Vũ, P T.; 2005, Cải tổ các Chaelbol Hàn Quốc và những bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam, nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội.

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm quản lý tập đoàn kinh tế tư nhân trên thế giới và một số gợi ý về mặt chính sách với việt nam (Trang 54 - 58)

• Những người sáng lập và quản lý muốn huy động vốn để mở rộng lĩnh vực kinh doanh.

Thứ hai là khả năng sinh lợi thấp. Năm 1997, các TĐKT niêm yết trên thị trường chứng khoán có mức lợi nhuận trên doanh thu bán hàng khoảng -1,45%. Thứ ba là sự yếu kém trong việc quản lý các Chaelbol. Các Chaelbol luôn muốn mở rộng quy mô quá mức vì tin rằng với quy mô lớn Chính phủ sẽ luôn đứng ra giúp đỡ khi họ gặp khó khăn. Trên thực tế, Chính phủ trong một thời gian dài không cho phép các Chaelbol hoạt động yếu kém được phá sản hay nói cách khác là các TĐKT không phải đứng trước rủi ro bị buộc phải phá sản vì Chính phủ lo ngại việc phá sản sẽ gây ra những hậu quả về mặt xã hội và chính trị. Giám đốc điều hành của các Chaelbol phụ thuộc rất lớn vào Chủ tịch của Chaelbol và không được độc lập trong quản lý nên luôn đưa ra các quyết định phục vụ cho quyền lợi của Chủ tịch chứ không phải phục vụ cho lợi ích của đa số cổ đông. Mặc dù có sự sở hữu chéo giữa các thành viên trong TĐKT nhưng các thành viên cũng không có vai trò nhiều trong việc điều hành một công ty nào đó trong các TĐKT. Các ngân hàng do chỉ được phép sở hữu tối đa 10% vốn của các tổ chức phi tài chính nên cũng không có vai trò lớn trong việc kiểm soát các công ty trong TĐKT. Các nhà đầu tư nhỏ thường không quan tâm tới hoạt động kinh doanh của các TĐKT vì họ cho rằng giá cổ phiếu không phụ thuộc vào lợi nhuận trong ngắn hạn của các TĐKT (Vũ, 2005). Bên cạnh đó, hệ thống kế toán của Hàn Quốc rất khác biệt so với các chuẩn mực kế toán quốc tế cũng như sự thiếu minh bạch và thiếu thông tin liên quan tới các báo cáo tài chính của các TĐKT cũng là biểu hiện cho sự quản lý yếu kém. Sự yếu kém trong việc quản lý các Chaelbol còn thể hiện ở sự can thiệp sâu của Chính phủ vào hoạt động sản xuất kinh doanh của các Chaelbol thông qua việc kiểm soát các khoản tín dụng thông qua các ngân hàng.

Kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997, Chính phủ Hàn Quốc đã tiến hành nhiều biện pháp để cải cách các Chaelbol. Chương trình cải cách các Chaelbol phần nào chịu áp lực của IMF. Năm 1998, Hàn Quốc đã đưa ra 6 nguyên tắc cải tổ trong đó bao gồm những vấn đề quan trọng nổi bật như sau: (1) Áp dụng các nguyên tắc kế toán quốc tế, áp dụng hệ thống báo cáo tài chính thống nhất. (2) Chỉ định giám đốc từ bên ngoài, thiết lập ủy ban kiểm toán bên ngoài, (3) Thỏa thuận với ngân hàng về cải thiện cơ cấu vốn, (4) hoàn thiện các thủ tục sáp nhập và tự do hóa hoàn toàn các hoạt động sáp nhập, (5) Tập trung vào các hoạt

động kinh doanh cốt lõi và (6) Hoàn thiện thủ tục phá sản cũng như gia tăng nguy cơ phá sản đối với các công ty.

