0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Khoản 2 điều 12 Thông tư28/2012/TT-NHNN ngày 03 tháng 10 năm 2012 Quy định về bảo lãnh ngân hàng

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG CẤP TÍN DỤNG CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH. (Trang 43 -46 )

để CTTC mới quyết định cho hay không khách hàng chiết khấu.

- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp của công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác được chiết khấu tại tổ chức tín dụng.

2.4. Quy định pháp luật về hoạt động cấp tín dụng b ng hình thức bảo lãnh của công ty tài chính. của công ty tài chính.

Hoạt động bảo lãnh ngân hàng là một trong những hoạt động cấp tín dụng của CTTC. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì CTTC được tham gia các hoạt động bảo lãnh như một ngân hàng. Tuy nhiên do bảo lãnh ngân hàng là một hoạt động cấp tín dụng nên để đảm bảo sự an toàn trong hoạt động bảo lãnh, pháp luật quy định tổng mức dư nợ bảo lãnh của CTTC cho một khách hàng không vượt quá 25% vốn tự có của CTTC. Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan không được vượt quá 50% vốn tự có của CTTC54. CTTC chỉ được tiến hành bảo lãnh khi khách hàng có yêu cầu và CTTC sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh nếu đến thời hạn mà bên được không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

2.4.1. Quy định pháp luật về trình tự, thủ tục bảo lãnh của công ty tài chính. chính.

Bước thứ nhất: Khách hàng có nhu cầu được bảo lãnh phải gửi hồ sơ đề nghị bảo lãnh đến CTTC trong hồ sơ phải bao gồm các tài liệu sau55

: - Văn bản đề nghị bảo lãnh;

- Tài liệu về bên được bảo lãnh; - Tài liệu về nghĩa vụ được bảo lãnh; - Tài liệu về tài sản bảo đảm (nếu có)

Bước thứ hai: Sau khi nhận được hồ sơ đề nghị bảo lãnh CTTC tiến hành thẩm định hồ sơ và phải thông báo cho khách hàng biết ý kiến chấp thuận hay từ chối bảo lãnh. Việc chấp thuận hay từ chối phải trả lời bằng văn bản. Trong trường hợp chấp thuận ( đồng ý ) bảo lãnh,các bên phải lập thành văn bản hợp đồng dịch vụ bảo lãnh với các điều khoản chủ yếu theo quy định của pháp luật.

54 Khoản 3 điều 5 Thông tư 28/2012/TT-NHNN ngày 03tháng 10năm 2012 Quy định về bảo lãnh ngân hàng. hàng.

55 Khoản 2 điều 12 Thông tư 28/2012/TT-NHNN ngày 03 tháng 10 năm 2012 Quy định về bảo lãnh ngân hàng hàng

GVHD: Th.s. Lê Huỳnh Phương Chinh SVTH: Huỳnh Thị Thùy Trang 43 Bước thứ ba: Nếu được CTTC chấp nhận bảo lãnh, khách hàng được bảo lãnh phải làm các thủ tục bảo đảm bằng tài sản cho nghĩa vụ hoàn trả sau này trong trường hợp CTTC bảo lãnh phải thực hiện thay cho họ ( thủ tục này chỉ áp dụng khi các bên có thỏa thuận về việc bảo đảm bằng tài sản)

Bước thứ tư: CTTC thực hiện việc bảo lãnh cho khách hàng lập cam kết bảo lãnh hợp pháp để gửi cho bên nhận bảo lãnh.

Bước thứ năm: Nếu khách hàng được bảo lãnh đã tự mình thực hiện nghĩa vụ với bên có quyền thì CTTC phải hoàn trả lại cho khách hàng được bảo lãnh các tài sản hoặc giấy tờ về tài sản đã nhận khi đồng ý bảo lãnh. Đồng thời, nghĩa vụ bảo lãnh của CTTC cũng chấm dứt.

Ngược lại trong trường hợp CTTC thực hiện nghãi vụ thay cho bên được bảo lãnh, thì bên được bảo lãnh phải thanh toán số tiền cho CTTC bằng với số tiền mà CTTC đã thực hiện nghĩa vụ và mức lãi suất do các bên thỏa thuận. Nếu bên được bảo lãnh không thanh toán cho CTTC thì CTTC có quyền xử lý tài sản theo quy định của pháp luật.

2.4.2. Quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động bảo lãnh của công ty tài chính. động bảo lãnh của công ty tài chính.

Khi tham gia vào bất cứ hoạt động nào thì các bên đều có ý muốn mang lại lợi ích cho mình. Tuy nhiên lợi ích của bên này lại là nghĩa vụ của bên kia. Khi tham gia vào hoạt động cấp tín dụng của CTTC bằng hình thức bảo lãnh cũng vậy lợi ích mà người được bảo lãnh được hưởng đồng thời đó lại là nghĩa vụ mà CTTC phải thực hiện và ngược lại. Để bảo đảm cho lợi ích của các bên thì pháp luật đã quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham gia vào hoạt động này.

