6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013
4.3 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN
HÀNG TMCP BẮC Á – CHI NHÁNH CẦN THƠ
Chỉ tiêu lợi nhuận chỉ đánh giá được kết quả hoạt động kinh doanh của
Ngân hàng trong một chu kỳ hoạt động chứ không thể xác định được doanh
nghiệp đó đã sử dụng tối đa những nguồn tài sản của mình để mang lại hiệu
quả cho Ngân hàng hay chưa. Vì thế, để đánh giá toàn diện hiệu quả hoạt động
kinh doanh của Ngân hàng, cần căn cứ vào các chỉ tiêu: (1) Lợi nhuận trên tổng tài sản, (2) Lợi nhuận trên tổng thu nhập, (3) Tổng thu nhập trên tổng tài sản, (4) Tổng chi phí trên tổng tài sản, (5) Tổng chi phí trên tổng thu nhập. Các chỉ tiêu sau được thể hiện ở bảng 4.8.
Bảng 4.8: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh
Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng TMCP Bắc Á – Chi nhánh Cần Thơ
Chỉ tiêu Đơn vị tính 2010 2011 2012 6th2012 6th2013
Tổng thu nhập (TTN) Triệu đồng 29.500 43.350 60.580 28.345 41.535
Tổng chi phí (TCP) Triệu đồng 23.200 35.680 50.970 23.493 35.458
Lợi nhuận Triệu đồng 6.300 7.670 9.610 4.852 6.077
Tổng tài sản (TTS) Triệu đồng 227.040 296.000 350.670 321.202 397.800
Lợi nhuận/ tổng tài sản % 2,77 2,59 2,74 1,51 1,6
Lợi nhuận/ tổng thu nhập % 21,36 17,69 15,86 17,12 14,63
TTN/TTS % 12,99 14,65 17,28 8,82 10,94
TCP/TTS % 10,22 12,05 15,54 7,31 9,34
43
Chỉ tiêu lợi nhuận trên tổng tài sản: Chỉ tiêu giúp cho Ngân hàng thấy được khả năng của việc tạo ra lợi nhuận trong việc sử dụng tài sản của Ngân
hàng.
Năm 2010, chỉ tiêu lợi nhuận trên tổng tài sản của Ngân hàng đạt 2,77%, đây là năm đạt chỉ tiêu cao nhất trong giai đoạn 2010 – 6th/2013, chỉ tiêu này cho chúng ta thấy cứ 100 đồng tài sản của Ngân hàng đem đi đầu tư thì mang lại cho Ngân hàng được 2,77 đồng lợi nhuận ròng cho Ngân hàng. Đến năm
2011 chỉ tiêu này giảm xuống, trung bình cứ 100 đồng tài sản đem đi đầu tư trong năm 2011 thì Ngân hàng chỉ nhận được 2,59 đồng lợi nhuận. Nguyên
nhân là do trong năm 2011 cả lợi nhuận và chi phí đều tăng nhưng chi phí tăng
với tỷ lệ cao hơn đã làm cho lợi nhuận sụt giảm so với năm 2010.
Sang năm 2012, tình hình này bắt đầu khởi sắc hơn, khi mà lượng vốn đem đi đầu tư đã bắt đầu có dấu hiệu tăng trưởng cùng chiều với nguồn huy động vào, làm cho khả năng sử dụng tài sản để mang lại lợi nhuận của năm
2012 bắt đầu tăng trở lại. Chỉ tiêu lợi nhuận trên tổng tài sản ở 6th/2013 thể
hiện khả năng sử dụng tài sản trong kỳ có hiệu quả hơn cả, khi mà chỉ trong
vòng 6 tháng Ngân hàng đã đưa mức lợi nhuận trên tổng tài sản tăng cao hơn
0,09% so với cùng kỳ năm 2012, tức là trong 6 tháng này thì 100 đồng tài sản mang đi đầu tư đã mang lại 1,63 đồng lợi nhuận cho Ngân hàng. Qua phân tích chúng ta thấy rằng, khả năng sử dụng tài sản để tạo ra lợi nhuận của Ngân hàng trong giai đoạn 2010 – 6th/2013 còn yếu, do Ngân hàng chưa đem hết tối đa nguồn tài sản của mình để đem đi đầu tư. Năm 2010, là một năm đầu tư có
hiệu quả nhất của Ngân hàng trong giai đoạn này, sang năm 2011 tuy tình hình có dấu hiệu giảm đi nhưng sang năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Ngân
hàng đã có sự điều chỉnh lại trong cơ cấu sử dụng tài sản nên chỉ tiêu lợi nhuận trên tổng tài sảnđã dần dần có sự tăng trưởng trở lại.
