Cảm hứng phê phán, tố cáo mãnh liệt

Một phần của tài liệu Phóng sự ngô tất tố và vũ trọng phụng (qua cái nhìn đối sánh) (Trang 59 - 66)

7. Cấu trúc luận văn

2.1.3.Cảm hứng phê phán, tố cáo mãnh liệt

Với nội dung phản ánh là những mặt trái, mặt tiêu cực, những xấu xa, những góc khuất tăm tối của xã hội nên cảm hứng xuyên suốt trong các thiên phóng sự của Ngô Tất Tố và Vũ Trọng Phụng là cảm hứng phê phán tố cáo mãnh liệt. Hai nhà văn với ngòi bút sắc sảo của mình đã bóc trần thực trạng đen tối của xã hội Việt Nam đương thời, đồng thời đã lên tiếng tố cáo chế độ cai trị hà khắc và thâm độc của bọn thực dân phong kiến.

Qua hai tập phóng sự Việc làngTập án cái đình, Ngô Tất Tố bằng cái nhìn sâu sắc tinh vi và lời văn đanh thép như một lời cáo trạng đã lớn tiếng tố lên những tệ lậu mà bọn phong kiến địa chủ gieo rắc ở nông thôn nhưng lại cố che đậy dưới những lớp sơn hào nhoáng mệnh danh là những thuần phong mỹ tục. Đó là tục vào ngôi, tục ăn vạ, tục mua cỗ, đãi phe, khao làng, lễ cúng xôi mới, lế cúng sóc vọng, nuôi gà thờ, là những nghi lễ thờ

thành hoàng làng cầu phiền hà, tốn kém... Đằng sau mỗi hủ tục là cuộc sống bi thảm của người nông dân - những nạn nhân của hủ tục.

Phóng sự của Ngô Tất Tố đã vạch rõ âm mưu của giai cấp thống trị muốn dùng hủ tục thống trị tinh thần và bóc lột của cải vật chất người nông dân. Nhà văn đã mạnh dạn lên án những thế lực nấp sau hủ tục, những thế lực muốn duy trì sự tồn tại của hủ tục để phục vụ cho mục đích thống trị của giai cấp. Các thế lực này được tổ chức từ nhỏ đến lớn, chúng câu kết với nhau mà trực tiếp thực hiện là một thế lực mà người ta gọi là “làng”. Ngô Tất Tố vạch rõ: “Làng là bọn chúng chứ ai đâu”. Đó chính là bọn cường hào địa chủ ở nông thôn, cố tình bảo tồn hủ tục để kiếm miếng ăn, để “xoay tiền” bất chấp sự khốn khổ, cơ cực của những người nông dân đang phải nai lưng ra làm để trang trải vào hủ tục. Chúng không tha cho một ai, không từ một cơ hội nào nếu có thể “bóp nặn” được. Chính vì thế “vào ngôi” cho con để có cái tên giữa làng đáng lễ chỉ mất độ bốn đồng bạc nhưng bác Cả Mão trong “một đám vào ngôi” phải tiêu tốn gần hai trăm bạc vì phải đút tiền cho “Cụ chưởng lễ ba chục, ông chánh hội hai chục, ông lý trưởng mười lăm đồng, ông phó lý và ông phó hội mỗi người mười hai đồng, thư ký, trưởng bạ mỗi người mười đồng, hương trưởng, lý cựu, tộc biểu trương tuần mỗi người năm đồng”. Chưa hết còn phải soạn sửa ăn uống linh đình vì: “Ở chốn thôn quê, ăn uống là sự đầu tiên. Muốn gì thì gì, hễ không có ăn thì việc không thành” [68,29].

