản, phương án kinh doanh của khách hàng, ra quyết định cho vay…

e. Trung tâm dịch vụ khách hàng Doanh Nghiệp nhỏ và vừa (SME)

Tăng thị phần và thương hiệu MHB trên địa bàn đối với phân khúc khách hàng Doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Phát triển trung tâm dịch vụ khách hàng Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành mô hình “siêu thị tài chính”, nơi đáp ứng nhu cầu trọn gói về sản phẩm và dịch vụ ngân hàng của khách hàng Doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Thực hiện tiếp thị các sản phẩm dịch vụ của MHB đến các khách hàng Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại địa bàn, xây dựng mối quan hệ tốt với các Doanh nghiệp nhỏ và vừa…) để có thể cung cấp các sản phẩm, dịch vụ của MHB theo nhu cầu khách hàng.

f. Phòng kế toán và Ngân quỹ

Hướng dẫn khách hàng mở tài khoản gửi tiền, chuyển tiền theo đúng quy định của ngân hàng MHB; lập báo cáo về hoạt động kinh tế tài chính, quản lý các loại vốn, tài sản, quản lý các hồ sơ thế chấp, bão lãnh, tổng hợp, lưu trữ hồ sơ, tài liệu kế toán và thực hiện các khoản thu chi tiền mặt trên cơ sở chứng từ (phát sinh trong ngày; phát hiện và ngăn chặn tiền giả).

g. Phòng nguồn vốn

Có chức năng chủ yếu là huy động các nguồn vốn trong dân cư, thường xuyên theo dõi lãi suất của thị trường để có lãi suất huy động thích hợp và đưa ra kế hoạch huy động. Đồng thời, phòng nguồn vốn chịu trách nhiệm điều hòa nguồn vốn của Ngân hàng.

h. Phòng Hỗ trợ khách hàng

Hỗ trợ những thông tin cần thiết cho khách hàng về các dịch vụ nhận tiền gửi, cho vay, chi trả lãi, hoàn chỉnh hồ sơ khách hàng…

i. Bốn phòng giao dịch Ninh Kiều, Ô Môn, Thốt Nốt, Nam Cần Thơ

Có chức năng chính như một chi nhánh ngân hàng nhưng quy mô nhỏ hơn và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ngân hàng MHB chi nhánh Cần Thơ.

3.1.3 Chức năng hoạt động của ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Cần Thơ nhánh Cần Thơ

3.1.3.1 Về huy động vốn

Huy động vốn: Huy động vốn nhiều kỳ hạn của các cá nhân, tổ chức trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam và huy động vốn thông qua việc bán trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu ngắn hạn và dài hạn bao gồm cả VNĐ và ngoại tệ; tiếp nhận nguồn vốn tài trợ, ủy thác và các nguồn vốn khác của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước. Một số hình thức huy động của MHB:

 Tiền gửi có kỳ hạn  Tiền gửi thanh toán  Tiết kiệm không kỳ hạn

3.1.3.2 Về sử dụng vốn

Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh, dịch vụ và tiêu dùng với nhiều loại khách hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thực hiện nghiệp vụ tín dụng ngắn, trung và dài hạn đối với các thành phần kinh tế trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt chú trọng cho vay xây dựng nhà ở, mua, sửa chữa nhà ở và xây dựng cơ sở hạ tầng.

Cho vay nhập khẩu máy móc, vật tư thiết bị, các hình thức tài trợ xuất nhập khẩu khác.

Cho vay dưới hình thức tín dụng thuê mua.

Bảo lãnh nhập khẩu thiết bị trả chậm, dự thầu, thực hiện hợp đồng, nhận tiền ứng trước.

Củng cố và phát triển khách hàng truyền thống: khối các doanh nghiệp xây lấp, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh dịch vụ, cung ứng thiết bị, khảo sát thiết kế.

