Thực trạng huy động vốn của Ngân hàng qua các năm

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần bắc á – chi nhánh cần thơ (Trang 37 - 42)

6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013

4.1.2Thực trạng huy động vốn của Ngân hàng qua các năm

4.1.2.1 Nguồn vốn và cơ cấu Nguồn vốn của Ngân hàng

Như chúng ta đã biết nguồn vốn là thành phần không thể thiếu để đảm

bảo cho sự tồn tại của các hoạt động trong Ngân hàng. Các thành phần tạo nên nguồn vốn của Ngân hàng cũng vô cùng đa dạng và chiếm tỷ lệ khác nhau

giữa các Ngân hàng chẳng hạn như: các Ngân hàng quốc doanh thì nguồn vốn

chủ yếu do Nhà nước cấp, Ngân hàng liên doanh thì do các bên liên doanh

đóng góp, còn các Ngân hàng thương mại cổ phần trong đó có Ngân hàng Bắc

Á thì nguồn vốn chủ yếu do các cổ đông đóng góp và một phần lớn nguồn vốn

giúp cho Ngân hàng có thể hoạt động lâu dài đó là các nguồn vốn huy động từ bên ngoài. Để biết được tình hình phát triển nguồn vốn của Ngân hàng qua các

năm 2010, 2011, 2012 và 6th/2013 ta đi vào phân tích các chỉ tiêu nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng, các chỉ tiêu trên được trình bày ở bảng 4.3.

Nhìn chung ta thấy tổng nguồn vốn Ngân hàng luôn tăng cao qua các năm và phần lớn là nguồn vốn được huy động từ tiền gửi của khách hàng. Cụ

thể, năm 2011 tổng nguồn vốn Ngân hàng đạt 296.000 triệu đồng (tăng 68.960

triệu đồng tương đương 30,37% so với năm 2010), trong đó nguồn vốn huy động đạt đến 280.640 triệu đồng chiếm hơn 94% trong tổng cơ cấu nguồn vốn Ngân hàng. Sang năm 2012, sau khi Ngân hàng Nhà nước áp dụng mức trần

lãi suất huy động 12%/năm đã gây không ít khó khăn trong hệ thống Ngân

hàng làm cho tổng nguồn vốn Ngân hàng tiếp tục tăng nhưng có phần giảm

nhẹ hơn so với năm ngoái (tăng thêm 18,47%, đạt 350.670 triệu đồng). Đến

6th/2013 tỷ lệ tăng của tổng nguồn vốn vẫn giữ mức tăng đặt 18,24% tức là

tăng thêm 58.598 triệu đồng so với cuối năm 2012. Trong thời gian này thì các khoản tiền gửi từ khách hàng vẫn là nguồn vốn huy động chủ yếu của Ngân

hàng (chiếm hơn 91% trong tổng nguồn vốn).

Thực trạng tăng trưởng của nguồn vốn huy động là một dấu hiệu rất khả quan đối với Ngân hàng, tuy nhiên trong cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng thì ngoài khoản tiền gửi của khách hàng luôn chiếm tỷ lệ cao qua các năm thì còn có hai chỉ tiêu nữa không thể thiếu đó là các khoản nợ khác và vốn và các quỹ

của Ngân hàng. Nhìn chung, hai khoản này luôn ổn định qua các năm và

chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng. Đó là do Ngân

hàng Bắc Á – Chi nhánh Cần Thơ là một Ngân hàng nhỏ trong hệ thống Ngân

hàng TMCP Bắc Á, nên các hoạt động kinh doanh còn rất hạn chế theo qui định của Ngân hàng Hội sở nên khả năng sử dụng tối đa các nguồn vốn huy động được cho kinh doanh để tạo ra lợi nhuận là không thể, do vậy lợi nhuận

28

Bảng 4.3: Cơ cấu Nguồn vốn của Ngân hàng TMCP Bắc Á – Chi nhánh Cần Thơ giai đoạn 2010 – 6th/2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

Khoản mục 2010 2011 2012 6

th

/2012 6th/2013

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

1. Tiền gửi của khách hàng 220.000 96,89 280.640 94,81 323.180 92,16 299.890 93,36 346.230 91,16 2. Các khoản nợ khác 2.500 1,10 3.150 1,06 5.670 1,62 4.250 1,32 5.670 1,49 3. Vốn và các quỹ 4.540 1,99 12.210 4,13 21.820 6,22 17.062 5,31 27.900 7,35 Tổng nguồn vốn 227.040 100 296.000 100 350.670 100 321.202 100 379.800 100 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

29 0% 20% 40% 60% 80% 100% 2010 2011 2012 6th/2012 6th/2013 Tổ chức Cá nhân

được tạo ra cũng không thể nhiều và song song việc đó là các khoản nợ khác

cũng không thể vượt mức qui định của Ngân hàng Hội sở.