2.4.2.1. Quyền , nghĩa vụ của bên bảo lãnh ( CTTC ).

Theo quy định của pháp luật hiện hành khi tham gia vào hoạt động bảo lãnh CTTC ( bên bảo lãnh) có các quyền sau56:

Thứ nhất Chấp nhận hoặc từ chối đề nghị cấp bảo lãnh của bên được bảo lãnh hoặc của bên bảo lãnh đối ứng.

Nếu đề nghị bảo lãnh của khách hàng không đúng theo quy định của pháp luật hay sau khi thẩm định CTTC xét thấy hoạt động bảo lãnh này không mang lại

56

Điều 25 Thông tư 28/2012/TT-NHNN ngày 03 tháng 10 năm 2012 Quy định về bảo lãnh ngân hàng .

GVHD: Th.s. Lê Huỳnh Phương Chinh SVTH: Huỳnh Thị Thùy Trang 44 lợi ích cho mình hoặc đây là hoạt động bảo lãnh cho những chủ thể mà pháp luật không cho phép hoặc khả năng tài chính của CTTC không cho phép thì CTTC có quyền từ chối đề nghị cấp bảo lãnh của bên được bảo lãnh để đảm bảo cho hoạt động của mình.

Thứ hai đề nghị bên xác nhận bảo lãnh thực hiện xác nhận bảo lãnh đối với khoản bảo lãnh của mình cho bên được bảo lãnh.

Đây là nhiệm vụ của bên nhận bảo lãnh. Bên nhận bảo lãnh phải xác nhận bảo lãnh đối với khoản bảo lãnh của CTTC đối với bên được bảo lãnh. Xác nhận này là cơ cở để CTTC chứng minh mình có bảo lãnh cho bên được bảo lãnh. Khi có tranh chấp xảy ra giữa bên bảo lãnh là CTTC và bên được bảo lãnh ( khách hàng ) chẳng hạn như khách hàng không hoàn trả lại phần tiền mà CTTC đã bảo lãnh thì CTTC có chứng cứ chứng minh có bảo lãnh cho khách hàng thì bắt buộc khách hàng phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán của mình. Quy định này nhằm bảo vệ cho quyền lợi của CTTC khi tham gia vào hoạt động này.

Thứ ba Yêu cầu bên được bảo lãnh, bên bảo lãnh đối ứng và các bên liên quan cung cấp các tài liệu, thông tin có liên quan đến việc thẩm định bảo lãnh và tài sản bảo đảm (nếu có).

Thứ tư Yêu cầu bên được bảo lãnh có các biện pháp bảo đảm cho nghĩa vụ được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bảo lãnh ( nếu cần ).

Thứ năm thu phí bảo lãnh, điều chỉnh phí bảo lãnh; áp dụng, điều chỉnh lãi suất, lãi suất phạt theo thỏa thuận.

Đối với bất kỳ hoạt động nào cũng vậy nếu không mang lại lợi ích cho mình thì CTTC sẽ không thực hiện. Trong hoạt động bảo lãnh cũng vậy khi bảo lãnh cho khách hàng thì CTTC sẽ thu phí bảo lãnh và lãi suất theo quy định của pháp luật.Tuy nhiên nếu khách hàng không đồng ý với mức phí và lãi suất quy định thì CTTC có quyền thay đổi mức phí và lãi suất bảo lãnh theo thỏa thuận của hai bên khi giao kết hợp đồng.

Thứ sáu từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi cam kết bảo lãnh hết hiệu lực hoặc hồ sơ yêu cầu thanh toán bảo lãnh không đáp ứng đủ các điều kiện quy định trong cam kết bảo lãnh, hoặc có bằng chứng chứng minh chứng từ xuất trình là giả mạo.

GVHD: Th.s. Lê Huỳnh Phương Chinh SVTH: Huỳnh Thị Thùy Trang 45 Thứ bảy hạch toán ghi nợ cho bên được bảo lãnh hoặc bên bảo lãnh đối ứng ngay khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, yêu cầu bên được bảo lãnh hoặc bên bảo lãnh đối ứng hoàn trả ngay trong ngày số tiền mà bên bảo lãnh đã trả thay theo cam kết.

Sau khi tiến hành xong nghĩa vụ bảo lãnh của mình thì bên bảo lãnh phải ghi lại các khoản nợ của bên được bảo lãnh khi CTTC đã hoàn thành nghĩa vụ bảo lãnh và yêu cầu bên được bảo lãnh trả ngay số tiền mà bên bảo lãnh đã trả thay theo cam kết.

Ngoài ra CTTC có quyền yêu cầu thành viên đồng bảo lãnh khác hoàn trả ngay trong ngày số tiền đã trả thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp thành viên làm đầu mối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong đồng bảo lãnh.

CTTC có thể chuyển nhượng quyền, nghĩa vụ của mình cho tổ chức tín dụng,

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG CẤP TÍN DỤNG CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH. (Trang 43 -46 )

×