Đối với chính phủ

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm quản lý tập đoàn kinh tế tư nhân trên thế giới và một số gợi ý về mặt chính sách với việt nam (Trang 75 - 76)

- Phát sinh nhu cầu đổi mới hoạt động kinh doanh và cách thức tổ chức hoạt động kinh doanh

3.5.1.Đối với chính phủ

29 Điều 146 Luật doanh nghiệp

3.5.1.Đối với chính phủ

Thứ nhất, cho đến thời điểm hiện tại, ở nước ta vẫn chưa có một định hướng cụ thể cho việc xây dựng một hệ thống cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ để tạo bước đà cho các TĐKTTN phát triển mạnh mẽ hơn. Bên cạnh việc thực hiện các mục tiêu trong quá trình thí điểm mô hình TĐKTNN và lên lộ trình tái cơ cấu các TĐKTNN, xây dựng một hệ thống TĐKT lành mạnh có đủ sức làm trụ cột phục vụ cho các mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước, Chính phủ cũng cần đưa ra được định hướng xây dựng một bộ cơ chế, chính sách chi tiết cho các TĐKTTN để giúp toàn bộ hệ thống TĐKTTN trong nước hiểu và nắm bắt được tầm quan trọng trong việc xây dựng một mô hình TĐKT với tư duy kinh doanh chiến lược và trình độ quản trị khoa học tiên tiến. Nhờ đó, việc hiện thực hóa một hệ thống cơ chế,

chính sách hiệu quả và cấp thiết mới có thể diễn ra nhanh chóng, góp phần vào công cuộc xây dựng một hệ thống TĐKT hùng mạnh làm trụ cột cho việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước cũng như thúc đẩy sự phát triển lành mạnh và bền vững của hệ thống TĐKT.

Thứ hai, khi áp dụng các kinh nghiệm quản lý TĐKTTN trên Thế giới nói chung, và các kinh nghiệm từ Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc nói riêng được nghiên cứu trong đề tài, các nhà hoạch địch chính sách ở Việt Nam cần phải xem xét đến tính khả thi, khả năng ứng dụng hiệu quả của các kinh nghiệm này xét trên bối cảnh chính trị, văn hóa và xã hội riêng biệt của Việt Nam. Tính khả thi của các chính sách như ủy quyền hay khoán các mục tiêu kinh tế cho các TĐKTTN đã từng được Nhật Bản áp dụng cần phải xem xét trên khía cạnh phù hợp với môi trường chính trị ở nước ta. Hay ví dụ như, các chính sách áp dụng cho các TĐKT Hàn Quốc thường phải được xem xét trên bối cảnh văn hóa dòng họ và tính gia đình trị rất được coi trọng trong văn hóa nước này. Ở Việt Nam, quá trình tích tụ vốn của cácTĐKTTN, nếu đặt tương quan so sánh với các quốc gia trên, mới đang ở giai đoạn đầu. Các nhà sáng lập tập đoàn lớn, ví dụ như HAGL hay Hòa Phát, hiện tại vẫn đang là lãnh đạo tối cao nhất. Xu hướng chuyển giao quyền lực cho thế hệ thứ hai tại các TĐKTTN tại Việt Nam vẫn chưa thực sự rõ rệt. Các TĐKTTN thời kỳ hậu các nhà sáng lập sẽ trải qua sáp nhập, mở rộng thuần túy thị trường, sẵn sàng bán lại cổ phần hoặc thậm chí tên thương hiệu cho các nhà đầu tư nước ngoài hay đặt nặng yếu tố bảo tồn quyền lực gia đình và bản sắc lên hàng đầu là câu hỏi được đặt ra. Việc nghiên cứu chiến lược phát triển về lâu dài của các TĐKTTN sẽ giúp Chính phủ có định hướng và mục tiêu phù hợp khi áp dụng các chính sách với đối tượng này.

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm quản lý tập đoàn kinh tế tư nhân trên thế giới và một số gợi ý về mặt chính sách với việt nam (Trang 75 - 76)