6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013
4.1.1 Tài sản và hiệu quả sử dụng tài sản của Ngân hàng
4.1.1.1 Tài sản của Ngân hàng từ năm 2010 – 6th/2013
Việc tiến hành phân tích tổng quát tài sản sẽ cho ta thấy được cơ cấu sử
dụng vốn của Ngân hàng. Qua cơ cấu sử dụng vốn, giúp ta thấy được tỷ trọng
sinh lời của tài sản cao hay thấp, có những biến động thế nào, mức lợi nhuận
ra sao và Ngân hàng phải chấp nhận những rủi ro gì trong hoạt động kinh
doanh của mình. Tất cả những điều này được trình bày ở bảng 4.1.
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy được tình trạng phát triển tài sản của Ngân
hàng qua các năm đều tăng đáng kể với số lượng tăng cao từ khoảng 50 đến
gần 70 tỷ đồng, cao nhất là từ năm 2010 đến 2011 với mức tăng lên đến
68.960 triệu đồng (tăng 30,37% so với năm 2010). Sự gia tăng đột biến trên không tránh khỏi sự thay đổi trong cơ cấu tài sản của Ngân hàng.
Về chỉ tiêu tiền mặt tại đơn vị không có nhiều sự thay đổi trong cơ cấu
giữa các năm và luôn chiếm tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu tài sản của Ngân hàng (cao nhất là 1,98% năm 2010 và thấp nhất là 1,26% năm 6/2013). Lý do đây là tài sản không sinh lời của Ngân hàng nên hầu hết tất cả các Ngân hàng đều muốn
giảm thiểu tối đa chỉ tiêu này để sử dụng số tài sản đó vào công việc khác
nhằm đem lại lợi nhuận cho Ngân hàng. Tuy nhiên, chỉ tiêu về tiền mặt cũng
không thể thiếu trong cơ cấu tài sản của Ngân hàng bởi đây là một tài sản có
tính thanh khoản cao, sự có mặt của nó giúp Ngân hàng giảm thiểu được các
vấn đề về rủi ro thanh khoản. Đây cũng là lý do Ngân hàng Bắc Á luôn luôn
giữ số dư tài sản này ở mức tỷ lệ nhất định theo quy định của Ngân hàng Nhà
nước.
21
Bảng 4.1: Cơ cấu Tài sản của Ngân hàngTMCP Bắc Á – Chi nhánh Cần Thơ giai đoạn 2010 – 6th/2013
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 6
th/2012 6th/2013
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
1. Tiền mặt tại
đơn vị 4.500 1,98 5.000 1,69 5.200 1,48 5.020 1,56 5.000 1,26
2. Tiền gửi tại NHNN 12.180 5,36 27.500 9,29 34.260 9,77 27.656 8,61 16.970 4,27 3. Tiền gửi tại các tổ chức tín
dụng trong và ngoài nước 6.800 2,99 11.2 3,78 7.200 2,05 8.560 2,66 - -
4. Cho vay khách hàng 191.000 84,13 240.000 81,08 290.860 82,94 267.166 83,18 344.750 86,66 5. Tài sản cố định 10.200 4,49 8.800 2,97 9.400 2,68 9.150 2,85 9.120 2,29 6. Tài sản có khác 2.360 1,04 3.500 1,18 3.750 1,07 3.650 1,14 3.960 0,99
Tổng Tài sản 227.040 100 296.000 100 350.670 100 321.202 100 397.800 100
22
Cần Thơ đó là phần gửi tại NHNN. Nhìn vào bảng số liệu, ta có thể thấy ngay được sự tăng trưởng vượt bậc của chỉ tiêu này qua các năm, đây là một trong
những tài sản có sự thay đổi trong cơ cấu rõ rệt nhất trong giai đoạn 2010 – 6th/2013. Cụ thể năm 2010 chỉ tiêu này đạt 12.180 triệu đồng chiếm 5,36% đây
là chỉ tiêu chiếm tỷ lệ lớn thứ hai sau khoản cho vay khách hàng trong tổng tài sản của Ngân hàng. Sang năm 2011, 2012 số tiền gửi tại NHNN có sự tăng trưởng đáng kể lần lượt 27.500 triệu đồng chiếm 9,29% (2011) và 34.260 triệu đồng chiếm 9,77% (2012). Tuy nhiên, sang 6 tháng đầu năm 2013 chỉ
tiêu này giảm đáng kể, chỉ chiếm tỷ trọng là 4,27% trong cơ cấu tài sản 6 tháng đầu năm 2013. Trong 3 năm 2010, 2011, 2012 tỷ trọng của chỉ tiêu tiền
gửi tại NHNN luôn tăng, chứng tỏ rằng công tác huy động vốn để tạo ra nguồn
tài sản của Ngân hàng đang phát triển rất tốt. Tuy nhiên số tiền này lại không được Ngân hàng tận dụng đem đi cho vay để mang lại lợi nhuận nhiều hơn
trong hoạt động kinh doanh mà lại đem gửi tại NHNN. Lý do là ở thời điểm từ
năm 2011 đến nay nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, nợ xấu trong ngành Ngân
hàng tăng cao và lãi suất trên thị trường có nhiều biến động, điều đó đã làm cho Ngân hàng cần có một sự đảm bảo an toàn cao hơn là việc sử dụng toàn bộ phần vốn đem cho vay, đến 6 tháng đầu năm nay do tình hình kinh tế đã có dấu hiệu hồi phục trở lại nên Ngân hàng đã giảm khoản tiền gửi ở NHNN và sử dụng cho hoạt động kinh doanh.
