Phát biểu của Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Đặng Tiểu Bình vào ngày 30 thán g6 năm 1984: “ Chủ nghĩa xã hội là gì? Chủ nghĩa Marx là gì? Trước đây chúng ta hoàn toàn không hiểu rõ Chủ nghĩa Marx gắn liền

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm quản lý tập đoàn kinh tế tư nhân trên thế giới và một số gợi ý về mặt chính sách với việt nam (Trang 58 - 61)

nghĩa xã hội là gì? Chủ nghĩa Marx là gì? Trước đây chúng ta hoàn toàn không hiểu rõ. Chủ nghĩa Marx gắn liền tầm quan trọng tột cùng việc phát triển các lực lượng sản xuất. Chúng ta nói rằng chủ nghĩa xã hội là giai đoạn đầu của Chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa cộng sản đến giai đoạn phát triển cao của nó thì nguyên tắc làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu sẽ được áp dụng. Điều này đòi hỏi phải có các lực lượng sản xuất phát triển và của cải vật chất dồi dào. Do đó, nhiệm vụ cơ bản của giai đoạn Chủ nghĩa xã hội là phát triển các lực lượng sản xuất. Tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa được chứng tỏ, nếu phân tích cuối cùng cho thấy là các lực lượng này phát triển nhanh hơn và to lớn hơn so với chế độ tư bản chủ nghĩa. Khi các lực lượng sản xuất này phát triển, đời sống văn hóa và vật chất của nhân dân sẽ luôn luôn được cải thiện. Một trong bốn thiếu sót sau khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là chúng ta đã không chú ý đầy đủ tới việc phát triển các lực lượng sản xuất. Chủ nghĩa xã hội có nghĩa là xóa bỏ nghèo khó. Sự bần cùng không phải là chủ nghĩa xã hội, càng không phải là chủ nghĩa cộng sản”.

ii) Kinh nghiệm từ các chính sách quản lý của chính phủ và hoạt động của các TĐKTTN Trung Quốc

Trong suốt quá trình hơn 30 năm cải cách nền kinh tế, Trung Quốc đã tiến hành tái cơ cấu các DN nói chung và các DNNN nói riêng theo đó nhiều TĐKT Nhà nước có quy mô vừa và lớn đã được thành lập từ các DNNN cũ. Từ năm 1992, Trung Quốc bắt đầu tiến hành cổ phần hóa các DNNN và có nhiều chính sách hỗ trợ các DNTN. Tại Đại hội Đảng Cộng sản lần thứ 15 diễn ra vào tháng 9/1997, Trung Quốc đã đưa ra chương trình cải cách mang tên zhuada fangxiao26 nhằm khuyến khích phát triển các doanh nghiệp vừa và lớn, trong đó chủ yếu là các TĐKTNN (nhưng có nhắc đến sự tham gia của các TĐKTTN) với ba mục tiêu chính: (1) Xây dựng được 3 đến 5 tập đoàn lớn có tên trong danh sách 500 công ty lớn nhất trên thế giới vào năm 2000; (2) Phát triển các TĐKT trong những lĩnh vực chiến lược; (3) Phát triển một hệ thống TĐKT hiện đại vào năm 2010.

Thành lập các TĐKT là một trong những cách thức Trung Quốc tiến hành để xây dựng một hệ thống kinh tế hiện đại. Theo Tổng cục Thống kê của Trung Quốc, một TĐKT bao gồm các tổ chức độc lập về mặt pháp lý gọi là các công ty con do công ty mẹ sở hữu một phần hoặc toàn bộ. Theo Cơ quan Quản lý Công nghiệp và Thương mại (SAIC), TĐKT là một hệ thống công ty mẹ - con liên kết với nhau về tài chính. TĐKT là tập hợp các thực thể có tư cách pháp nhân bao gồm công ty mẹ, các công ty con, các công ty mà công ty mẹ không nắm cổ phần khống chế và các thành viên khác. SAIC đưa ra tiêu chí định lượng của một TĐKT là: công ty mẹ cần phải có vốn đăng ký ít nhất là 50 triệu Nhân dân tệ, phải có ít nhất 5 công ty con, và tổng vốn đăng ký của cả công ty mẹ và con ít nhất là 100 triệu NDT. Các TĐKT không phải là các pháp nhân độc lập nhưng vẫn phải đăng ký tại Cơ quan Quản lý Công nghiệp và Thương mại.

