Hoạt động tài chính này nhanh chóng trở nên quan trọng hơn ngành kinh doanh ban đầu. Khi chế độ Tokugawa sụp đổ, cuộc cách mạng Duy tân đưa Minh Trị lên nắm quyền, Mitsui tiếp tục được lựa chọn để cung cấp dịch vụ tài chính cho Chính phủ và được giao nhiệm vụ ban hành đồng tiền mới. Trải qua quá trình thâu tóm, sáp nhập (mua lại cổ phần của 2 cổ đông lớn là Ono và Shamada) cộng với sự hỗ trợ của Chính phủ Minh Trị, đến năm 1876 Mitsui thành lập Ngân hàng Mitsui và trở thành tổ chức tài chính lớn nhất Nhật Bản trong những năm tiếp theo. Mitsui bắt đầu mở rộng hoạt động ra các ngành nghề khác, như ngoại thương, hóa chất.
Mitsubishi Ngành kinh doanh khởi đầu: đóng tàu. Mitsubishi vốn là 1 doanh nghiệp do các samurai có thế lực nắm giữ và quản lý. Từ thời Tokugawa, Mitsubishi đã có quan hệ ngoại thương rộng rãi với các thương nhân nước ngoài. Đến thời kỳ Minh Trị, chính phủ nhận ra vai trò đặc biệt quan trọng của ngành đóng tàu đối với nền kinh tế Nhật Bản. Chính sách mới mở đường cho việc đưa Mitsubishi được chính phủ Minh Trị bảo hộ và trao nhiều quyền lợi trong ngành đóng tàu. Mitsubishi mở rộng hoạt động ra lĩnh vực tài chính, ngân hàng.
Sumitomo Ngành kinh doanh khởi đầu: khai thác khoáng sản. Ngay từ trước thời kỳ Minh Trị, Sumitomo đã tự trải qua quá trình tích tụ vốn và có chỗ đứng là trùm các mỏ khoáng sản, chủ yếu là vàng, đồng tại Nhật Bản. Tuy nhiên, đến đầu thời Minh Trị, Sumitomo suy yếu và gặp phải nhiều khó khăn về mặt tài chính. Cuộc khủng hoảng chính trị đã khiến nhiều tài sản của Sumitomo, vốn là thế lực thân với chế độ cũ, bị đem sung công. Đứng trước khó khăn, các nhà lãnh đạo của Sumitomo đã có bước đi táo bạo và trên thực tế đã hồi sinh cả một doanh nghiệp khai khoáng lớn20. Ngay sau khi Sumitomo trở lại vị thế của doanh nghiệp khai khoáng hàng đầu, họ bắt đầu thỏa hiệp với chính phủ Minh Trị để đổi lấy các quyền lợi đặc biệt trong ngành của mình. Ngành công nghiệp khai khoáng 20 Các nhà lãnh đạo Công ty khai thác khoáng sản Sumitomo, đứng đầu là Hirose Giemon đã mở đường thiết lập mạng lưới buôn bán khoáng sản với các thương nhân nước ngoài. Tiếp đó, họ hợp tác với các kỹ sư phương Tây và thành công trong việc mở rộng khai thác và nâng cao năng suất tại các mỏ lớn nhất của mình. Công nghệ và quy mô khai thác khoáng sản vượt trội của Sumitomo chính là chìa khóa giúp họ trở lại vị thế của mình.
được coi là một trong các ngành trọng tâm dưới thời Minh Trị. Sumitomo mở rộng hoạt động ra các lĩnh vực xây dựng, luyện kim.
Yasuda Không giống như trường hợp của 3 Zaibatsu trên, Yasuda thuộc tầng lớp Samurai nghèo và làm giám sát cho các hoạt động thu thuế cho chế độ Shogun cũ. Kinh tế phát triển nhanh chóng dưới thời Minh Trị nền tài chính Nhật Bản đương thời trở nên lạc hậu và lỗi thời. Việc đổi tiền khiến đồng tiền giấy mất giá nhanh chóng. Trái lại, Yasuda lại mua vào một lượng lớn tiền giấy mất giá của chế độ mới. Khi Chính phủ Minh Trị công bố các loại tiền giấy được chấp nhận có giá trị ngang bằng tiền vàng, gia đình Yasuda trở thành một thế lực kinh tế mới. Năm 1876, dưới sự hậu thuẫn của chính phủ Minh Trị, Yasuda thành lập Ngân hàng Trung ương số 3. Đổi lại, Yasuda hỗ trợ đắc lực cho chính phủ trong việc trưng thu thuế.