Một chỉ tiêu nữa cũng chiếm một tỷ lệ tương đối trong tổng tài sản của
Ngân hàng là tiền gửi tại các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước, cụ thể trong năm 2010 chiếm 2,99% trong tổng tài sản sang năm 2011 chỉ tiêu này
tăng lên 64,71% so với năm 2010 với mức tăng 4.400 triệu đồng, lý do là Ngân hàng muốn tận dụng tối đa nguồn vốn nhàn rỗi để gửi tiền vào Ngân hàng khác nhằm hưởng chênh lệch lãi suất, đến 6 tháng đầu năm 2013 chỉ tiêu này tụt hoàn toàn về 0 là do vào ngày 18/06/2012 NHNN đã ban hành Thông
tư số 21/2012/TT-NHNN về việc cấm gửi tiền ở các tổ chức tín dụng khác (trừ
tiền gửi thanh toán) nên Ngân hàng đã vội vàng rút hết các khoản tiền gửi tại
các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước.
Chỉ tiêu thứ tư là chỉ tiêu cho vay khách hàng, trong năm 2011 (tỷ trọng
giảm xuống chỉ còn 81,08%), trong khi năm 2010 chi tiêu này đạt tới 84,13% trong tổng cơ cấu tài sản. Sự sụt giảm đó không làm thay đổi nhiều lắm trong
toàn bộ cơ cấu tài sản trong năm 2011. Sang năm 2012 và 6 tháng đầu năm
2013 chỉ tiêu này tăng trưởng khoảng từ 50 đến trên 70 tỷ đồng mỗi năm (từ
240.000 triệu đồng năm 2011, sang năm 2012 là 290.860 triệu đồng và 6 tháng
đầu năm 2013 là 344.750 triệu đồng) và chiếm tỷ lệ ngày càng cao trong cơ
23
Ngân hàng cho nên Ngân hàng cần chú ý nhiều hơn trong cơ cấu đầu tư tài sản
trong những năm tiếp theo để đảm bảo sự hiệu quả trong hoạt động kinh doanh
và mang lại lợi nhuận cao cho Ngân hàng.
Cuối cùng là hai tài sản có tỷ lệ ổn định nhất trong cơ cấu tài sản đó là tài sản cố định và các tài sản có khác của Ngân hàng, hai tài sản này có tỷ trọng
khá ổn định qua từng năm và chiếm tỷ lệ vừa phải trong cơ cấu tài sản của
Ngân hàng.
4.1.1.2 Phân tích tín dụng của Ngân hàng từ năm 2010 – 6th/2013
Như đã nói ở trên, nghiệp vụ tín dụng từ xưa đến nay vẫn là nghiệp vụ
kinh doanh chủ yếu mang lại thu nhập cho các NHTM nói chung và Ngân hàng Bắc Á – Chi nhánh Cần Thơ nói riêng. Các khoản tín dụng của Ngân hàng có chất lượng tốt khi hiệu quả sử dụng vốn cao, an toàn và mang lại hiệu
quả kinh tế cho chủ thể sử dụng đồng thời mang lại một mức lợi nhuận cao
cho Ngân hàng. Do đó, việc phân tích khoản đầu tư tín dụng là nội dung quan
trọng không thể thiếu trong việc phân tích hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Từ việc phân tích này sẽ giúp các nhà quản trị Ngân hàng có thể xác định được những rủi ro đang và sẽ xảy ra để từ đó có thể đưa ra những giải
pháp thích hợp nhằm hạn chế rủi ro và nâng cao chất lượng tín dụng của Ngân hàng. Tình hình hoạt động tín dụng được trình bày ở bảng 4.2 và hình 4.1.