Ngô Tất Tố đã vạch rõ cho người đọc thấy bản thân “tục” chưa hẳn đã “hủ” mà làm nên cái hủ lậu và tính chất quái gở của nó chính là sự bóc lột trắng trợn, đến cạn kiệt tình người của bọn cường hào ở làng quê. Đến những kẻ khố rách áo ôm chúng vẫn không tha. Ông Linh Phúc, một người đàn ông góa vợ, một nách nuôi năm đứa con, gia tài chỉ có chiếc đòn gánh trên vai, vì không có tiền để sửa cỗ oản tuần sóc thứ nhất đã phải dỡ nhà ra bán lấy củi, vậy mà đến ngày cúng lễ chúng còn kéo đến nhà ông chè chén “tiếng cười nói vui như ngày Tết. Người ta khen ông Phúc hết lòng lo việc thờ. Người ta bảo ông Phúc phá nhà bán củi thật là một người tháo vát. Người ta tán dương oản ông ấy tốt và chuối ông ấy mẫm. Rồi người ta thúc bách ông đi mua lấy chai rượu nữa”[68,84]. Lời văn của Ngô Tất Tố nhẹ nhàng thuật chuyện mà trĩu

nặng cảm xúc. Đó là nỗi xót xa thương cảm cho cảnh ngộ những người nông dân đang bị hủ tục dồn đẩy đến bước đường cùng. Đó còn là thái độ căm hờn đối với những kẻ vô lương tâm, mất đạo đức. Người đọc cũng thực sự căm ghét những kẻ bất lương, độc ác hơn cả cầm thú, chúng chỉ biết ăn uống và đục khoét của người khác. Thậm chí, chỉ vì một “xâu lòng thờ” chúng cũng làm cho người nông dân phải điêu đứng khổ sở. Bác Hai Đắc, một người nông dân thật thà, hiền lành, vì không hiểu lệ nên chỉ để phần cụ Chưởng lễ một xâu lòng thờ, mà đáng lẽ phải là hai xâu. Khi phát hiện ra bị mất một xâu lòng thờ, cụ Chưởng lễ đã nổi giận “ghép bác vào tội tự nhiên cắt phần của cụ, và bảo cho bác biết việc ấy cụ nhất định đưa lên quan xét” [68, 94]. Trước sự giận dữ của cụ Chưỡng lễ, bác Hai Đắc hết sức sợ hãi suốt hai ngày trời tìm ông Chánh Cựu nhờ giúp đỡ. Ông Chánh Cựu đã trả lời với sự “từng trải” của một người cùng hội: “Nói với con mọt già ấy khó lắm, phi tiền không xong” [68,96]. Và quả thật, từ nhà cụ Chưởng lễ trở về, ông Chánh Cựu đã kết luận: “Tôi biết mà, lão Chưởng lễ làng tôi đểu lắm, cái gì cũng tiền. Tôi đến nói hộ thằng Đắc lão ta nhất định đòi hai điều này: Một là thằng Đắc giết lợn mời làng tế thánh để lấy một xâu lòng thờ biếu hắn; hai là nó đền cho nó trăm bạc. Mà hắn nói một trăm ít ra cũng phải sáu chục mới xong” [68,96]. Bản chất tham lam, độc ác của một tên mọt già đã được vạch trần. Ngòi bút của Ngô Tất Tố đã lách vào tận tâm can để phơi bày lên trang sách bản chất đê tiện của bọn cường hào ở làng quê qua lời nói của chính người trong bọn chúng. Câu kết của ông chủ nhà nói với nhân vật tôi càng làm nổi bật giá trị phê phán: “Ấy ở nhà quê khó thế ông ạ! Có của đã chắc giữ được mà ăn đâu”[68,96]. Vì sao lại có cái điều vô lý là có của mà chưa chắc đã giữ được? Là bởi vì ở nhà quê còn có biết bao nhiêu kẻ như lão Chưởng lễ chuyên sách nhiễu, bòn rút và đục khoét dân lành khiến cho người dân phải rơi vào cảnh bần hàn. Thậm chí còn bức họ đến mức phải chọn cái chết để được giải thoát khỏi sự bất công, oan ức như Lão Sửu trong Một tiệc ăn vạ.

