Kinh nghiệm quản lý, tái cấu trúc cácTĐKTTN của chính phủ Hàn Quốc từ năm 1962 đến nay

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm quản lý tập đoàn kinh tế tư nhân trên thế giới và một số gợi ý về mặt chính sách với việt nam (Trang 49 - 51)

Công ty B Công ty C

2.2.Kinh nghiệm quản lý, tái cấu trúc cácTĐKTTN của chính phủ Hàn Quốc từ năm 1962 đến nay

từ năm 1962 đến nay

i) Tổng quan

Sự hình thành các Chaebol bắt đầu từ sau thế chiến 2, sau khi quân Nhật rút khỏi năm 1945, một số doanh nhân Hàn Quốc được sở hữu các tài sản của các doanh nghiệp Nhật Bản để lại, một vài trong số này đã phát triển thành các

Chaebol. “Chaebol”, hay còn gọi là Jaebol, có nguồn gốc từ chữ Hoa, trong đó “chae/ jae” là “sở hữu” và “mumbol” là “gia đình quyền quý”.

Sau cuộc chiến tranh Triều Tiên (năm 1950 -1953), cả 2 miền Triều Tiên đều bị tàn phá nặng nề và Hàn Quốc vẫn là một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới. Thu thập đầu người của Hàn Quốc cuối những năm 50 thấp hơn nhiều so với các nước láng giềng. Giai đoạn 1953 đến 1961 là thời kỳ khôi phục chiến tranh một cách chậm chạp. Tuy nhiên, đến năm 1962, Chính phủ Hàn Quốc thông qua nhiều chính sách khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp lớn có sẵn – Chaebol, các Chaebol nhanh chóng phát triển thành các tập đoàn tầm cỡ thế giới và làm vực dậy nền kinh tế Hàn Quốc. Cuối thập niên 1980, Chaebol đã chế ngự lĩnh vực công nghiệp và được cho là đã giúp nền kinh tế Hàn Quốc thoát được cảnh thâm hụt mậu dịch, trở thành nước có thặng dư mậu dịch lớn kể từ năm 1986. Trong thập niên 1980, các Chaebol bắt đầu “tóm” được nền kinh tế Hàn Quốc đồng thời mạnh dạn “lấn” ra nước ngoài. Cuối những năm 1980 đến đầu những năm 1990, gắn liền với sự lớn mạnh của các Chaebol, lịch sử kinh tế Hàn Quốc chứng kiến thời kỳ phát triển bùng nổ chưa từng có của đất nước này, đưa Hàn Quốc với dân số khoảng gần 40 triệu dân lọt vào Top 20 nước có GDP cao nhất Thế giới vào giữa thập niên 1990 của thế kỷ XX.

Hiện nay ở Hàn Quốc có khoảng trên 30 Chaebol lớn nhỏ, nhưng chỉ có khoảng 5 Chaebol chi phối chủ yếu nền kinh tế Hàn Quốc, trong đó có thể kể đến ba trụ cột nổi bật là Samsung, Huyndai, Daewoo.

ii) Kinh nghiệm từ các chính sách quản lý của chính phủ và hoạt động của các TĐKTTN Hàn Quốc

Rất nhiều Chaebol của Hàn Quốc được thành lập từ lâu ví dụ như Samsung năm 1938, Hyundai năm 1947 nhưng quá trình đẩy mạnh sự phát triển của các Chaebol chỉ bắt đầu khi Hàn Quốc tiến hành kế hoạch phát triển kinh tế lần thứ nhất năm 1962. Chính phủ Hàn Quốc đã lựa chọn các lĩnh vực kinh tế chiến lược để tập trung đầu tư bằng các hình thức như trợ cấp hoặc cho vay với lãi suất thấp.

Vào những năm 1970, Chính phủ Hàn Quốc ưu đãi lãi suất cho vay rất thấp cho các tập đoàn kinh tế Chaelbol. Điều này đã giúp cho các TĐKT của Hàn Quốc phát triển nhanh chóng. Vào cuối những năm 1970, Hàn Quốc khuyến khích các Chaelbol phát triển các ngành công nghiệp nặng như dệt, xây dựng, điện v.v. Sau

cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997, Hàn Quốc đã có những chính sách cải tiến các Chaelbol như: giảm tỷ lệ vốn vay trên vốn chủ sở hữu xuống còn 200%; cấm sở hữu chéo giữa các thành viên; cấm trao đổi không công bằng giữa các thành viên. Sau cuộc khủng hoảng tài chính, số lượng các Chaelbol giảm đi đáng kể từ con số 30 năm 1996 xuống chỉ còn khoảng 15 năm 2001. Trong danh sách những Chaelbol lớn nhất chỉ còn Hyundai, Samsung, LG, SK, Hanwha, Lotte, Kumho, Doosan, Daelim, Hansol, Hyosung, Dongkuk, Kolon, Dongbu, Dongyang, và Miwon. Nhiều Chaelbol nổi tiếng như Daewoo, Kia, Ssangyoung đã không còn được nằm trong danh sách này nữa. Theo Ma và Lu (2005), đúng với quy mô và mô hình tổ chức, các Chaelbol hiện nay ở Hàn Quốc bao gồm: Hyundai, Samsung, LG, Daewoo International.

Không giống như mô hình Keiretsu tại Nhật Bản, mô hình Chaebol của Hàn Quốc lại lấy trung tâm liên kết là các công ty gia đình liên kết thông qua quan hệ sở hữu hay chi phối vốn cổ phần tại các công ty con.

Hình 12: Mô hình tập đoàn Chaelbol của Hàn Quốc CÔNG TY MẸ (THUỘC SỞ HỮU GIA ĐÌNH)

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm quản lý tập đoàn kinh tế tư nhân trên thế giới và một số gợi ý về mặt chính sách với việt nam (Trang 49 - 51)