Trong đó, đáng bàn tới là vấn đề thứ (5), “Tập trung vào các hoạt động kinh doanh cốt lõi”. Một trong những vấn đề lớn đối với các Chaelbol là sự đa dạng hóa quá mức các lĩnh vực kinh doanh mặc dù sự đa dạng hóa chính là yếu tố giúp cho các Chaelbol thành công trong quá khứ. Điều này buộc các Chaelbol phải huy động và trả chi phí vốn nhiều hơn và phải đối mặt với sự phức tạp hơn và sự gia tăng chi phí của hệ thống quản lý. Theo Vũ (2005), Hàn Quốc đã thực hiện chủ trương hợp lý hóa công nghiệp với những chính sách khác nhau bao gồm: hợp lý hóa công ty từ 1969 đến 1972, hợp lý hóa công nghiệp năm 1972, điều chỉnh đầu tư vào ngành công nghiệp nặng từ cuối những năm 1970 đến đầu những năm 1980. Từ năm 1991, Hàn Quốc đã đưa ra nhiều giải pháp để hạn chế sự đa dạng hóa quá mức lĩnh vực kinh doanh của các Chaelbol bao gồm: loại bỏ sự giới hạn gia nhập ngành, hỗ trợ các DN vừa và nhỏ, giảm dần giới hạn đầu tư nước ngoài, tổ chức hệ thống xét duyệt các dự án kinh doanh trước khi đầu tư, bắt buộc các công ty phải trả tiền thuê đất sử dụng cho những dự án kinh doanh mới. Từ năm 1993, Hàn Quốc yêu cầu các Chaelbol thực hiện giới hạn trần đầu tư vào kinh doanh mới không quá 25% tổng giá trị tài sản, đầu tư vào ngân hàng không quá 4% tổng giá trị cổ phiếu phát hành của ngân hàng, cấm sở hữu các công ty tài chính phi ngân hàng, tăng cường sự kiểm soát của Ủy ban Giám sát Tài chính và các ngân hàng đối với các Chaelbol. Hàn Quốc cũng yêu cầu 30 Chaelbol hàng đầu lựa chọn ba ngành công nghiệp cốt lõi. Những ngành công nghiệp cốt lõi của các Chaelbol sẽ được hưởng ưu đãi như miễn thuế và ưu tiên các khoản tín dụng.

Bên cạnh việc yêu cầu các Chaelbol thu hẹp phạm vi kinh doanh, chính phủ Hàn Quốc cũng yêu cầu các Chaelbol phải giảm tỷ lệ nợ trên tổng tài sản xuống mức 200% đến hết năm 2009 thông qua các kế hoạch cải thiện cơ cấu vốn, không cho phép công ty mẹ bảo lãnh nợ cho công ty con, khống chế các chỉ tiêu tài chính nhằm đảm bảo an toàn tài chính, khống chế đầu tư lòng vòng giữa các thành viên, thành lập Công ty Quản lý Tài sản Hàn Quốc (KAMCO) để tạo thị trường cho các khoản vay khó đòi, hình thành quỹ tái cơ cấu tập đoàn, miễn giảm thuế đối với các khoản thu nhập từ việc bán tài sản. Đồng thời, Hàn Quốc tiến hành cải tiến cách thức quản lý các Chaelbol bao gồm: quy trách nhiệm cá nhân cho các lãnh đạo tập đoàn, cho phép các cổ đông thiểu số có thể cử đại diện để lựa chọn giám đốc điều hành, yêu cầu các Chaelbol niêm yết trên thị trường chứng khoán phải sử

dụng ít nhất một nhà quản lý chuyên nghiệp ở bên ngoài, minh bạch hóa thông tin bằng cách công bố các báo cáo tài chính, phải sử dụng dịch vụ kiểm toán độc lập bên ngoài, bổ sung thêm nhiều thông tin các Chaelbol bắt buộc phải cung cấp cho nhà đầu tư, ban hành các quy định và yêu cầu cụ thể nhằm quản lý chặt hơn các công ty tài chính do các Chaelbol thành lập.