Ngòi bút phê phán của Ngô Tất Tố Không dừng lại ở việc phơi bày những thủ đoạn mà bọn cường hào tìm cách bóp nặn dân chúng mà còn phanh phui một sự thật là ngay giữa bọn chúng với nhau vấn đề tranh giành ăn uống,

tranh giành từng góc chiếu, miếng thịt nhiều khi cũng rất gay gắt. Chỉ vì tranh nhau ngôi chủ tế và cái lăm lợn mà đã xảy ra một cuộc hỗn chiến làm cho nhiều người phải sứt đầu mẻ trán. Mỉa mai hơn, đến các bữa lễ, có làng còn phải đặt ra cái lệ ăn riêng để tránh cái tệ ăn tham của các cụ. Ngô Tất Tố đã kể thật chi tiết về về một mâm cỗ dành cho bọn bề trên của làng. Để các cụ ăn riêng khỏi tranh phần nhau “trong mâm bất cứ món gì cũng đều phải đủ con số sáu. Sáu dò, sáu nem, sáu bông bóng, sáu mực. Cái gì cũng sáu tất cả.” Và nữa, “Các ngài cứ thử tưởng tượng hình dạng mỗi mâm đó ra sao? Sáu lần hai tư, thành ra một trăm bốn tư, một trăm bốn tư bát đĩa xếp vào một đống, kém gì một cái gò nhỏ”[68.271]. Và cố nhiên, trong thế gian này, không có một thứ mâm nào bày được nhiều bát đĩa như thế. Người ta phải bày nó vào chiếc chiếu. Thế rồi khi ăn phần của ai thì người ấy gắp, các cụ chỉ chung nhau một bát nước mắm. Tệ hơn nữa, khi những cái dạ dày không chứa hết thì các cụ cứ phần mình mang về, mỗi phần như vậy cũng phải đến một rổ. Và cứ thế, các cụ cứ việc ăn, việc lấy, dân làng cứ việc góp. Không đóng góp nghĩa là không tuân theo lệ làng thì sẽ bị sổ ngôi, sống không ai ngồi chung, chết không ai khiêng cùng.

Trong phóng sự Tập án cái đình, bằng cảm hứng phê phán, Ngô Tất Tố đã “hạ bệ” một loạt các thành hoàng làng mà người nông dân dưới sự hô hào, cổ động của bọn cường hào địa phương đang ra sức kính cẩn thờ cúng. Dựng lại cái gốc gác đáng ngạc nhiên của các thành hoàng làng (là một ông bốn cẳng, một người mù, một ông tướng cướp, một ông lúc sống chuyên đào tường khoét ngạch hay là một kẻ nói dối và dâm dục…), cùng với cái không khí náo nhiệt, ồn ào của các ngày lễ kỷ niệm các thành hoàng bằng những cuộc thi, những nghi lễ thờ cúng cầu kỳ tốn kém (Cuộc thi giết lợn, Lợn anh

lợn em, Đuổi giặc cho thần, Mỗi năm một lần đán duổi thần hoàng làng…)

nhà văn một mặt chỉ ra một thực tại là thói mê tín dị đoan như một căn bệnh đang tồn tại phổ biến ở nông thôn Việt Nam đồng thời cũng vạch rõ bọn cường hào ở làng quê đã và đang lợi dụng niềm tin và sự sùng bái đó của người dân để được ăn uống phủ phê và kiếm chác. Dưới ngòi bút của Ngô Tất Tố, những sinh hoạt đình làng, những phong tục tập quán, thuần phong mỹ

tục lâu nay được phủ lớp sơn hào nhoáng kia thực sự là những luật lệ, nghi lễ cổ hủ, lạc hậu, được duy trì như một phương tiện, công cụ của giai cấp thống trị. Không dừng lại ở hiện tượng tiêu cực trên bề mặt như Làm dân của Trọng Lang, thông qua nạn xôi thịt ở chốn đình trung, Ngô Tất Tố đã tố cáo gay gắt bọn cường hào, lý dịch lợi dụng hủ tục để bóc lột nhân dân. Đó là lý do chủ yếu cắt nghĩa tại sao những hủ tục vẫn tồn tại từ đời này qua đời khác “như một vị thần thiêng” mà không ai dám động đến.

