- Môi trường pháp lý: các nhân tố pháp lý bao gồm các quy định, nghị định, chính sách kinh tế, chính sách thuế, các quy định về lãi suất…Môi trường pháp lý
61 Khoản 1 điều 22 Quy chế bảo lãnh ngân hàng ban hành kèm theo Quyết định 283/2000/QĐ-NHNN14 ngày 25 tháng 08 năm 2000 của Thống đốc ngân hàng Nhà nước.
3.3. Một số kiến nghị nh m nâng cao hiệu quả trong hoạt động cấp tín dụng của công ty tài chính.
của công ty tài chính.
Thực tế cho thấy dù văn bản sau có hoàn thiện hơn văn bản trước thì cũng không tránh khỏi những khó khăn, bất cập trong việc áp dụng. Trong hoạt động cấp tín dụng của CTTC cũng không tránh được tình trạng này, những văn bản pháp luật quy định về các hoạt động cho vay, chiết khấu, bảo lãnh của CTTC đối với khách hàng tuy khá hoàn thiện nhưng khi áp dụng vào thực tế cũng có một số quy định còn hạn chế và gặp không ít khó khăn.
Để hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật quy định về hoạt động này thì người viết xin đưa ra một số kiến nghị, đề xuất cụ thể như sau:
Trước tiên đối với hoạt động cho vay của CTTC thì theo người viết cần có một văn bản hướng dẫn quy định cụ thể về các bước thành lập phương án kinh doanh khả thi như thế nào, trình tự ra sao để cho khách hàng vay và CTTC có một chuẩn mực nhất định để dựa vào đó mà áp dụng vào trong hoạt động cho vay của
GVHD: Th.s. Lê Huỳnh Phương Chinh SVTH: Huỳnh Thị Thùy Trang 58 mình. Ngoài ra CTTC cần thành lập một đội ngũ nhân viên hướng dẫn về việc thành lập phương án khả thi giúp cho những khách hàng có ý tưởng nhưng không biết diễn đạt ý tưởng của mình để phương án đó khả thi hơn. Có như thế thì khách hàng có thể tiếp cận được nguồn vốn một cách nhanh chống và phù hợp với quy định ở CTTC.
Đối với quy trình cho vay của CTTC thì theo người viết thì CTTC có thể xây dựng quy trình cho vay đơn giản hơn, phù hợp với tình hình hiện nay nhưng phải đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay. Ví dụ như nếu khách hàng nào thường xuyên vay của CTTC thì CTTC sẽ xếp họ vào nhóm khách hàng thường xuyên sẽ có những ưu đãi hơn so với khách hàng không thường xuyên. Khi họ đi vay thì CTTC sẽ tiến hành hoạt động thẩm định hồ sơ một cách nhanh chóng bỏ qua những bước không cần thiết, không quan trọng và tiến hành cho chủ thể này vay. Đối với khách hàng lần đầu tiên vay thì CTTC cần tận tình hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn, hoặc tiến hành nhanh chóng trong quá trình kiểm tra, xét duyệt cho vay để khách hàng có thể sử dụng vốn vay kịp thời, có hiệu quả trong quá trình sản xuất kinh doanh đồng thời thông qua đó CTTC sẽ tạo được niềm tin cho khách hàng khi khách hàng có nhu cầu vay vốn thì ưu tiên chọn lựa CTTC.
Ngoài ra thì theo ý kiến của người viết nên sửa đổi điều 127 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 trường hợp hạn chế cho vay của CTTC. Theo đó thì những cán bộ làm công tác thẩm định, xét duyệt cho vay nên xếp vào trường hợp cấm cho vay theo điều 126 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 vì đây là những đối tượng tham gia trực tiếp vào hoạt động thẩm định và quyết định cho vay của CTTC. Nếu những đối tượng này vay vốn thì sẽ tạo ra sự không công bằng, khách quan ngoài ra có thể dẫn đến tổn thất cho CTTC khi những chủ thể này vay vốn. Vì vậy không nên xếp những chủ thể này vào nhóm hạn chế cho vay mà nên xếp vào nhóm cấm cho vay có như vậy mới tạo được sự minh bạch trong hoạt động cho vay từ đó thúc đẩy hoạt động cho vay ở CTTC phát triển.
Đối với chủ thể của CTTC thì theo người viết không nên hạn chế những chủ thể được vay vốn vì như vậy sẽ làm hoạt động cho vay của CTTC được đa dạng hơn. Chẳng hạn đối với chủ thể là tổ chức thì không nên hạn chế tổ chức này là pháp nhân mà nên quy định khi tổ chức này được thành hợp pháp là được vay vốn tại CTTC.
