Khuôn khổ hiện hành của hệ thống pháp lý về tập đoàn kinh tế tư nhân tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm quản lý tập đoàn kinh tế tư nhân trên thế giới và một số gợi ý về mặt chính sách với việt nam (Trang 65 - 67)

- Phát sinh nhu cầu đổi mới hoạt động kinh doanh và cách thức tổ chức hoạt động kinh doanh

3.2.Khuôn khổ hiện hành của hệ thống pháp lý về tập đoàn kinh tế tư nhân tại Việt Nam

tại Việt Nam

Ở Việt Nam hiện nay, tập đoàn là một khái niệm theo quy định của Luật doanh nghiệp được điều chỉnh chủ yếu bởi các quy định sau:

Ban lãnh đạo tập đoàn Cơ quan chức năng A

Cơ quan chức năng BCông ty con tài chínhCông ty con phụ trách sản xuất v.v

Cơ quan chức năng C v.v

- Nghị định số 102/2010/NĐ-CP ngày 01/10/2010 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật doanh nghiệp.

- Nghị định số 101/2009/NĐ-CP ngày 05/11/2009 của Chính phủ thí điểm thành lập, tổ chức, hoạt động và quản lý tập đoàn kinh tế nhà nước.

Trong giai đoạn từ 2005 đến 2007, các quy định pháp lý này được ban hành dưới hình thức Quyết định Thủ tướng Chính phủ cho từng TĐKT, bao gồm: Quyết định phê duyệt “Đề án thí điểm hình thành TĐKT”28, quyết định thành lập “Công ty mẹ của TĐKT” (Công ty mẹ), quyết định phê duyệt “Điều lệ tổ chức và hoạt động, quyết định bổ nhiệm các thành viên HĐQT” (sau này là HĐTV khi các Công ty mẹ đã chuyển đổi thành công ty TNHH một thành viên theo quy định của Luật Doanh nghiệp) của Công ty mẹ. Thủ tướng Chính phủ cũng giao Bộ Tài chính phối hợp với HĐQT các TĐKT ban hành Quy chế quản lý tài chính của Công ty mẹ.

Giai đoạn từ tháng 11 năm 2007 cho đến năm 2009, trên cơ sở nghiên cứu, sơ kết, rút kinh nghiệm từ thực tiễn, khuôn khổ pháp lý cho việc tổ chức và hoạt động của các TĐKT được ban hành dưới hình thức Nghị định của Chính phủ (Nghị định số 101/2009/NĐ-CP về thí điểm thành lập, tổ chức, hoạt động và quản lý tập đoàn kinh tế nhà nước). Các TĐKT thuộc các thành phần kinh tế khác có thể vận dụng các quy định có liên quan của Nghị định này để tổ chức và hoạt động.

Về cơ bản, trong cả hai giai đoạn, khuôn khổ pháp lý cho tổ chức và hoạt động của các TĐKT đều được xây dựng căn cứ theo các quy định của pháp luật hiện hành. Cụ thể là: Công ty mẹ của các TĐKT được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước, hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành (đặc biệt trong việc đầu tư; quản lý nhà nước và thực hiện các quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với công ty nhà nước; quản lý tài chính và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác; công tác tổ chức cán bộ); các công ty thành viên là doanh nghiệp tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần, hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp; mối quan hệ giữa công ty mẹ và các đơn vị thành viên thực hiện theo quy định của Nghị định số 111/2007/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2007 về tổ chức, quản lý tổng công ty nhà nước và chuyển đổi tổng công ty nhà nước, công ty nhà 28 Được mở đường bằng “Quyết định của Thủ tướng chính phủ về việcphê duyệt Đề án thí điểm hình thành Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam” ban hành ngày 23 tháng 03 năm 2005

nước độc lập, công ty mẹ là công ty nhà nước theo hình thức công ty mẹ - công ty con hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và các quy định pháp luật khác có liên quan.

Như vậy có thể nói ở Việt Nam hiện nay, về mặt lý thuyết, chưa có quy định pháp lý cho tất cả các TĐKT thuộc mọi thành phần kinh tế mà mới chỉ có quy định pháp lý cho việc thực hiện thí điểm đối với các TĐKT nhà nước. Đối với TĐKTTN, quy định điều chỉnh hiện nay là Luật doanh nghiệp và Nghị định số 102/2010/NĐ-CP. Luật Doanh nghiệp 2005 được đánh giá là “luật để hội nhập” thì cả luật và các văn bản hướng dẫn đều chưa tạo được hành lang pháp lý cho việc hình thành các tập đoàn kinh tế tư nhân. Theo quy định này thì TĐKTTN có địa vị pháp lý và chịu sự ràng buộc sau:

- Tập đoàn được xác định là một hình thức cụ thể của nhóm công ty29. Bên cạnh đó, nhóm công ty còn hình thức khác là công ty mẹ - con.

- Tập đoàn được xác định là nhóm công ty có quy mô lớn; là tổ hợp kinh doanh có từ hai cấp doanh nghiệp trở lên dưới hình thức công ty mẹ - con.

- Về địa vị pháp lý: tập đoàn không có tư cách pháp nhân; các công ty trong tập đoàn có tư cách pháp nhân độc lập.

- Liên kết giữa các công ty trong tập đoàn được hình thành trên cơ sở tập hợp, liênkết thông qua đầu tư, góp vốn, sáp nhập, mua lại, tổ chức lại hoặc các hình thứ liên kết khác; gắn bó lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác.

- Thành lập, tổ chức hoạt động của các công ty trong tập đoàn, kể cả công ty mẹ có thể dưới hình thức công ty cổ phầncông ty TNHH, không bao gồm công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân.

- Cụm từ “tập đoàn” có thể sử dụng như một thành tố phụ trợ cấu thành tên riêng của công ty mẹ, phù hợp với các quy định từ Điều 31 đến Điều 34 của Luật Doanh nghiệp về đặt tên doanh nghiệp. Riêng đối với công ty mẹ trong tập đoàn có thể sử dụng cụm từ “tập đoàn” để cấu thành tên của công ty mẹ. Tuy nhiên điều này không bắt buộc mà là do doanh nghiệp tự quyết định.

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm quản lý tập đoàn kinh tế tư nhân trên thế giới và một số gợi ý về mặt chính sách với việt nam (Trang 65 - 67)