Giá trị phê phán trong phóng sự của Ngô Tất Tố không chỉ ở chỗ tác giả đã phơi bày tất cả thực tại xấu xa, thối nát, không khí ngột ngạt ở nông thôn mà còn biểu thị thái độ không đồng tình với thực tại ấy, phê phán nghiêm khắc thực tại ấy. Đồng thời nhà văn còn đề cập đến vấn đề phải cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người nông dân, gấp rút giải phóng họ ra khỏi chế độ thực dân nửa phong kiến cũng như ý thức hệ phong kiến. Mặc dù giải pháp mà nhà văn đưa ra ít nhiều còn mang tính cải lương, duy tâm chủ nghĩa: “Hủ tục không phải là thứ kinh thiên địa nghĩa, nó vẫn có thể thay đổi nếu phái trí thức để ý đến sự khai hóa cho dân quê”, song bản thân việc phơi bày trên nhiều trang sách sự thối nát của hủ tục cũng như bản chất của bọn cường hào ở nông thôn với cảm hứng phê phán mãnh liệt cũng phần nào cho thấy giá trị tiến bộ của nhãn quan nhà văn.

Cũng như Ngô Tất Tố, khi đi sâu vào phơi bày những ung nhọt xấu xa của xã hội, cảm hứng chủ đạo trong các phóng sự của Vũ Trọng Phụng là phê phán, tố cáo hết sức mãnh liệt. Như những “trái phá” nổ tung trên văn đàn báo giới lúc bấy giờ, những thiên phóng sự xuất sắc của Thiên Hư, đã “phơi bày, chế nhạo tất cả những cái rởm, cái xấu, cái bần tiện, cái đồi bại của một hạng người, một thời đại” (Lưu Trọng Lư). Mang sẵn trong mình sự “căm uất không nguôi” của một người trí thức nghèo suốt đời điêu đứng bởi đồng tiền trong một xã hội mà có tiền là có tất cả, Vũ Trọng Phụng không giữ được thái độ bình tĩnh, nhẹ nhàng, thâm thúy như Ngô Tất Tố khi phản ánh sự việc, ông muốn đập phá tất cả, muốn tung hê, phủ nhận tất cả cái xã hội “chó đểu” và “vô nghĩa lý” đó. Thái độ đó, tâm trạng đó thấm đẫm trên hầu hết những trang văn của ông, từ cách xây dựng các hình tượng nhân vật, cách dùng từ, đặt câu,

lối so sánh ví von theo kiểu đá móc rất ác ý, tiện đâu đánh đấy, tạo thành một lối hành văn gai góc rất đặc biệt.