Chỉ tiêu lợi nhuận trên tổng thu nhập: Chỉ tiêu này cho thấy được khả năng một đồng doanh thu (hay thu nhập) mang về sẽ đem lại bao nhiêu đồng
lợi nhuận cho Ngân hàng, điều này cho chúng ta thấy được rằng không phải
Ngân hàng hoạt động mang về thu nhập cao thì sẽ có nhiều lợi nhuận, mà Ngân hàng cần phải kết hợp giữa việc tăng thu nhập và giảm thiểu chi phí đầu
ra thì mới mang lại hiệu quả hoạt động cao.
Nhìn vào bảng 4.8 ta thấy chỉ tiêu lợi nhuận trên tổng thu nhập của Ngân hàng có chiều hướng giảm qua các năm, cao nhất ở năm 2010 (21,36%) sau đó
giảm mạnh ở năm 2011 và tiếp tục giảm ở những năm sau đó, nguyên nhân là
do trong năm 2011 tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu chi phí lại tăng cao hơn chỉ
44
mạnh, khiến cho 100 đồng thu nhập mà Ngân hàng mang về chỉ còn lại 17,69 đồng lợi nhuận. Đến năm 2012 và 6th/2013 chỉ tiêu này tiếp tục giảm nhẹ vẫn
do sự tăng trưởng nhanh hơn của chi phí so với thu nhập, đây là một dấu hiệu đáng báo động đòi hỏi trong thời gian tới Ngân hàng cần giảm bớt tối đa hơn
nữa các chi phí, tích cực tìm kiếm các nguồn vốn với lãi suất thấp và gia tăng
các hoạt động đầu tư để giảm thiểu chi phí và tăng thêm nguồn thu nhập cho
Ngân hàng.
Tổng thu nhập trên tổng tài sản: Đây cũng là một chỉ tiêu đo lường hiệu
quả sử dụng tài sản của Ngân hàng.
Như phân tích ở phần 4.1.1 chúng ta có thể thấy được rằng tổng tài sản
của Ngân hàng luôn tăng qua các năm, nhưng về cơ cấu thì có sự thay đổi khá
rõ rệt ở giai đoạn từ năm 2010 sang năm 2011, trong khoản thời gian này hai thành phần chủ yếu trong cơ cấu tài sản của Ngân hàng là chỉ tiêu cho vay khách hàng. Đây là một một nguồn đầu tư mang lại lợi nhuận chủ yếu cho
Ngân hàng, việc cho vay của Ngân hàng liên tục tăng đã làm cho chỉ tiêu này
tăng đều qua các năm 2011.
Sang năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, trong khoảng thời gian này về cơ cấu tài sản không có sự thay đổi nhiều so với năm 2011 và 6 tháng đầu năm
2012, chỉ tiêu cho vay khách hàng vẫn là một tài sản có cơ cấu lớn nhất của
Ngân hàng trong khoản thời gian này, và tiếp tục mang lại nguồn thu nhập từ
lãi cao cho Ngân hàng. Cơ cấu đầu tư tài sản của Ngân hàng trong giai đoạn phân tích luôn hướng tới các tài sản sinh lời nên đảm bảo được khả năng thu
nhập cho Ngân hàng. Xét về cơ cấu cũng như khả năng sử dụng tài sản của Ngân hàng để tạo ra lợi nhuận của Ngân hàng khá tốt, đây là điểm Ngân hàng cần pháthuy hơn nữa để mang lại hiệu quả tối ưu trong hoạt động kinh doanh
của Ngân hàng.
