Tình hình huy động vốn

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh cần thơ (Trang 36 - 45)

6. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và

4.1.1 Tình hình huy động vốn

Một trong những chức năng của NHTM là tạo tiền nhưng để thực hiện được chức năng đó thì NH phải thu hút được lượng tiền nhàn rỗi của dân cư và các tổ chức kinh tế - xã hội trong và ngoài nước. Nguồn vốn huy động từ dân chúng là nguồn vốn hoạt động chủ yếu của NH. Chính vì vậy, việc huy động vốn là hết sức quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu để ngân hàng thực hiện các hoạt động cấp tín dụng cho nền kinh tế. Vì thế để đánh giá kết quả hoạt động của ngân hàng để xem ngân hàng hoạt động có hiệu quả hay không cần đánh giá tình hình huy động vốn của ngân hàng.

Nguồn vốn của ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Cần Thơ qua các năm như sau:

Bảng 4.1: Tình hình tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng qua 3 năm

Đơn vị tính: Triệu đồng

CHỈ TIÊU

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh Lệch

2011/2010 Chênh Lệch 2012/2011 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tuyệt đối Số tương đối (%) Số tuyệt đối Số tương đối (%) Vốn điều chuyển 260.338 27,98 -41.755 -5,38 -90.189 -14,86 -302.093 -116,04 -75.879 181,72 Vốn huy động 670.271 72,02 818.025 105,38 909.340 114,86 147.754 22,04 91.315 11,16 Tổng nguồn vốn huy động 930.609 100 776.270 100 791.706 100 -154.339 -16,58 15.436 1,99

Nguồn: Bảng cân đối tài khoản - Phòng kế toán MHB chi nhánh Cần Thơ

Bảng 4.2: Tình hình tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng qua 6 tháng đầu năm

Đơn vị tính: Triệu đồng

CHỈ TIÊU

6 Tháng 2012 6 Tháng 2013 Chênh Lệch 6.2013/6.2012

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tuyệt đối Số tương đối (%)

Vốn điều chuyển -90.189 -15,13 184.023 17,55 274.212 -304,04

Vốn huy động 686.118 115,13 864.818 82,45 178.700 26,05

Tổng nguồn vốn huy động 595.929 100 1.048.841 100 452.912 76,00

Bảng trên cho thấy tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng có sự biến động tăng giảm qua 3 năm. Cụ thể là tổng vốn huy động của ngân hàng năm 2011 giảm 154.339 triệu đồng tương ứng giảm 16,58% so với năm 2010 và năm 2012 tăng lên 15.436 triệu đồng tương ứng tăng 1,99% so với năm 2011. Riêng 6 tháng đầu năm 2013 tổng vốn huy động của ngân hàng tiếp tục tăng cao 452.912 triệu đồng, tương ứng tăng 76% so với cùng kỳ năm trước.

Mặc dù tổng nguồn vốn huy động có sự tăng giảm nhưng nguồn vốn huy động luôn tăng qua 3 năm. Đây cũng là nguồn vốn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn huy động. Điều này chứng tỏ Ngân hàng đang dần kinh doanh nhờ vào khả năng tự huy động của mình. Cụ thể năm 2011 nguồn vốn huy động tăng với con số cao 147.574 triệu đồng, tương ứng tăng 22,04% so với năm 2010, năm 2012 nguồn vốn huy động tiếp tục tăng 91.315 triệu đồng, tương ứng tăng 11,16% so với năm 2011. Nguyên nhân là do ngân hàng đa dạng các hình thức huy động với nhiều chương trình khuyến mãi cũng như đưa ra các mức lãi suất hấp dẫn thu hút khách hàng. Lạm phát tăng cao làm cho lãi suất huy động của MHB tăng cao theo, hấp dẫn nguồn vốn nhàn rỗi từ người dân, đây cũng là yếu tố chính làm cho vốn huy động tăng cao nên đã hạn chế được việc nhận vốn điều chuyển từ hội sở. Đồng thời MHB – Cần Thơ cố gắng giữ mối quan hệ tốt với khách hàng cũ cũng như biết chú trọng quan tâm đến những khách hàng mới, cùng với một đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm và nhiệt tình trong công việc đã góp phần năng cao hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng. Điều này cho thấy NH luôn hoạt động có hiệu quả, tạo được lòng tin cho dân chúng nên luôn thu hút được nguồn vốn huy động lớn. Riêng trong 6 tháng đầu năm 2013, vốn huy động tiếp tục tăng 178.700 triệu đồng, tương ứng tăng 26,05% so với 6 tháng đầu năm 2012. Là do giá vàng giảm mạnh vào đầu năm 2013 nên người dân có xu hướng gởi tiền vào Ngân hàng thay vì mua vàng. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để Ngân hàng huy động vốn. Với ưu thế là một NHTM Nhà nước cùng với quá trình hoạt động kinh doanh hiệu quả, đã đạt được niềm tin của khách hàng gửi tiền khi lãi suất huy động của tất cả ngân hàng phải áp dụng trần lãi suất như nhau thì MHB vẫn được khách hàng ưu tiên lựa chọn cùng với đó ngân hàng từng bước