GVHD: Th.s. Lê Huỳnh Phương Chinh SVTH: Huỳnh Thị Thùy Trang 59 Về phương thức cho vay của CTTC thì theo người viết pháp luật nên cho phép CTTC được cho vay theo ủy thác của cá nhân để tăng thêm nguồn vốn hoạt động của CTTC từ đó tăng khả năng cạnh tranh của CTTC trên thị trường tài chính.
Kế tiếp là đối với hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá của CTTC người viết cũng đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động này. Đối với điều kiện công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá:
- Được phát hành hợp pháp theo quy định của pháp luật.
- Thuộc quyền thụ hưởng hợp pháp của khách hàng, không có tranh chấp, không sử dụng để cầm cố, bảo đảm cho nghĩa vụ khác.
- Trên công cụ chuyển nhượng không ghi cụm từ “Không được chuyển nhượng”, “Cấm chuyển nhượng”, “Không trả theo lệnh” hoặc cụm từ có ý nghĩa tương tự.
- Chưa đến hạn thanh toán.
Người viết đề xuất bỏ điều kiện còn thời hạn thanh toán. Vì đây là điều kiện đương nhiên các bên chủ thể cần phải biết.
Do pháp luật không quy định thời hạn trong từng bước của quy trình chiết khấu của CTTC đối với khách hàng nên người viết đề xuất thời hạn cụ thể như sau:
- Đối với bước thẩm định và lập thủ tục nhận chiết khấu
TCTD sẽ tiến hành thẩm định trong thời hạn tối đa không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị chiết khấu của khách hàng. Trong trường hợp có những trở ngại khách quan trong quá trình thẩm định thì thời hạn thẩm đinh có thể kéo dài nhưng không quá 15 ngày làm việc.
Trong thời hạn tối đa không quá 5 ngày làm việc, kể từ ngày chấp nhận chiết khấu, tổ chức tín dụng gửi cho khách hàng một văn bản ghi rõ các danh mục giấy tờ có giá được chấp nhận chiết khấu và các vấn đề khác có liên quan mà các bên phải thực hiện trong quá trình chiết khấu.
- Đối với bước chuyển giao quyền sở hữu và thanh toán.
Khách hàng làm thủ tục chuyển giao quyền sở hữu giấy tờ có giá được chấp nhận chiết khấu cho CTTC trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận thông báo chấp nhận chiết khấu của CTTC. Trên cơ sở giấy tờ có giá được chuyển nhượng, CTTC thực hiện việc thanh toán ngay cho khách hàng. Và người viết cũng đưa ra một thời hạn là trong 3 ngày làm việc kể từ ngày đến hạn thanh toán mà
GVHD: Th.s. Lê Huỳnh Phương Chinh SVTH: Huỳnh Thị Thùy Trang 60 người chiết khấu không thanh toán cho CTTC thì CTTC có quyền truy đòi đối với các đối tượng có liên quan. Có như vậy thì mối quan hệ hợp tác giữa CTTC với khách hàng ngày càng khắn khích hơn và khách hàng sẽ cảm thấy tin tưởng hơn và có thể ưu tiên chọn lựa CTTC khi có nhu cầu chiết khấu giấy tờ có giá.
Tuy pháp luật quy định thời hạn cho các bước trong trình tự, thủ tục chiết khấu giữa CTTC với khách hàng là vậy, nhưng các bên có quyền thỏa thuận thời hạn riêng ( không được vượt quá thời hạn do luật định ) cho việc thực hiện các bước trong chiết khấu giấy tờ có giá. Việc quy định thời hạn sẽ thúc đẩy các bên nhất là CTTC ( bên nhận chiết khấu ) tiến tới việc chiết khấu một cách nhanh chóng và mang lại hiệ quả cao.
Cuối cùng là những đề xuất của người viết trong hoạt động bảo lãnh của CTTC. Để đảm bảo cho sự cạnh tranh công bằng giữa các TCTD với nhau trong hoạt động bảo lãnh ngân hàng thì cần có quy định về mức phí bảo lãnh đối với khách hàng, mức phí bảo lãnh ở từng loại bảo lãnh sẽ phụ thuộc vào mức độ rủi ro mà từng loại bảo lãnh này có thể chịu.
