CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GỢI Ý VỀ MẶT CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI VIỆC QUẢN LÝ TẬP ĐOÀN KINH TẾ TƯ NHÂN TẠI VIỆT

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm quản lý tập đoàn kinh tế tư nhân trên thế giới và một số gợi ý về mặt chính sách với việt nam (Trang 63 - 64)

VIỆC QUẢN LÝ TẬP ĐOÀN KINH TẾ TƯ NHÂN TẠI VIỆT

NAM

3.1. Thực trạng hoạt động của mô hình tập đoàn kinh tế tư nhân đang được triển khai tại Việt Nam triển khai tại Việt Nam

Sau khi Luật Doanh nghiệp năm 2005 ra đời, cùng với sự phát triển nhanh của cộng đồng doanh nghiệp, tập đoàn tư nhân xuất hiện như những dấu ấn mới. Những cái tên như Tập đoàn Việt Á, Tập đoàn Mai Linh, Tập đoàn Hòa Phát, Tập đoàn FPT, v.v. bắt đầu được biết đến một cách thuyết phục và ấn tượng. Thị trường chấp nhận những cái tên này một cách nhanh chóng bởi sự tăng trưởng, phát triển và sức lan tỏa mạnh của chính thương hiệu mà những doanh nghiệp đó tạo dựng. Hiện nay, không có thống kê chính xác từ Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam về số lượng TĐKTTN đang hoạt động tại Việt Nam. Trong Bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam công bố năm 2010, có thể tìm thấy một số tập đoàn nổi tiếng có kết quả sản xuất – kinh doanh tốt như FPT (xếp hạng 1), Hòa Phát (xếp hạng 28), Phú Thái (xếp hạng 142), Việt Á (xếp hạng 266). Các TĐKT này bên cạnh việc không ngừng mở rộng đa ngành hóa các hoạt động kinh doanh, thì đều có ngành kinh doanh chính làm trung tâm, thành thương hiệu, chẳng hạn như sản xuất kinh doanh bánh kèo ở Kinh Đô, cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin ở FPT hay sản xuất thép và nội thất ở Hòa Phát. Các TĐKTTN mới nổi ở Việt Nam thường được hình thành trong giai đoạn phát triển nóng của thị trường tài chính – bất động sản hơn là từ một ngành sản xuất giá trị vật chất. Tuy nhiên, cũng có một số TĐKT mới đã thành công và khẳng định được thương hiệu ở các ngành mới, thậm chí là các ngành đòi hỏi công nghệ cao như Tập đoàn MK trong lĩnh vực sản xuất phôi và dịch vụ thẻ thông minh, hay tập đoàn HIPT trong lĩnh vực cung cấp giải pháp và bảo trì hệ thống máy chủ, phần mềm.

Hình 13: Vòng đời phát triển phổ biến của một số TĐKTTN tại Việt Nam 1. Khởi nghiệp

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm quản lý tập đoàn kinh tế tư nhân trên thế giới và một số gợi ý về mặt chính sách với việt nam (Trang 63 - 64)