trang bị máy móc công nghệ cao, chuyên nghiệp hóa đội ngũ cán bộ, nâng cao chất lượng dịch vụ, thu hút được một lượng lớn khách hàng, tăng cường nguồn huy động vốn nhàn rỗi trong dân cư. Điều này chứng tỏ ngân hàng đã chủ động được nguồn vốn không phải lệ thuộc nhiều vào vốn điều chuyển của hội sở, từ đó chứng tỏ chi nhánh đã thực hiện tốt trong công tác huy động vốn.

Hình 4.1 Tình hình nguồn vốn huy động của ngân hàng qua 3 năm

Hình 4.2 Tình hình nguồn vốn huy độngcủa ngân hàng qua 6 tháng Như chúng ta đã biết Vốn điều chuyển cũng là một bộ phận trong tổng nguồn vốn, chi phí cho vốn điều chuyển luôn luôn cao hơn chi phí huy động vốn của Ngân hàng (thường là lãi suất cao hơn 3%) do vậy khi vốn huy động của Ngân hàng đã tăng và đủ để đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng thì vốn điều chuyển từ Ngân hàng hội sở sẽ giảm, biết được nhu cầu này MHB – Cần Thơ đã tích cực làm giảm lượng vốn này lại qua các năm và hiện nay đã không

-90.189 686.118 184.023 864.818 -100.000 0 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000 600.000 700.000 800.000 900.000 Triệu đồng 6 tháng đầu Năm 2012 6 tháng đầu Năm 2013 Năm Vốn điều chuyển Vốn huy động 260.338 670.271 -41.755 818.025 -117.634 909.340 -200.000 0 200.000 400.000 600.000 800.000 1.000.000 Triệu đồng

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Năm

Vốn điều chuyển Vốn huy động

còn phải phụ thuộc vào nó liên tục giảm mạnh và thậm chí nộp về Ngân hàng hội sở. Từ bảng số liệu và biểu đồ ta thấy nguồn vốn điều chuyển giảm nhanh qua các năm từ 260.338 triệu đồng năm 2010 giảm xuống âm 41.755 triệu đồng năm 2011, tức giảm 302.093 triệu đồng tương ứng giảm 116,04% so với năm 2010 và năm 2012 tiếp tục giảm 75.879 triệu đồng, tương ứng với 181,72% năm 2011. Riêng 6 tháng đầu năm 2012 vẫn tiếp tục âm nhẹ hơn so với năm 2011. Cụ thể như sau năm 2013 tăng 274.212 triệu đồng, nhưng tỷ lệ tương ứng giảm 304,04% so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân là do nguồn vốn huy động tăng lên qua các năm nên giảm được nguồn vốn điều chuyển từ hội sở, vì thế ngân hàng cần đẩy mạnh công tác huy động vốn hơn nữa để nâng cao lợi nhuận cho ngân hàng. Do việc sử dụng nguồn vốn điều chuyển sẽ làm tăng chi phí và giảm lợi nhuận vì nguồn vốn điều chuyển thường phải chịu chi phí cao hơn các nguồn vốn huy động từ dân chúng. Vì thế NH cần có biện pháp để thu hút tốt hơn nguồn tiền gửi của dân cư, hạn chế sử dụng nguồn vốn điều chuyển giúp NH hoạt động có hiệu quả hơn. Nhưng ngân hàng không nên cho vay hết vốn huy động được.

Nguồn vốn huy động của ngân hàng chủ yếu huy động từ tiền gởi của tổ chức tín dụng khác, các tổ chức kinh tế - cá nhân dưới các hình thức tiền gởi có kỳ hạn và tiền gởi không kỳ hạn. Mỗi loại tiền gởi có mức lãi khác nhau và những ưu và nhược điểm khác nhau. Để thấy được hiệu quả của nguồn vốn huy động cần phân tích sâu hơn cơ cấu của nguồn vốn huy động.