4.1.2.2 Huy động vốn của Ngân hàng

Yếu tố quan trọng hàng đầu trong hoạt động của Ngân hàng là vốn. Với

chức năng trung gian tài chính là “đi vay để cho vay” nên Ngân hàng cần phải

có một nguồn vốn đủ mạnh để đảm bảo chi trả và đáp ứng nhu cầu vay vốn

của các thành phần kinh tế, góp phần mang lại thu nhập cho khách hàng cũng

như tạo lợi nhuận cho Ngân hàng. Chính vì vậy, Ngân hàng luôn tìm mọi biện

pháp tích cực để huy động vốn nhàn rỗi từ các tổ chức kinh tế, các tầng lớp

dân cư với các hình thức như: tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền

gửi tiết kiệm. Cụ thể tình hình huy động vốn của Ngân hàng qua ba năm được

trình bày ở bảng 4.4 và hình 4.2.

Theo tỷ lệ các thành phần trong tổng nguồn vốn chúng ta thấy được

nguồn vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu của Ngân hàng Bắc Á – Chi nhánh Cần Thơ, chiếm hơn 90% tổng nguồn vốn qua các năm 2010, 2011, 2012 và 6

tháng đầu năm 2013. Trong cơ cấu nguồn vốn huy động của Ngân hàng gồm

có hai thành phần chính đó là: Tiền gửi của tổ chức kinh tế và tiền gửi của các

khách hàng cá nhân.

26,14 27,88 27,03 28,07 25,75

73,86 72,12 72,97 71,93 74,25

Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng TMCP Bắc Á – Chi nhánh Cần Thơ

Hình 4.2 Cơ cấu nguồn vốn huy động của Ngân hàng giai đoạn 2010 – 6th/2013

30

Bảng 4.4: Huy động vốn của Ngân hàng TMCP Bắc Á – Chi nhánh Cần Thơ giai đoạn 2010 – 6th/2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng TMCP Bắc Á – Chi nhánh Cần Thơ

Khoản mục 2010 2011 2012 6th/2012 6th/2013 2011/2010 2012/2011 6

th

/2013/ 6th/2012

Số tiền % Số tiền % Số tiền % (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.Tiền gửi của cá nhân 162.500 202.400 235.830 215.720 257.060 39.900 24,55 33.430 16,52 41.340 19,16 2.Tiền gửi của TCKT 57.500 78.240 87.350 84.170 89.170 20.740 36,07 9.110 11,64 5.000 5,94 Tổng Vốn huy động 220.000 280.640 323.180 299.890 346.230 60.640 60,62 42.540 28,16 46.340 25,1

31

Nhìn vào hình ta thấy nguồn vốn huy động từ tiền gửi của các cá nhân

chiếm một tỷ lệ khá cao trong cơ cấu nguồn vốn huy động trong giai đoạn

2010 – 6th/2013, các khoản tiền gửi của cá nhân này phần lớn là tiền gửi tiết

kiệm có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng của khách hàng, phần còn lại là tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn từ trên 6 tháng đến dưới 12 tháng, các khoản tiền

gửi tiết kiệm khác và các khoản tiền gửi thanh toán trong Ngân hàng. Về cơ

cấu của loại tiền gửi này cũng khá ổn định qua 3 năm 2010, 2011 và 2012, riêng ở 6 tháng đầu năm 2013 thành phần tiền gửi của cá nhân có sự tăng trưởng cao hơn so với 6 tháng đầu năm 2012 (tăng 2,32% đạt 74,25% trong

tổng cơ cấu nguồn vốn huy động).