Hoạt động thanh toán bù trừ; thanh toán liên ngân hàng; thanh toán quốc tế và các nghiệp vụ khác như mở L/C, sec,…

Thực hiện các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, chi lương chi trả kiều hối; chuyển tiền nhanh Western Union; chuyển tiền qua mạng SWIFT đảm bảo an toàn, chi phí thấp; thu đổi ngoại tệ và dịch vụ thẻ ATM…

Bên cạnh tính năng vận hành ưu việt của máy ATM thì ngân hàng MHB Cần Thơ đã có đại lý nhận lệnh chứng khoán, môi giới giao dịch, hỗ trợ đầu tư chứng khoán đã đáp ứng được nhu cầu cấp bách của các nhà đầu tư trong vận hội kinh tế của đất nước, khi Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO ngày 7/11/2006.

3.2 PHƢƠNG HƢỚNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐBSCL CHI NHÁNH CẦN THƠ HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐBSCL CHI NHÁNH CẦN THƠ

Những định hướng mục tiêu lớn trong cuối năm 2013 và đầu năm 2014 của MHB Cần Thơ là: Nâng cao tính kỷ luật, kỷ cương, chấp hành chủ trương chỉ đạo của ban lãnh đạo trên các mặt nhiệm vụ và hoạt động kinh doanh, hoàn thiện bộ máy quản lý tập trung theo chuẩn mực quốc tế. Tập trung tổ chức thực hiện chỉ tiêu nửa cuối năm 2013 cụ thể như sau:

 Toàn chi nhánh cần phải tập trung thực hiện các biện pháp duy trì và khai thác một cách hiệu quả nguồn tiền gửi của khách hàng. Tận dụng mọi cơ hội huy động vốn từ thị trường nhằm đảm bảo tỷ lệ cho vay và huy động vốn theo quy định. Những nơi có điều kiện thuận lợi cần phát huy vượt mức, cùng nhau chia sẻ với những nơi khó khăn, để cùng nhau hoàn thành các chỉ tiêu.

 Mở rộng tín dụng phù hợp với nguồn vốn huy động; chủ động tìm kiếm, tiếp cận các dự án có hiệu quả; cơ cấu lại khách hàng, ưu tiên khách hàng tốt, doanh nghiệp nhỏ và vừa, khách hàng có thanh toán quốc tế. Kịp thời điều chỉnh lãi suất đầu ra từng thời điểm cho phù hợp, đảm bảo kinh doanh có hiệu quả hàng tháng. Củng cố và năng cao chất lượng tín dụng, tăng cường quản lý rủi ro hoạt động kinh doanh và phát huy thế mạnh của từng đơn vị. Không để nợ xấu, nợ quá hạn vượt mức cho phép, những nơi có nợ xấu trong thời gian dài vượt mức cho phép cần có biện pháp kiên quyết xử lý ngay.

 Tăng cường giới thiệu các sản phẩm dịch vụ mới để tăng nguồn thu dịch vụ. Đẩy mạnh công tác phát hành thẻ đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu được giao trên tài khoản thẻ, tích cực triển khai và quản bá các tiện ích SMS của thẻ MHB đến với khách hàng nhằm gia tăng số lượng tài khoản khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ SMS của MHB. Tăng thêm số đơn vị trả lương qua thẻ.

 Chấp hành chỉ đạo trần lãi suất và áp dụng cơ chế lãi suất cho vay theo cơ cấu lãi suất huy động, tăng cường kiểm soát và có phương án hiệu quả, tăng tỷ trọng nguồn vốn rẻ...

 Kiên quyết phấn đấu giảm chi phí hoạt động để tăng hiệu quả hoạt động của MHB.

 Tăng cường kiểm tra giám sát trên tất cả các mặt hoạt động của cơ quan, đảm bảo mọi hoạt động đều tuân thủ đúng theo quy trình, quy định bảo vệ an toàn tài sản cơ quan.

 Tiếp tục công tác nhân sự như chương trình rà soát, nâng cao năng lực nhân viên, bố trí, luân chuyển cán bộ cho phù hợp với tình hình, định hướng kinh doanh của MHB nhằm đem lại hiệu quả kinh doanh cao nhất.

