6. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và
4.3.1 Phân tích khả năng sinh lời của MHB chi nhánh Cần Thơ
Việc phân tích các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời cho cái nhìn cụ thể hơn về khả năng sinh lời của ngân hàng. Từ đó ta tiến hành phân tích khả
Bảng 4.21: Tổng hợp các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của ngân hàng Đơn vị tính: Triệu đồng CHỈ TIÊU Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Tổng tài sản 985.330 886.364 954.849 922.719 1.090.060 Lợi nhuận ròng 20.525 25.187 24.557 11.508 15.654 Thu nhập từ lãi 138.133 200.872 183.429 91.476 80.187 Chi phí từ lãi 104.368 155.934 135.058 69.746 52.281 Tổng doanh thu 146.997 205.484 187.279 94.284 81.612 Lãi ròng biên tế (%) 3,43 5,07 5,07 2,35 2,56 ROA (%) 2,08 2,84 2,57 1,25 1,44 ROS (%) 13,96 12,26 13,11 12,21 19,18
Nguồn: Bảng cân đối tài khoản - Phòng kế toán MHB chi nhánh Cần Thơ
Vốn chủ sở hữu của các chi nhánh không được thể hiện, chi nhánh chủ yếu hoạt động bằng nguồn vốn huy động và vốn điều chuyển nên không thể phân tích chỉ số ROE. Chính vì vậy ở MHB chi nhánh Cần Thơ chủ yếu nghiên cứu về các chỉ số ROA và ROS.
Hệ số ROA
Hệ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA) biểu hiện tính hiệu quả của việc sử dụng vốn, sự điều chuyển uyển chuyển, linh hoạt các hạng mục tài sản và hình thức sở hữu tài sản khác để sinh lời. Trị số ROA của MHB chi nhánh Cần Thơ biến động qua 3 năm. ROA năm 2010 là 2,08%, có nghĩa cứ một trăm đồng tài sản đầu tư vào thì sẽ tạo ra được 2,08 đồng lợi nhuận. Đến năm 2011 trị số ROA tăng 2,84% so với 2010, trị số này cho thấy cứ một trăm đồng tài sản đầu tư vào thì ngân hàng tạo ra được 2,84 đồng lợi nhuận. Điều này thể hiện khả năng sinh lời khá cao, nhưng trị số ROA của ngân hàng giảm nhẹ trong năm 2012 với con số 2,57% so với năm 2011 có nghĩa là khi ngân hàng đầu tư 100 đồng tài sản thì sẽ tạo ra được 2,57 đồng lợi nhuận, tuy có giảm nhưng cũng ở mức khá cao. Đến đầu năm 2013 lại tiếp tục tăng trở lại với con số cao tuyệt đối là 1,44% so với đầu năm trước có nghĩa là khi ngân hàng đầu tư 100 đồng tài sản thì sẽ tạo ra được 1,44 đồng lợi nhuận. Nhìn vào bảng trên ta thấy chỉ số ROA có xu hướng giảm qua các năm là do tốc độ tăng của lợi nhuận ròng thấp hơn tốc độ tăng tổng tài sản. Điều này chứng tỏ trong
những năm vừa qua, không những chi nhánh tăng về quy mô hoạt động mà còn tăng hiệu quả hoạt động. Từ đó cho thấy ngân hàng cần có chiến lược kinh doanh tốt, cần có cơ cấu tài sản hợp lý, cần có sự điều động linh hoạt giữa các hạng mục trên tài sản trước biến động thị trường và chứng tỏ hiệu quả quản lý tài sản của ngân hàng là chưa thật sự tốt. Đồng thời cho thấy nguồn lợi nhuận thu về chưa cân xứng với chi phí ngân hàng đã bỏ ra. Bên cạnh đó hệ số ROA còn thể hiện chiến lược kinh doanh của ngân hàng – ngân hàng đã có một chiến lược kinh doanh mạnh mẽ, táo bạo nhưng vững chắc hơn nữa. Tuy nhiên hệ số ROA quá cao cũng kéo theo rủi ro của ngân hàng cao vì ngân hàng đã đầu tư vào những nghiệp vụ sinh lãi cao, mà lãi suất cao thì rủi ro cũng biến đổi cùng chiều. Do đó, Chi nhánh nên chấp nhận chỉ số này ở một mức độ vừa phải để có thể duy trì sự an toàn và bền vững trong quá trình phát triển.
Hệ số ROS
Nhìn chung lợi nhuận ròng và doanh thu của chi nhánh biến động qua 3 năm. Cụ thể năm 2010 hệ số lãi ròng của Ngân hàng đạt 13,96%, tức là cứ 100 đồng doanh thu sẽ tạo ra được 13,96 đồnglợi nhuận. Đến năm 2011 chỉ số này đạt 12,26%, tức là 100 đồng doanh thu tạo ra được 12,26 đồng lợi nhuận, giảm 1,7 đồng so với năm 2010. Do Ngân hàng hoạt động kém hiệu quả nên doanh thu của Ngân hàng tăng chậm hơn chi phí, làm cho lợi nhuận ròng của Ngân hàng có tốc độ tăng thấp hơn tốc độ tăng của doanh thu (tốc độ tăng của lợi nhuận ròng: 22,71%, tốc độ tăng của doanh thu: 39,79%). Đến năm 2012, hệ số lãi ròng của Ngân hàng tăng so với năm 2011; lúc này 100 đồng doanh thu tạo ra được 13,11 đồng lợi nhuận. Nguyên nhân là do trong năm 2012 tốc độ giảm của chi phí cao hơn tốc độ giảm của doanh thu. Cụ thể doanh thu giảm 8,86% trong khi chi phí giảm 13,71%. Đầu năm 2103 hệ số lãi ròng của Ngân hàng là 19,18% tăng so với đầu năm trước, tức 100 đồng doanh thu tạo ra được 19,18 đồng lợi nhuận. Nhưng nhìn chung thì lợi nhuận ròng trên doanh thu của ngân hàng tạo ra là khá cao, điều này chứng tỏ ngân hàng đã quản lý tốt trong công tác giảm chi phí và nâng cao doanh thu để tạo ra lợi nhuận cao cho ngân hàng.
Lãi ròng biên tế