Tóm tắt trên chỉ ra sự hình thành có tổ chức của các Zaibatsu – những tập đoàn kinh tế đầu tiên tại Nhật Bản. Thường là, một vài doanh nghiệp có thế mạnh trong ngành nghề của mình, trải qua quá trình tích tụ vốn, công nghệ độc quyền và có quan hệ thân hữu với chính phủ được chính phủ bảo hộ ở ngành nghề của mình. Đổi lại, khi chính phủ nhận thấy cần phải thúc đẩy phát triển một số ngành mũi nhọn hoặc ngành mới, thì các doanh nghiệp này được chọn đi tiên phong. Chính sách này có thể được coi là nguồn cảm hứng cho chính quyền Park Chung-hee ở Hàn Quốc xây dựng các chaebol trong những năm 1970. Các Zaibatsu trở thành cánh tay phải đắc lực, hậu thuẫn về mặt kinh tế cho Đế quốc phát xít Nhật trong chiến tranh thế giới lần 2.
Sự hình thành của các tập đoàn Keiretsu ở Nhật Bản bắt đầu từ giữa những năm 1950. Bối cảnh nước Nhật lúc này là một nước vừa thua trận và bị tàn phá hết sức nặng nề trong Chiến tranh Thế giới lần 2. Lúc này, các Zaibatsu – vốn là những tài phiệt tài trợ cho Đế quốc Nhật trong cuộc chiến tranh bị chính quyền mới tịch thu nhiều tài sản và yêu cầu tái cấu trúc toàn diện.
Các TĐKT tại Nhật Bản, trong bối cảnh mới, đã áp dụng mô hình Keiretsu mới để tổ chức liên kết các công ty thành viên một cách có hệ thống. Mô hình
Keiretsu xuất hiện thông qua hoạt động liên kết giữa các công ty với nhau bằng việc mua cổ phần để hình thành liên minh liên kết theo chiều ngang trên nhiều lĩnh vực và ngành nghề khác nhau. Trong những năm 1970-1980, các tập đoàn Keiretsu đã đạt được những thành công lớn không chỉ ở thị trường trong nước mà còn cả trên các thị trường xuất khẩu. Ví dụ tập đoàn Mitsubishi, một trong những tập đoàn Keiretsu lớn nhất của Nhật Bản, chiếm 27% thị phần trên thị trường ô tô của Nhật Bản.
Các Keiretsu của Nhật Bản được chia thành hai loại: liên kết theo chiều dọc (hay liên kết công nghiệp) và liên kết theo chiều ngang (hay liên kết về tài chính). Các Keiretsu liên kết theo chiều dọc bao gồm các nhà cung cấp ở thượng nguồn và các nhà phân phối ở hạ nguồn gắn kết chặt chẽ với các công ty chế tạo và thương mại lớn. Các nhà cung cấp ở thượng nguồn thường được tổ chức thành nhiều tầng lớp.
Hình 10: Mô hình tập đoàn Keiretsu theo chiều dọc NHÀ CUNG CẤP NGUYÊN LIỆU
Công ty sản xuất, chế tạo A Công ty thương mại Công ty sản xuất, chế tạo B
NHÀ PHÂN PHỐI, BÁN LẺ
Các tập đoàn liên kết theo chiều dọc thường được hình thành từ các doanh nghiệp nhỏ, vừa, và lớn trong các công đoạn sản xuất khác nhau. Các DN lớn trong các tập đoàn này đứng ra tổ chức các hoạt động sản xuất. Ma và Lu (2005)21 đã chỉ ra rằng có 5 tập đoàn Keiretsu kiểu này ở Nhật Bản bao gồm: Sony, Hitachi, Kobe Steel, Toshiba, và Fujitsu. Đây đều là những Keiretsu đứng hàng đầu Thế giới trong lĩnh vực sản xuất, chế tạo thép, hàng điện tử, điện máy gia dụng, v.v.
Các Keiretsu liên kết theo chiều ngang thường bao gồm một ngân hàng thương mại cùng với các định chế tài chính khác liên kết với một hoặc nhiều công 21 Ma, X. và Lu, W; 2005, The critical role of business groups in China, Ivey Business Journal
ty thương mại và các công ty sản xuất lớn. Các tập đoàn liên kết theo chiều ngang thường được hình thành từ những DN hoạt động trong những ngành không có hoặc ít liên quan với nhau thông qua quan hệ sở hữu và cho vay vốn. Có ba tập đoàn Keiretsu liên kết theo chiều ngang tiêu biểu ở Nhật Bản bao gồm: Mitsubishi, Mitsui, và Sumitomo.
Hình 11: Mô hình Keiretsu liên kết theo chiều ngang
NGÂN HÀNG TRUNG TÂMCông ty A