CHƢƠNG 4

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI

NHÁNH CẦN THƠ

4.1 KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN CỦA MHB CHI NHÁNH CẦN THƠ VỐN CỦA MHB CHI NHÁNH CẦN THƠ

4.1.1 Tình hình huy động vốn

Một trong những chức năng của NHTM là tạo tiền nhưng để thực hiện được chức năng đó thì NH phải thu hút được lượng tiền nhàn rỗi của dân cư và các tổ chức kinh tế - xã hội trong và ngoài nước. Nguồn vốn huy động từ dân chúng là nguồn vốn hoạt động chủ yếu của NH. Chính vì vậy, việc huy động vốn là hết sức quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu để ngân hàng thực hiện các hoạt động cấp tín dụng cho nền kinh tế. Vì thế để đánh giá kết quả hoạt động của ngân hàng để xem ngân hàng hoạt động có hiệu quả hay không cần đánh giá tình hình huy động vốn của ngân hàng.

Nguồn vốn của ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Cần Thơ qua các năm như sau:

Bảng 4.1: Tình hình tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng qua 3 năm

Đơn vị tính: Triệu đồng

CHỈ TIÊU

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh Lệch

2011/2010 Chênh Lệch 2012/2011 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tuyệt đối Số tương đối (%) Số tuyệt đối Số tương đối (%) Vốn điều chuyển 260.338 27,98 -41.755 -5,38 -90.189 -14,86 -302.093 -116,04 -75.879 181,72 Vốn huy động 670.271 72,02 818.025 105,38 909.340 114,86 147.754 22,04 91.315 11,16 Tổng nguồn vốn huy động 930.609 100 776.270 100 791.706 100 -154.339 -16,58 15.436 1,99

Nguồn: Bảng cân đối tài khoản - Phòng kế toán MHB chi nhánh Cần Thơ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 4.2: Tình hình tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng qua 6 tháng đầu năm

Đơn vị tính: Triệu đồng

CHỈ TIÊU

6 Tháng 2012 6 Tháng 2013 Chênh Lệch 6.2013/6.2012

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tuyệt đối Số tương đối (%)

Vốn điều chuyển -90.189 -15,13 184.023 17,55 274.212 -304,04

Vốn huy động 686.118 115,13 864.818 82,45 178.700 26,05

Tổng nguồn vốn huy động 595.929 100 1.048.841 100 452.912 76,00

Bảng trên cho thấy tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng có sự biến động tăng giảm qua 3 năm. Cụ thể là tổng vốn huy động của ngân hàng năm 2011 giảm 154.339 triệu đồng tương ứng giảm 16,58% so với năm 2010 và năm 2012 tăng lên 15.436 triệu đồng tương ứng tăng 1,99% so với năm 2011. Riêng 6 tháng đầu năm 2013 tổng vốn huy động của ngân hàng tiếp tục tăng cao 452.912 triệu đồng, tương ứng tăng 76% so với cùng kỳ năm trước.