Trong tổng nguồn vốn huy động thì tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng cao và có hướng tăng qua các năm. Cụ thể tiền gửi có kỳ hạn chiếm 86,31% tổng vốn huy động năm 2010, chiếm 88,29% tổng vốn huy động năm 2011 và chiếm 92,13% tổng vốn huy động năm 2012. Còn 6 tháng đầu năm 2012 chiếm 89,99% trong tổng vốn huy động, chiếm 90,29% tổng vốn huy động 6 tháng đầu năm 2013. Tiền gởi có kỳ hạn là nguồn vốn có tính ổn định và NH chủ động được thời gian hoàn trả vốn vì thế đây là nguồn vốn NH có thể sử dụng tốt cho hoạt động tín dụng, do đó việc huy động được tiền gởi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng cao là lợi thế cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng và được thể hiện cụ thể trong bảng số liệu dưới đây.

Bảng 4.3: Tình hình huy động vốn của ngân hàng qua 3 năm

Đơn vị tính: Triệu đồng

Nguồn: Bảng cân đối tài khoản - Phòng kế toán MHB chi nhánh Cần Thơ

Bảng 4.4: Tình hình huy động vốn của ngân hàng qua 6 tháng đầu năm

Đơn vị tính: Triệu đồng

CHỈ TIÊU

6 Tháng 2012 6 Tháng 2013 Chênh Lệch 6.2013/6.2012

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tuyệt đối Số tương đối (%)

Tiền gởi không kỳ hạn 68.701 10,01 83.934 9,71 15.233 22,17

Tiền gởi có kỳ hạn 617.417 89,99 780.883 90,29 163.466 26,48

Nguồn vốn huy động 868.118 100 864.817 100 178.699 26,04

Nguồn: Bảng cân đối tài khoản - Phòng kế toán MHB chi nhánh Cần Thơ

CHỈ TIÊU

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh Lệch

2011/2010 Chênh Lệch 2012/2011 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tuyệt đối Số tương đối (%) Số tuyệt đối Số tương đối (%) Tiền gởi không kỳ hạn 91.747 13,69 95.784 11,71 71.607 7,87 4.037 4,40 -24.177 -25,24 Tiền gởi có kỳ hạn 578.524 86,31 722.241 88,29 837.734 92,13 143.717 24,84 115.493 15,99

Năm 2010 tiền gửi có kỳ hạn là 578.524 triệu đồng và lượng tiền gửi có kỳ hạn tăng trong năm 2011 là 24,84% so với năm 2010, tương ứng tăng 143.717 triệu đồng. Năm 2011 lượng tiền gửi tăng so với năm 2010 là do năm 2010 là năm chịu ảnh hưởng mạnh của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, việc làm ăn của người dân gặp nhiều khó khăn do đó số tiền huy động được không cao. Thêm vào đó năm 2010 Ngân hàng nhà nước thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ, lãi suất thấp cùng với việc giá vàng không ngừng tăng lên nên người dân có xu hướng mua vàng để dự trữ hơn là gửi tiền tiết kiệm vì thế tiền gửi có kỳ hạn ở ngân hàng thấp. Đến năm 2011 mặc dù vẫn còn chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, nhưng để kiềm chế lạm phát, chính sách tiền tệ đã bắt đầu thắt chặt trở lại vì vậy lãi suất huy động cao hơn năm 2010, cùng với việc ngân hàng nhà nước cho các ngân hàng thực hiện chính sách lãi thỏa thuận trong một khoảng thời gian đã làm các ngân hàng đẩy mức lãi huy động lên cao, vì thế số tiền gửi có kỳ hạn của ngân hàng tăng lên trong năm 2011. Nhưng đến năm 2012 tiền gửi có kỳ hạn tăng với số tuyệt đối là 115.493 triệu đồng, tương ứng tăng 15,99% so với năm 2011. Năm 2012 tiền huy động có kỳ hạn tăng chậm là do ảnh hưởng của chỉ thị 02/2011/CT-NHNN vào năm 2011 với mức lãi suất trần 14%/năm cân bằng cho tất cả các NH. Do đó các ngân hàng khó có thể cạnh tranh về lãi suất vì mức lãi suất ở tất cả các ngân hàng đều bằng nhau, đồng thời người dân thấy giá vàng ngày càng tăng cao nên họ có tâm lý mua vàng để dự trữ nhiều hơn thay vì gửi tiền ở ngân hàng. Nhưng đến 6 tháng đầu năm 2013 tăng 163.466 triệu đồng, tương ứng tăng 26,48% so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân là do đầu năm 2013 giá vàng sụt giảm rất mạnh có thể là giảm tới mức tối đa, vì vậy người dân có xu hướng gửi tiền vào Ngân hàng thay vì đi mua vàng để dự trữ. Bằng các hình thức huy động hấp dẫn và linh hoạt, công tác Marketing tốt cụ thể với các chương trình quảng cáo để giới thiệu về MHB cùng các ưu đãi đối với khách hàng khi đến với chi nhánh bằng áp phích rộng rãi trên các tuyến đường chính của thành phố như “Hạnh phúc nhân đôi – niềm tin tỏa khắp” và “Tặng ngàn quà xinh – vui hè dịu mát” năm 2010, “Gửi MHB – Rinh tiền tỷ” năm 2011 và “may túi ba gang, đựng vàng đựng lãi”

năm 2012, cùng với các hoạt động tuyên truyền rộng rãi của nhân viên chi nhánh nên đã tạo ra sự tăng trưởng trong các năm gần đây đến 6 tháng đầu năm 2013 với con số tăng lên mạnh mẽ so với các cùng kỳ năm trước.