Tổng chi phí trên tổng tài sản: Chỉ tiêu này của Ngân hàng giúp xác định được phần trăm chi phí phải bỏ ra trong việc sử dụng tài sản của Ngân hàng. Cho thấy khả năng quản lý chi phí của Ngân hàng trong hoạt động kinh doanh.
Nhìn chung, giai đoạn 2010 – 6th/2013 tỷ lệ này của Ngân hàng luôn có dấu hiệu tăng qua từng năm, đây là một dấu hiệu không tốt đối với hoạt động
kinh doanh của Ngân hàng, cho thấy được sự yếu kém trong khâu quản lý chi
phí của Ngân hàng. Nổi bật hơn hết là sự gia tăng của chỉ tiêu này từ 12,05% ở năm 2011, tăng lên 14,54% ở năm 2012, nguyên nhân là do trong năm 2012 lượng vốn huy động của Ngân hàng tăng lên khá cao làm cho lượng chi phí trả
lãi của Ngân hàng cũng tăng theo, bên cạnh đó các chi phí hoạt động khác
45
tăng 42,9% so với năm 2011, trong khi tổng tài sản của Ngân hàng chỉ tăng hơn 18,47% so với năm 2011, điều này đã dẫn đến sự gia tăng khá cao trong
chỉ tiêu chi phí trên tổng tài sản của Ngân hàng. Sang 6 tháng đầu năm 2013 tỷ
lệ này vẫn ở mức cao và chiếm hơn một nữa so với tỷ lệ của cả năm 2012, đây
là một dấu hiệu không tốt. Vì vậy, Ngân hàng cần có những kế hoạch quản lý
chi phí có hiệu quả hơn nữa trong những tháng cuối năm 2013 và ở những năm tiếp theo để giảm bớt sự gia tăng của chi phí và đem lại hiệu quả hoạt động của Ngân hàng trong tương lai.
Tổng chi phí trên tổng thu nhập: Trong phân tích các chỉ tiêu đánh giá
hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ngoài việc phân tích chỉ tiêu chi phí trên tổng tài sản mà còn nên phân tích tỷ lệ chi phí so với thu nhập của Ngân hàng để thấy được khả năng bù đắp thu chi trong Ngân hàng.
Qua hình ta thấy cứ 100 đồng thu nhập mang về thì Ngân hàng phải chi
trả từ 78 đồng đến 85 đồng cho chi phí sử dụng tài sản, đây là một tỷ lệ chi phí
trên thu nhập khá cao nhưng nó vẫn thấp hơn 1, tức là Ngân hàng hoạt động
vẫn có hiệu quả và đảm bảo khả năng tạo ra lợi nhuận cho Ngân hàng. Năm
2010, tỷ lệ này đạt 78,64% đây là năm mà Ngân hàng tốn ít chi phí nhất trong
hoạt động kinh doanh, tuy nhiên sang năm 2011 tỷ lệ này tăng lên khá cao ở
mức 82,31% có nghĩa là cứ 100 đồng thu nhập mang về thì Ngân hàng phải trả 82,31 đồng chi phí và tiếp tục tăng đến 84,14% trong năm 2012, 6 tháng đầu năm 2013 tỷ lệ này còn vượt trội hơn so với cả năm 2012 và cùng kỳ năm trước, đây tiếp tục là một dấu hiệu đáng lo ngại cần được Ngân hàng chú ý nhiều hơn nữa để có thể tối thiểu hóa chi phí cho Ngân hàng.