Thành phần còn lại trong cơ cấu nguồn vốn huy động của Ngân hàng hàng là khoản tiền gửi từ các tổ chức kinh tế, khoản tiền này một phần là tiền

gửi có kỳ hạn chiếm khoản 90% còn lại là các khoản tiền gửi thanh toán của

các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế xã hội. Biến động ngược chiều với

tiền gửi từ các khách hàng cá nhân và hộ gia đình, tiền gửi từ TCKT có dấu

hiệu giảm ở năm 2010 và tăng lên ở năm 2011, tuy nhiên ở năm 2012 thì ko giữ được phong độ đó chỉ tiêu này có sự giảm nhẹ 0,85% so với 2011, riêng 6

tháng đầu năm 2012 thì chỉ tiêu này có tỷ lệ khá cao so với những tháng đầu năm nay.

Qua phân tích cơ cấu nguồn vốn huy động chúng ta thấy được sự thay đổi về số tiền cũng như tỷ trọng cơ cấu nguồn vốn huy động của Ngân hàng

qua các năm khá phức tạp không đi theo một chiều cụ thể mà có sự thay đổi rõ rệt giữa các năm. Để phản ánh chính xác sự thay đổi này và các nguyên nhân

thay đổi chúng ta đi sâu vào phân tích tình hình huy động vốn của Ngân hàng

giai đoạn 2010 - 6th/2013.

Về tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn huy động, nhìn vào bảng số liệu ta

thấy trong thời gian qua nguồn vốn huy động của Ngân hàng luôn đạt mức tăng trưởng cao mang lại hiệu quả huy động cao trong hoạt động của Ngân

hàng. Cụ thể, năm 2010 Ngân hàng huy động được 220.000 triệu đồng (trong đó tiền gửi của TCKT chiếm 57.500 triệu đồng và tiền gửi của cá nhân đạt

162.500 triệu đồng), sang năm 2011 tổng số vốn huy động tăng 60.640 triệu đồng đạt 280.640 triệu đồng (tăng 27,56% so với năm 2010). Song song với

tốc độ tăng trưởng của tổng nguồn vốn huy động thì tốc độ tăng trưởng của

từng thành phần trong cơ cấu là khá cao: tiền gửi của cá nhân tăng 24,55% và tiền gửi từ các TCKT tăng 36,07% so với năm 2010. Đây là một dấu hiệu tích

cực vì năm 2011 được đánh dấu là một năm khó khăn nhất trong thời gian qua

32

hàng, điều này cho thấy rằng ở vào thời gian hậu khủng hoảng kinh tế thế giới

Ngân hàng Bắc Á – Chi nhánh Cần Thơ đã tích cực nhận ra được những khó khăn trong nền kinh tế và chấp nhận đối đầu với khó khăn, Ngân hàng đã không ngừng tiềm kiếm các khách hàng tiềm năng, cung cấp nhiều gói dịch vụ

tiện ích đồng thời tổ chức nhiều chương trình khuyến mãi lớn với nhiều giải thưởng hấp dẫn nhằm thu hút khách hàng gửi tiền vào Ngân hàng. Đến năm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2012, tổng nguồn vốn huy động tiếp tục tăng thêm 42.540 triệu đồng so với năm 2011, trong khi đó tiền gửi của cá nhân tăng 33.430 triệu đồng, tiền gửi

của TCKT năm 2012 cũng tăng nhẹ ở mức 9.110 triệu đồng, điều này cho thấy

tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp trong năm 2012 có dấu hiệu đi

xuống nên đã giảm số tiền gửi có kỳ hạn vào Ngân hàng để giành số tiền nhàn rỗi đó cho việc sản xuất kinh doanh và thực hiện các nghiệp vụ thanh toán qua

Ngân hàng. Tình hình này tiếp tục kéo dài đến 6 tháng đầu năm 2013 làm cho

lượng tiền gửi của TCKT vẫn tăng rất ít với mức tăng 5,94% so với 6 tháng đầu năm 2012, tiền gửi của cá nhân vẫn ở mức tăng cao hơn so với TCKT,

nguyên nhân là do trong thời gian gần đây Ngân hàng vẫn chú trọng nhiều hơn trong công tác huy động vốn từ dân cư với các chương trình khuyến mãi và lãi suất ưu đãi cho đối tượng khách hàng cá nhân gửi tiền tiết kiệm vào Ngân hàng.

4.2 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG

TMCP BẮC Á – CHI NHÁNH CẦN THƠ

Thu nhập, chi phí và lợi nhuận là những chỉ tiêu tài chính tổng hợp, nó đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong một thời kỳ nhất định, đồng thời nó cũng phản ánh được chất lượng các nghiệp vụ phát sinh

trong kỳ.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần bắc á – chi nhánh cần thơ (Trang 37 - 42)