Mặc dù tổng nguồn vốn huy động có sự tăng giảm nhưng nguồn vốn huy động luôn tăng qua 3 năm. Đây cũng là nguồn vốn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn huy động. Điều này chứng tỏ Ngân hàng đang dần kinh doanh nhờ vào khả năng tự huy động của mình. Cụ thể năm 2011 nguồn vốn huy động tăng với con số cao 147.574 triệu đồng, tương ứng tăng 22,04% so với năm 2010, năm 2012 nguồn vốn huy động tiếp tục tăng 91.315 triệu đồng, tương ứng tăng 11,16% so với năm 2011. Nguyên nhân là do ngân hàng đa dạng các hình thức huy động với nhiều chương trình khuyến mãi cũng như đưa ra các mức lãi suất hấp dẫn thu hút khách hàng. Lạm phát tăng cao làm cho lãi suất huy động của MHB tăng cao theo, hấp dẫn nguồn vốn nhàn rỗi từ người dân, đây cũng là yếu tố chính làm cho vốn huy động tăng cao nên đã hạn chế được việc nhận vốn điều chuyển từ hội sở. Đồng thời MHB – Cần Thơ cố gắng giữ mối quan hệ tốt với khách hàng cũ cũng như biết chú trọng quan tâm đến những khách hàng mới, cùng với một đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm và nhiệt tình trong công việc đã góp phần năng cao hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng. Điều này cho thấy NH luôn hoạt động có hiệu quả, tạo được lòng tin cho dân chúng nên luôn thu hút được nguồn vốn huy động lớn. Riêng trong 6 tháng đầu năm 2013, vốn huy động tiếp tục tăng 178.700 triệu đồng, tương ứng tăng 26,05% so với 6 tháng đầu năm 2012. Là do giá vàng giảm mạnh vào đầu năm 2013 nên người dân có xu hướng gởi tiền vào Ngân hàng thay vì mua vàng. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để Ngân hàng huy động vốn. Với ưu thế là một NHTM Nhà nước cùng với quá trình hoạt động kinh doanh hiệu quả, đã đạt được niềm tin của khách hàng gửi tiền khi lãi suất huy động của tất cả ngân hàng phải áp dụng trần lãi suất như nhau thì MHB vẫn được khách hàng ưu tiên lựa chọn cùng với đó ngân hàng từng bước

trang bị máy móc công nghệ cao, chuyên nghiệp hóa đội ngũ cán bộ, nâng cao chất lượng dịch vụ, thu hút được một lượng lớn khách hàng, tăng cường nguồn huy động vốn nhàn rỗi trong dân cư. Điều này chứng tỏ ngân hàng đã chủ động được nguồn vốn không phải lệ thuộc nhiều vào vốn điều chuyển của hội sở, từ đó chứng tỏ chi nhánh đã thực hiện tốt trong công tác huy động vốn.

Hình 4.1 Tình hình nguồn vốn huy động của ngân hàng qua 3 năm

Hình 4.2 Tình hình nguồn vốn huy độngcủa ngân hàng qua 6 tháng Như chúng ta đã biết Vốn điều chuyển cũng là một bộ phận trong tổng nguồn vốn, chi phí cho vốn điều chuyển luôn luôn cao hơn chi phí huy động vốn của Ngân hàng (thường là lãi suất cao hơn 3%) do vậy khi vốn huy động của Ngân hàng đã tăng và đủ để đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng thì vốn điều chuyển từ Ngân hàng hội sở sẽ giảm, biết được nhu cầu này MHB – Cần Thơ đã tích cực làm giảm lượng vốn này lại qua các năm và hiện nay đã không

-90.189 686.118 184.023 864.818 -100.000 0 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000 600.000 700.000 800.000 900.000 Triệu đồng 6 tháng đầu Năm 2012 6 tháng đầu Năm 2013 Năm Vốn điều chuyển Vốn huy động 260.338 670.271 -41.755 818.025 -117.634 909.340 -200.000 0 200.000 400.000 600.000 800.000 1.000.000 Triệu đồng

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Năm

Vốn điều chuyển Vốn huy động

còn phải phụ thuộc vào nó liên tục giảm mạnh và thậm chí nộp về Ngân hàng hội sở. Từ bảng số liệu và biểu đồ ta thấy nguồn vốn điều chuyển giảm nhanh qua các năm từ 260.338 triệu đồng năm 2010 giảm xuống âm 41.755 triệu đồng năm 2011, tức giảm 302.093 triệu đồng tương ứng giảm 116,04% so với năm 2010 và năm 2012 tiếp tục giảm 75.879 triệu đồng, tương ứng với 181,72% năm 2011. Riêng 6 tháng đầu năm 2012 vẫn tiếp tục âm nhẹ hơn so với năm 2011. Cụ thể như sau năm 2013 tăng 274.212 triệu đồng, nhưng tỷ lệ

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh cần thơ (Trang 31)