Khi đề ra chính sách hỗ trợ thành lập các TĐKT, Trung Quốc đã đưa ra 5 nguyên tắc lớn sau:

(1) Trong những ngành, lĩnh vực không cần mở cửa, không cho phép nước ngoài hoặc tư nhân đầu tư thì có thể thành lập một số TĐKT để tránh độc quyền và tăng chất lượng sản phẩm, tăng hiệu quả hoạt động. Không cho phép chỉ thành lập 26 Zhuada fangxiao trong tiếng Trung Quốc có nghĩa là “loại cái nhỏ, hỗ trợ cái lớn”, ám chỉ việc Chính phủ Trung Quốc có chính sách tạo điều kiện, hỗ trợ các thành lập các TĐKT có quy mô vừa và lớn, đảm đương nhiệm vụ sản xuất thay cho các công ty nhỏ lẻ truyền thống.

một TĐKT hoặc một Tổng công ty trong một ngành. Đảm bảo cạnh tranh lành mạnh, nghiêm cấm các hoạt động lũng đoạn thị trường hoặc phong tỏa khu vực, được tự do tham gia và rút khỏi TĐKT;

(2) Trong những ngành, lĩnh vực có tính cạnh tranh cao (tức là cho phép nước ngoài hoặc tư nhân cùng đầu tư) hoặc ngành, lĩnh vực cần chiếm lĩnh thị trường nước ngoài thì có thể cho phép thành lập TĐKT mà nhà nước giữ địa vị chi phối;

(3) Công ty mẹ trong tập đoàn phải là một DN lớn có vốn đăng ký tổi thiểu 50 triệu NDT và có ít nhất 5 công ty thành viên. Tổng số vốn đăng ký của cả tập đoàn phải lớn hơn 100 triệu Nhân dân tệ. Tất cả các thành viên của tập đoàn phải có tư cách pháp nhân;

(4) Ưu tiên lựa chọn những doanh nghiệp thuộc những ngành nghề, lĩnh vực quan trọng, giữ vị trí then chốt trong nền kinh tế quốc dân để phát triển thành các TĐKT. Việc hình thành các TĐKT phải có tác động tích cực tới điều chỉnh cơ cấu sản xuất và cơ cấu sản phẩm. Trước hết cần hình thành các TĐKT trọng điểm có khả năng thúc đẩy các ngành sản xuất khác phát triển, tác động tích cực tới việc nghiên cứu và triển khai sản xuất các mặt hàng chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị trường;

(5) Phân định rõ chức năng quản lý kinh doanh với chức năng quản lý hành chính. Công ty mẹ của tập đoàn không thể thực hiện cả hai chức năng trên. Tập đoàn không phải là một cơ quan quản lý nhà nước mà là một tổ chức kinh tế. Mối quan hệ giữa công ty mẹ và DN thành viên là quan hệ sở hữu cổ phần hoặc quan hệ kỹ thuật sản xuất mà không phải là quan hệ lệ thuộc hành chính.

Chính sách này gần như ngay lập tức mở đường cho sự thành lập của hơn hai nghìn TĐKT (bao gồm cả Nhà nước và tư nhân) trên khắp Trung Quốc. Các thông số đánh giá sự phát triển các TĐKT Trung Quốc phát triển một cách đều đặn trong những năm tiếp theo, ngoại trừ năm 2000, khi gần 150 tập đoàn bị buộc phải giải thể vì vi phạm quy định thành lập.

Bảng 3: Sự phát triển của các TĐKT ở Trung Quốc giai đoạn 1997-2001

Các chỉ tiêu 1997 1998 1999 2000 2001

Ban điều hành (đứng đầu là Tổng Giám đốc) Ban điều hành (đứng đầu là Tổng Giám đốc) Công ty sản xuất Công ty sản xuất Ban tham mưu Ban tham mưu

Giá trị tài sản trung bình (100 triệu NDT)

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm quản lý tập đoàn kinh tế tư nhân trên thế giới và một số gợi ý về mặt chính sách với việt nam (Trang 58 - 61)