Mức độ rủi ro của nghiệp vụ bảo lãnh phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Tuy nhiên cùng với một khách hàng, mỗi loại bảo lãnh lại có mức độ rủi ro khác nhau. Thực tế cho thấy một số loại bảo lãnh như: Bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thanh toán, là những loại bảo lãnh có mức độ rủi ro cao hơn so với các loại bảo lãnh khác như bảo lãnh khác như bảo lãnh chất lượng sản phẩm, bảo lãnh dự thầu. Do vậy trong trường hợp khách hàng có nhu cầu thực hiện nhiều loại bảo lãnh tại một CTTC việc xác định khả năng rủi ro cho từng loại bảo lãnh để làm căn cứ xác định mức bảo lãnh, mức phí bảo lãnh phù hợp cho từng loại bảo lãnh là rất cần thiết nhưng hiện nay theo Quy định về bảo lãnh ngân hàng thì chưa quy định cụ thể vấn đề này. Ngoài ra cần có quy định cụ thể cho các biện pháp xử lý tài sản của bên nhận bảo lãnh khi đến thời hạn thanh toán mà khách hàng không thực hiện hoặc không thực hiện đầy đủ. Chẳng hạn như giữa các bên được thỏa thuận những hình thức nào nếu không thì phải xử lý như thế nào và nếu sau khi đã xử lý xong tài sản và đã thực hiện xong phần bảo lãnh thì số tiền còn dư khi thanh toán tài sản được xử lý như thế nào. Có như vậy thì pháp luật quy định về hoạt động này mới hoàn chỉnh.
CTTC muốn tồn tại và đứng vững trên thị trường tài chính ngoài việc cần có những quy định của pháp luật thì chính bản thân CTTC cũng cần phải có những quy
GVHD: Th.s. Lê Huỳnh Phương Chinh SVTH: Huỳnh Thị Thùy Trang 61 định và chính sách phù hợp với tình hình phát triển của CTTC và với tình hình hiện tại. Do vậy người viết xin đưa ra một số kiến nghị để nâng cao vị trí của CTTC và giúp cho hoạt động cấp tín dụng phát triển hơn.
Thứ nhất CTTC cần đa dạng hóa các hoạt động, không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động, hiện đại hóa các nghiệp vụ, tăng cường các giải pháp công nghệ hiệu quả cho các CTTC, hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin giúp họ nâng cao năng lực, hiệu quả trong giao dịch, giảm thiểu chi phí và hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất vì khi xảy ra sự bất ổn trên thị trường tài chính gia tăng thì rủi ro sẽ tăng theo và điều này có thể làm chậm tốc độ các giao dịch, gây ảnh hưởng đến hệ thống tài chính.
Thứ hai CTTC cần chủ động trong quá trình tìm kiếm khách hàng để thu hút nguồn vốn từ khách hàng để luân chuyển đồng vốn của công ty từ đó tạo được sự phát triển nhanh và bền vững.
Thứ ba CTTC cần coi trọng các chiến lược phát triển nguồn nhân lực, đặt trong công tác tuyển dụng đào tạo đội ngũ nhân viên với chế độ đãi ngãi hợp lý và môi trường làm việc hiện đại. Đồng thời có những chính sách ưu đãi để thu hút nguồn nhân tài về phục vụ cho công ty.
*
* *
Tóm lại, từ những thưc trạng về hoạt động cấp tín dụng của CTTC như những bất cập trong hoạt động cho vay, hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá, hoạt động bảo lãnh ngân hàng của CTTC, người viết đã đưa ra một số đề xuất nhằm hoàn thiện những quy định của pháp luật về hoạt động này dựa trên sự bất hợp lý trong những quy định của pháp luật. Các giải pháp này nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cấp tín dụng của CTTC và hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật giúp cho các chủ thể tham gia vào các hoạt động này có thể tiếp cận được nguồn vốn vay của CTTC một cách dễ dàng và thuận tiện. Có thể những giải pháp này chưa thật hoàn chỉnh, nhưng người viết mong muốn có thể góp phần sức mình vào sự nghiệp phát triển của CTTC nói riêng và của hệ thống tín dụng nói chung.