Có thể lấy sự kiện TĐKT Daewoo Motor phá sản năm 1999 là một ví dụ điển hình về sự thay đổi trong chính sách của Hàn Quốc đối với các TĐKT. Chính phủ Hàn Quốc đã tạo điều kiện cho công ty nước ngoài GM mua lại Daewoo Motor chứ không phải một công ty trong nước mặc dù vào thời điểm đó công ty Hyundai Motor cũng muốn mua lại Daewoo Motor. Cho đến tận năm 1997, trên thị trường ô tô của Hàn Quốc chỉ có 5 nhà sản xuất nội địa bao gồm: Hyundai, Daewoo, Kia, Ssangyong, và Samsung. Năm 1999, Hyundai Motor đã mua lại Kia Motor và chiếm lĩnh 2/3 thị phần ô tô tại Hàn Quốc. Người tiêu dùng hầu như chỉ mua ô tô sản xuất tại Hàn Quốc vì việc đó được coi là một hành động yêu nước. Khi biết về thông tin Daewoo Motor có thể bị GM mua lại, Nghiệp đoàn của Daewoo Motor đã kịch liệt phản đối và còn đề nghị Chính phủ Hàn Quốc quốc hữu hóa Daewoo Motor hoặc bán cho công ty khác trong nước. Vì vậy, sự kiện Hàn Quốc khuyến khích GM mua lại Daewoo Motor cho thấy Chính phủ Hàn Quốc đã thay đổi chiến lược phát triển các TĐKT bằng cách giảm dần sự bảo hộ và buộc các TĐKT phải cạnh tranh trên thị trường.

2.3. Kinh nghiệm từ chính sách “zhuada fangxiao” - xây dựng hệ thống các tập đoàn kinh tế lớn của chính phủ Trung Quốc từ năm 1997 đến nay tập đoàn kinh tế lớn của chính phủ Trung Quốc từ năm 1997 đến nay

i) Đặc thù nền kinh tế thị trường mang màu sắc Trung Quốc

Vào thập niên 1980, sau một thời gian dài thất bại trong các kế hoạch kinh tế tập trung, để lại những hậu quả hết sức nặng nề cho nền kinh tế - xã hội, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã cố gắng kết hợp các cải tổ kế hoạch hóa tập trung với định hướng thị trường để tăng năng suất, mức sống và chất lượng công nghệ mà không làm tăng lạm phát, thất nghiệp, và thâm hụt ngân sách. Nền kinh tế thị trường

“mang màu sắc Trung Quốc” hay tư tưởng Đặng Tiểu Bình về chủ nghĩa xã hội25

đã định hướng chính phủ Trung Quốc theo đuổi chính sách cải cách nông nghiệp, xóa bỏ chế độ hợp tác xã và áp dụng chế độ khoán đến hộ gia đình, cho người nông dân quyền quyết định lớn hơn trong nghề nông, đồng thời cũng khuyến khích các ngành phi nông nghiệp như các xí nghiệp hương trấn ở vùng nông thôn, tăng cường quyền tự chủ trong các doanh nghiệp quốc doanh, tăng tính cạnh tranh trên thị trường và tạo điều kiện thuận lợi cho sự tiếp xúc giữa các doanh nghiệp Trung Hoa đại lục với các doanh nghiệp thương mại nước ngoài. Điều này mở đường cho sự ra đời của hàng chục nghìn doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Trung Quốc, và khiến bản thân các doanh nghiệp nhà nước cũ phải thay đổi chiến lược, quy mô để phù hợp hơn với tình hình mới và các mục tiêu kinh tế- chính trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Khi nhắc đến quá trình tăng trưởng cao trong giai đoạn dài của Trung Quốc hiện nay, nhiều người vẫn thường cho rằng đó là nhờ sự thành công của các DNNN và các TĐKTNN với quy mô khổng lồ, đặc biệt trong một số ngành như sản xuất và lắp ráp ô tô, dược phẩm, điện tử, hóa dầu, viễn thông, ngân hàng, v.v. Tuy nhiên, quan điểm này không hoàn toàn chính xác. Chính việc sở hữu quy mô rất lớn, thậm chí, xét về giá trị vốn hóa thị trường, có nhiều TĐKTNN Trung Quốc nằm trong Top 100 các TĐKT, doanh nghiệp lớn nhất trên Thế giới gây ra các ảo tưởng rằng các TĐKT này đóng vai trò thúc đẩy nền kinh tế Trung Quốc mạnh mẽ. Tuy nhiên khả năng sử dụng vốn của các TĐKTNN Trung Quốc lại không thực sự ấn tượng. Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (1996) các doanh nghiệp (DN) tư nhân quy mô nhỏ, ví dụ như TVEs, và các TĐKTTN mới nổi, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất hàng điện tử, đồ điện gia dụng, đồ may mặc giá rẻ mới đang là các động lực chính thúc đẩy tăng trưởng trong nền kinh tế Trung Quốc.

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm quản lý tập đoàn kinh tế tư nhân trên thế giới và một số gợi ý về mặt chính sách với việt nam (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w