Qua số liệu ở bên dưới ta thấy tình hình cho vay của Ngân hàng đều tăng qua các năm chủ yếu là cho vay ngắn hạn. Doanh số cho vay có sự tăng mạnh
từ năm 2010 sang năm 2011 (tăng 46.960 triệu đồng tương đương 19,43% so
với năm 2010). Do tình hình kinh tế khó khăn, nhiều doanh nghiệp làm ăn
thua lỗ nên Ngân hàng hầu như bỏ qua cho vay công nghiệp và doanh nghiệp
có quy mô lớn mà tập trung vào cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ để tránh làm gia tăng tỷ lệ nợ xấu. Sang năm 2012 với sự tăng trưởng về nguồn vốn huy động nên Ngân hàng tiếp tục phát triển nghiệp vụ tín dụng để làm tăng
khả năng sinh lời của nguồn vốn huy động, cụ thể trong năm 2012 doanh số
cho vay của Ngân hàng tiếp tục tăng đạt 309.820 triệu đồng (tăng 21.960 triệu đồng tương đương 7,63% so với năm 2011), và đối tượng cho vay của Ngân hàng trong thời gian này cũng chỉ là những khách hàng truyền thống có mối
quan hệ lâu dài với Ngân hàng. Đến cuối quý2 năm 2013 doanh số gần như là
ngang bằng so với cùng kỳ năm ngoái với mức tăng là 167.720 triệu đồng so
với 167.680 triệu đồng ở 6 tháng đầu năm 2012.
Hai chỉ tiêu doanh số thu nợ và tổng dư nợ luôn tỷ lệ thuận với nhau qua các năm, năm 2010 doanh số thu nợ của Ngân hàng tăng cao lý do trong năm
24
Bảng 4.2: Kết quả tín dụng tại Ngân hàng TMCP Bắc Á – Chi nhánh Cần Thơ giai đoạn 2010 – 6th/2013
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu Đơn vị tính 2010 2011 2012 6th/2012 6th/2013
1.Doanh số cho vay Triệu đồng 240.900 287.860 309.820 167.680 167.720 2.Doanh số thu nợ Triệu đồng 199.900 238.860 258.960 140.514 113.830
3.Tổng dư nợ Triệu đồng 191.000 240.000 290.860 267.166 344.750
4.Dư nợ bình quân Triệu đồng - 215.500 265.430 253.583 317.810
5.Vốn huy động Triệu đồng 220.000 280.640 323.180 299.890 346.230
6.Hệ số thu nợ % 82,98 82,97 83,58 83,79 67,87
7.Vòng quay vốn tín dụng Vòng - 1,11 0,98 0,55 0,36
8.Tổng dư nợ/Vốn huy động Lần 0,87 0,86 0,9 0,89 0,995
9.Nợ xấu Triệu đồng - - - - 2.635
10.Nợ xấu/Tổng dư nợ % - - - - 0,76
25 0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2
tồn đọng ở năm 2009 dẫn đến việc thu nợ lớn hơn so với dư nợ. Dư nợ bình quân của Ngân hàng luôn nằm ở mức ổn định và hệ số thu nợ của Ngân hàng luôn ở mức trên 80%, đây là một thành tích đáng khích lệ trong công tác thu
hồi nợ của Ngân hàng, đó là kết quả của việc thường xuyên đôn đốc kiểm tra,
giám sát khách hàng trả nợ và có những biện pháp xử lý, thu hồi nợ thích hợp
khi phát hiện các vấn đề phát sinh. Sang năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
tổng dư nợ lại có dấu hiệu tăng trở lại như đã nói ở trên nguyên nhân là do công tác tín dụng năm nay tiếp tục phát triển và để nguồn vốn huy động không
bị bỏ phí, đồng thời cũng mang lại một phần thu nhập cho Ngân hàng. Công tác thu hồi nợ năm 2012 vẫn được đẩy mạnh kéo theo đó vẫn giữ được hệ số
thu nợ ở mức trên 80%. Dư nợ 6 tháng đầu năm nay vẫn tăng mạnh so với
cùng kỳ năm ngoái, với mức tăng là 77.584 triệu đồng do tình hình kinh tế năm nay đã bắt đầu ổn định trở lại và lãi suất cho vay đầu ra của Ngân hàng ở
những tháng đầu năm 2013 cũng bắt đầu sụt giảm so với năm 2012 nên nhu cầu vay vốn của khách hàng đã được gia tăng.