Các chương trình marketing và ưu đãi của MHB – Cần Thơ nhắm tới các khách hàng mục tiêu là những khoản tiết kiệm dưới 6 tháng, lãi suất dành cho huy động 3 tháng và 6 tháng, năm 2010 phổ biến ở 12% và 13,5% năm 2011. Ngân hàng ưu tiên cho các hoạt động ngắn hạn là do tình hình lãi suất thời gian qua tăng trưởng rất mạnh tuy nhiên nhà nước lại muốn kiềm chế lại tình hình này làm cho Ngân hàng phải có biện pháp đề phòng rủi ro lãi suất và các hoạt động ngắn hạn là một hướng giải quyết đơn giản và hiệu quả.

Hình 4.3 Tình hình huy động vốn của ngân hàng qua 3 năm

Hình 4.4 Tình hình huy động vốn của ngân hàng qua 6 tháng đầu năm

91.747 578.524 95.784 722.241 71.607 837.734 0 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000 600.000 700.000 800.000 900.000 Triệu đồng

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Năm

Tiền gởi không kỳ hạn Tiền gởi có kỳ hạn 68.701 617.417 83.934 780.883 0 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000 600.000 700.000 800.000 Triệu đồng 6 tháng đầu Năm 2012 6 tháng đầu Năm 2013 Năm

Tiền gởi không kỳ hạn Tiền gởi có kỳ hạn

Bên cạnh tiền gửi có kỳ hạn thì Ngân hàng còn huy động vốn từ nguồn gửi không kỳ hạn. Mặc dù tiền gửi không kỳ hạn là khoản tiền gửi không ổn định, khách hàng có thể rút ra bất kì lúc nào, nhưng cũng có lúc chúng tạm thời nhàn rỗi và Ngân hàng được sử dụng để đầu tư, tức nó cũng tạo nguồn vốn huy động từ nguồn này. Đồng thời huy động được tiền gửi không kỳ hạn cao sẽ kéo theo NH sẽ có doanh thu cao từ thu phí dịch vụ. Trong năm 2011 huy động từ tiền gửi không kỳ hạn tăng 4.037 triệu đồng, tương ứng với 4,4% so với năm 2010 và năm 2012 tiền gửi không kỳ hạn giảm nhiều so với năm 2011 với 25,24%, tương ứng với số tuyệt đối là 24.177 triệu đồng. Nguyên nhân của sự giảm xuống liên tục này là do ngân hàng không ngừng phát triển nhiều hình thức gửi tiết kiệm như tiền gửi phát lộc, tiết kiệm tương lai, tiết kiệm đại cát với những hình thức tiết kiệm đa dạng, phong phú cùng với việc ngân hàng mở nhiều kỳ hạn tiền gửi ngắn hạn khách hàng không giữ nhiều tiền trong tài khoản tiền gửi không kỳ hạn mà chuyển sang các hình thức tiết kiệm có kỳ hạn ngắn. Đồng thời vật giá leo thang, chi tiêu cho những nhu cầu thiết yếu hàng ngày của khách hàng phải cao hơn trong khi thu nhập tăng lên chậm hơn vì thế tiền để trong tài khoản thanh toán cũng ít hơn. Riêng 6 tháng đầu năm 2013 đạt 22,17% so với năm trước. Điều này làm cho lãi suất trên thị trường liên ngân hàng cũng giảm mạnh làm cho Ngân hàng phải điều chỉnh các hoạt động tăng trưởng huy động vốn không kỳ hạn như thời gian trước. Điều này nói lên Ngân hàng luôn có những chính sách hợp lý và nhanh chóng để đối phó với thị trường và thích nghi với xu hướng thay đổi liên tục đó. Ngân hàng cần xem lại chất lượng sản phẩm, mức phí cũng như phong cách phục vụ để có sự điều chỉnh kịp thời để làm tăng nguồn thu từ nguồn huy động không kỳ hạn.

Nhìn chung nguyên nhân nguồn vốn huy động trong năm 2012 tăng chậm là do sự sụt giảm của nguồn tiền huy động từ tiền gửi không kỳ hạn và

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh cần thơ (Trang 36 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)