Hàng loạt chân dung những con người vô nghĩa lý, con người tha hóa được Vũ Trọng Phụng dựng lên trong các phóng sự của của mình là những minh chứng cho sự vô nghĩa lý của cuộc đời, sự xuống cấp, băng hoại những giá trị đạo đức truyền thống trước sức mạnh vạn năng của đồng tiền. Trong phóng sự Cạm bẫy người, ông chú họ của bồi An đã không lường trước được thủ đoạn gian xảo của đứa cháu yêu quý. Ông tưởng mình là bậc thầy trong làng cờ bạc, đã vỗ ngực huyênh hoang: “đố anh nào bịt được mắt tôi”, “đừng ông nào giở ngón này, ngón nọ”, hay “đố người nào nhận ra được” [30,147]. Nào ngờ, ông đã bị thằng cháu tinh quái lột nhẵn bốn mươi đồng mà ông vừa mang ra Hà Nội để mua sâm cho đứa con trai đang ốm thập tử nhất sinh. Đồng tiền đã khiến thằng cháu mất hết tính người. Nó không ngần ngại đưa ông chú vào bẫy, lột đến đồng bạc cuối cùng của chú, tiễn chú ra về trong dáng điệu: “rũ rượi như con chim bị đạn” mà vẫn còn triết lý: “Mình không xơi thì cũng đến lượt thằng khác chúng nó xơi” [30,146]. Không chỉ quan hệ chú - cháu, một người con được ăn học tử tế cũng không ngần ngại biến bố mình thành “mòng” để lấy tiền ăn chơi. Đồng tiền đã làm tàn lụi nhân cách con người, làm lung lay những mối quan hệ huyết thống bền chắc. Đến mối quan hệ vợ chồng cũng dựa trên giá trị của đồng tiền. Trong phóng sự Kỹ

nghệ lấy Tây, khi đi sâu vào làng me, tác giả đã phát hiện ra các me Tây chỉ

coi các ông chồng là “cái tủ bạc”. Họ sống với nhau không phải bằng tình yêu mà chỉ nhằm trao đổi mục đích lẫn nhau (bên này vì nhục dục, bên kia vì tiền). Do đó, người đàn bà sẵn sàng lừa dối chồng mình để theo một kẻ lắm tiền hơn hoặc “hợp đồng hôn nhân” sẽ lập tức bị chấm dứt nếu người đàn ông hết tiền.

Nhưng đáng lên án và ghê tởm nhất là chân dung những ông chủ, bà chủ biến thái cả về đạo đức và lối sống. Đó là một mụ đưa người mất hết nhân tính. Trong con mắt của mụ, những đứa trẻ ngây thơ, bất hạnh chỉ là những món hàng hóa, những con vật biết nói cười để mụ mua đi, bán lại kiếm lời. “Cái giá trị làm người đối với bọn cơm thầy cơm cô không phải ở sức làm

việc mà treo trên đầu lưỡi của con mẹ nặc nô mềm nắn, rắn buông và suốt đời không biết nói thật”[50,122]. Đó là bà chủ con sen Đũi đã nhẫn tâm đẩy một cô gái quê trong trắng vào nghề làm đĩ khi mới mười ba tuổi. Hành trình trượt dài trên con đường tha hóa của Đũi sau khi bị cưỡng đoạt là lời tố cáo đanh thép nhất mà Vũ Trọng Phụng muốn ném vào xã hội đương thời. Bởi xã hội đó không chỉ bóc lột người mà còn làm xói mòn nhân tính con người. Nhà văn đã chua chát thốt lên trước những nghịch lý đau đớn đang tồn tại trong xã hội: “Thì ra sau cái tai họa của chú oẳn, con bé lại được lợi trông thấy vì hiểu biết sự đời đến nỗi một cô gái quê hiền lành mà trở nên một ả thiện nghệ trong việc khiêu dâm và mại dâm. Than ôi! Ta đi hiếp dâm người ta là một tội ác đấy ư? Thưa không ạ! Ta hiếp dâm người, ấy thế có khi đã dạy cho người bài học về “thực nghiệp” rất hữu ích và chóng có kết quả nữa”[50,129]. Đó là nối chua chát về những nhố nhăng, đồi bại, về sự tha hóa của con người trước một xã hội bát nháo, đảo điên.

Không chỉ lật tẩy sự xấu xa, bỉ ổi của xã hội bằng những bộ mặt khốn nạn, xen kẽ trong các chương đoạn của các phóng sự, Vũ Trọng Phụng còn

Một phần của tài liệu Phóng sự ngô tất tố và vũ trọng phụng (qua cái nhìn đối sánh) (Trang 59 - 66)