Về chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng, đây là chỉ tiêu đo lường tốc độ luân
chuyển vốn tín dụng của Ngân hàng, nên thời gian thu hồi nợ nhanh hay chậm
có ảnh hưởng rất nhiều đến chỉ tiêu này. Qua hình 4.1 ta thấy được tình trạng
luân chuyển vốn của Ngân hàng trong thời gian qua có sự biến động mạnh liên tục giảm qua các năm.
Đơn vị tính: vòng 1,1 0,98 0,55 0,36 2011 2012 6th/2012 6th/2013
Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng TMCP Bắc Á – Chi nhánh Cần Thơ
26
Cụ thể, năm 2011 vòng quay vốn tín dụng (còn gọi là chỉ tiêu doanh số
thu nợ trên dư nợ bình quân) của Ngân hàng là 1,11 vòng, sang năm 2012
giảm xuống 0,98 vòng (giảm 0,12 vòng so với năm 2011), đến 6 tháng đầu năm nay là 0,36 vòng giảm 0,19 vòng so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này cho thấy Ngân hàng đẩy mạnh việc cho vay trung và dài hạn bên nhưng bên cạnh đó cũng phản ánh công tác thu hồi nợ thời gian gần đây còn gặp nhiều khó khăn, cần phải đẩy mạnh hơn nữa công tác thu hồi nợ của các nhân viên tín dụng của Ngân hàng.
Chỉ tiêu vốn huy động qua các năm luôn có sự tăng trưởng khá đều và qua số liệu 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm nay thì ta thấy việc huy động vốn thường được đẩy mạnh vào thời điểm đầu năm và thưa dần về cuối năm việc vốn huy động tăng cũng lý giải cho tổng dư nợ tín dụng cũng tăng đều ở các năm, điều này đã làm cho tỷ lệ tổng dư nợ trên vốn huy động của
Ngân hàng qua các năm ở mức trên 0,8 lần và tăng vào đầu năm nay 0,995 lần (tăng 0,095 lần so với cùng kỳ năm trước), nguyên nhân là do trong khoảng
thời gian gần đây Ngân hàng chú trọng nhiều hơn trong việc phát triển sản
phẩm và dịch vụ khách hàng như dịch vụ thanh toán, phát hành thẻ ATM, thẻ
Master Card,… làm tăng khả năng huy động vốn của Ngân hàng. Như vậy,
nhìn khái quát ta có thể thấy được tình trạng tổng dư nợ trên vốn huy động
luôn có dấu hiệu tăng qua các năm, cho thấy các vấn đề rủi ro về thanh khoản
của Ngân hàng là khó có thể xảy ra.
Nợ xấu là chỉ tiêu thể hiện chất lượng nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng. Theo bảng số liệu thì Ngân hàng Bắc Á – Chi nhánh Cần Thơ kiểm soát nợ
xấu rất tốt, nợ xấu của Ngân hàng chỉ xuất hiện vào 6 tháng đầu năm nay,
nguyên nhân là do Ngân hàng tập trung cho vay những khách hàng có uy tín với Ngân hàng, vào các năm 2010 2011 thì nền kinh tế gặp khó khăn các
doanh nghiệp sản xuất phá sản hàng loạt, nắm bắt được vấn đề đó Bắc Á Bank đã siết chặt vấn đề cho vay các doanh nghiệp lớn mà chỉ tập trung cho vay thương mại dịch vụ và các doanh nghiệp vừa và nhỏ, bên cạnh đó việc cho các
doanh nghiệp vay trung hạn cũng góp phần làm giảm nợ xấu của Ngân hàng. Tuy nhiên nền kinh tế vẫn đang gặp khó khăn nên dù có những biện pháp
phòng ngừa tốt như thế nào thì vẫn không tránh được việc các doanh nghiệp,
cá nhân hộ sản xuất làm ăn thua lỗ, chính vì thế đến 6 tháng đầu năm nay nợ
xấu đã xuất hiện ở Ngân hàng, cụ thể là 2.635 triệu đồng và số nợ xấu này là của khách hàng cá nhân hộ sản xuất, Bắc Á Bank đã quản lý nợ xấu rất tốt nền
kinh tế vẫn còn đang gặp rất nhiều khó khăn vì thế Bắc Á Bank cần phát huy
hiệu quả trong công tác kiểm soát nợ xấu, làm được điều này sẽ góp phần đem
27