GVHD: Th.s. Lê Huỳnh Phương Chinh SVTH: Huỳnh Thị Thùy Trang 62
KẾT LUẬN
Tóm lại, CTTC là một định chế tài chính còn khá mới mẻ nhưng nó đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển. CTTC ra đời trên cơ sở những đòi hỏi khách quan của nền kinh tế thị trường, với tư cách là một trung gian tài chính nó góp phần lưu thông, điều tiết lượng vốn trong nền kinh tế. Hoạt động của CTTC cũng khá đa dạng nhưng hoạt động mang lại lợi ích chủ yếu cho CTTC là hoạt động cấp tín dụng nhờ vào hoạt động này mà CTTC đã có được một vị trí quan trọng trên thị trường tài chính. Nền kinh tế ngày càng phát triển thì không tránh khỏi sự cạnh tranh của các TCTD với nhau trong đó có CTTC. Bởi vậy các CTTC muốn tồn tại và phát triển bền vững thì phải không ngừng nâng cao hoạt động cấp tín dụng để tạo được sự tin tưởng của khách hàng khi khách hàng có nhu cầu thì chọn lựa ưu tiên là CTTC. Tuy nhiên hiện nay pháp luật quy định về hoạt động cấp tín dụng của CTTC còn nhiều hạn chế, chưa quy định cụ thể và rõ ràng cho hoạt động cấp tín dụng của CTTC, điều này sẽ làm hạn chế cho CTTC và đồng thời cũng là điều kiện để CTTC phát huy vai trò của mình.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, người viết đã trình bày sơ lược khái niệm, đặc điểm cơ bản và các hình thức tồn tại của CTTC. Ngoài ra người viết còn giới thiệu về các hoạt động của CTTC bao gồm hoạt động huy động vốn và hoạt động cấp tín dụng, đồng thời tập trung phân tích quy định pháp luật về hoạt động cấp tín dụng của CTTC và đưa ra những mặt tích cực và tiêu cực khi áp dụng pháp luật về hoạt động này và người viết đã đưa ra một số bất cập trong hoạt động cấp tín dụng thông qua các hình thức sau:
Thứ nhất đối với hoạt động cấp tín dụng bằng hình thức cho vay thì người viết đã đưa ra một số bất cập chẳng hạn như: bất cập trong quy định về điều kiện chủ thể, trình tự thủ tục vay vốn, trường hợp hạn chế cho vay của CTTC và phương thức cho vay của CTTC.
Thứ hai đối với hoạt động cấp tín dụng bằng hình thức chiết khấu công cụ chuyển nhượng. Trong phần này người viết đã đưa ra một số bất cập khi áp dụng pháp luật về điều kiện công cụ chuyển nhượng được chiết khấu và phương thức chiết khấu mà CTTC được tham gia.
Thứ ba những bất cập trong áp dụng pháp luật về hoạt động cấp tín dụng bằng hình thức bảo lãnh của CTTC. Quy định của pháp luật hiện hành không quy
GVHD: Th.s. Lê Huỳnh Phương Chinh SVTH: Huỳnh Thị Thùy Trang 63 định về mức phí bảo lãnh cho CTTC và cũng không quy định về hình thức xử lý tài sản bảo lãnh như thế nào.
Từ những bất cập trong việc áp dụng pháp luật thì người viết đã đưa ra những đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật về hoạt động cấp tín dụng của CTTC:
Trước tiên đối với hoạt động cho vay của CTTC người viết cũng đã đưa ra một số đề xuất về điều kiện chủ thể và quy trình cho vay của CTTC đồng thời người viết cũng đưa ra đề xuất trong trường hợp hạn chế cho vay của CTTC nhằm giúp cho hoạt động cho vay của CTTC có hiệu quả hơn.
Kế tiếp là đối với hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá của CTTC người viết cũng đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động này. Đề xuất đối với điều kiện công cụ chuyển nhượng và đưa ra thời hạn trong từng bước của quy trình chiết khấu của CTTC đối với khách hàng.
Cuối cùng là những đề xuất của người viết trong hoạt động bảo lãnh của CTTC. Để đảm bảo cho sự cạnh tranh công bằng giữa các TCTD với nhau trong hoạt động bảo lãnh ngân hàng thì cần có quy định về mức phí bảo lãnh đối với khách hàng, mức phí bảo lãnh ở từng loại bảo lãnh sẽ phụ thuộc vào mức độ rủi ro mà từng loại bảo lãnh này có thể chịu.
Hiện nay tuy có văn bản nào quy định cụ thể về hoạt động cấp tín dụng của CTTC nhưng đã không còn phù hợp với thực tế và cũng không phù hợp với luật điều chỉnh chung - Luật các tổ chức tín dụng năm 2010, như vậy việc áp dụng pháp