Hoạt động cấp tín dụng bằng hình thức cho vay.

Một phần của tài liệu pháp luật về hoạt động cấp tín dụng của công ty tài chính. (Trang 53 - 55)

- Môi trường pháp lý: các nhân tố pháp lý bao gồm các quy định, nghị định, chính sách kinh tế, chính sách thuế, các quy định về lãi suất…Môi trường pháp lý

59 Điều 108 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010.

3.2.2.1. Hoạt động cấp tín dụng bằng hình thức cho vay.

Cho vay là nghiệp vụ cấp tín dụng mang lại nhiều lợi ích cho CTTC, song đây cũng là hoạt động mang đến sự rủi ro cho CTTC cao hơn so với các hoạt động khác. Xét về mặt chủ thể, theo quy định của pháp luật thì bên đi vay phải đáp ứng điều kiện là phải có tài sản đảm bảo khả năng trả nợ, mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp và phải có phương án kinh doanh khả thi. Khi đi vay có thể bên vay chứng minh được là mình có đủ khả năng tài chính cho việc trả nợ của mình, tuy nhiên khi đến hạn trả nợ mà bên vay vì một lý do nào đó không còn khả năng chi trả, hay do bên vay sử dụng những thủ thuật tinh vi làm giả giấy tờ chứng minh khả năng tài chính của mình đến thời hạn thanh toán tiền vay CTTC mới phát hiện thì khả năng thu hồi nợ của CTTC là rất khó thực hiện được. Đồng thời nguồn vốn luân chuyển của CTTC sẽ bị hạn chế. Chẳng những thế khách hàng phải có phương án kinh doanh khả thi. Thực tế cho thấy rằng không có cách nào có thể chứng minh rằng phương án kinh doanh do khách hàng thành lập có khả thi hay không. Việc xem xét phương án kinh doanh có khả thi hay không chỉ dựa vào quan điểm chủ quan của các cán bộ thực hiện thẩm định có thể phương án kinh doanh đó có tính khả thi nhưng liệu áp dụng vào thực tế có mang lại lợi ích như phân tích hay không? Và một điều hạn chế đối với chủ thể là bên vay khi tham gia hoạt động cho vay là nếu như bên vay không đủ trình độ hay không có khả năng lập hồ sơ vay vốn hay phương án kinh doanh khả thi thì bên vay sẽ không được CTTC cho vay vốn.

Xét về trình tự thủ tục cho vay của CTTC: Hiện nay quy trình cho vay của CTTC đã được cải thiện, thủ tục đơn giản và nhanh chóng nhưng vẫn còn nhiều hạn

GVHD: Th.s. Lê Huỳnh Phương Chinh SVTH: Huỳnh Thị Thùy Trang 53 chế. Theo quy định của pháp luật thì quy trình vay vốn phải trải qua các giai đoạn như lập hồ sơ vay vốn, thẩm định hồ sơ, quyết định hồ sơ…Giai đoạn lập hồ sơ vay vốn là giai đoạn tiền đề để CTTC có thể xem xét là có cho vay hay không. Tuy nhiên bên vay không phải ai cũng có thể lập đươc hồ sơ vay vốn, đối với những người chưa từng đi vay tại bất cứ TCTD nào thì việc lập hồ sơ đối với họ là một việc không dễ dàng, có thể họ sẽ gặp nhiều khó khăn khi đi vay, đến khi bên vay hoàn thành việc lập hồ sơ còn phải trải qua nhiều giai đoạn khác, như vậy đến khi nhận được tiền vay thì nhu cầu của họ đã không được đáp ứng. Ngược lại đối với những khách hàng đã từng đi vay thì họ thấy việc lập hồ sơ vay vốn tại CTTC là rất phức tạp và khó khăn. Khi muốn vay vốn tại CTTC thì họ phải lập hồ sơ lại từ đầu và phải trải qua các giai đoạn như lần đầu đi vay thì như vậy họ cảm thấy không thoải mái và có tâm lý e ngại khi đi vay.

Giai đoạn thẩm định hồ sơ vay vốn là giai đoạn quan trọng trong quy trình cho vay của CTTC đây là giai đoạn quyết định trực tiếp đến lợi ích của CTTC. Việc thẩm định hồ sơ vay vốn của khách hàng phụ thuộc phần lớn vào trình độ chuyên môn nghiệp vụ, khả năng phân tích, đánh giá, kiến thức xã hội và tư cách đạo đức …của các cán bộ của CTTC. Nếu các cán bộ có đủ khả năng thẩm định thì việc thẩm định hồ sơ vay vốn của khách hàng sẽ được diễn ra nhanh chóng tạo mối quan hệ bền vững giữa CTTC với khách hàng. Bởi vì nếu làm tốt công tác này sẽ tạo điều kiện cho CTTC có thể chủ động trong việc hạn chế những rủi ro. Tuy nhiên hiện nay do công nghệ, kỹ thuật phát triển thì việc khách hàng có những trình độ cao có thể lợi dụng những phương tiện kỷ thuật này đánh lừa các cán bộ tham gia quá trình thẩm định dẫn đến những quyết định của họ có thể bị sai sót như vậy sẽ ảnh hưởng rất lớn đến CTTC.

Theo điều 127 luật các tổ chức tín dụng năm 2010 quy định đối tượng là người thẩm định, xét duyệt cho khách hàng vay vốn được xếp vào đối tượng hạn chế cho vay thì theo người viết quy định này không hợp lý.

Luật không quy định cụ thể người thẩm định, xét duyệt cho vay là ở CTTC nào nhưng ta hiểu rằng người thẩm định, xét duyệt cho vay là người xét duyệt thẩm định cho vay chính tại CTTC. Pháp luật quy định những đối tượng trên thuôc trường hợp hạn chế cho vay như vậy sẽ không đảm bảo sự khách quan trong hoạt động cho vay của CTTC. Bởi lẽ hạn chế cho vay có nghĩa là đối tượng trên vẫn

GVHD: Th.s. Lê Huỳnh Phương Chinh SVTH: Huỳnh Thị Thùy Trang 54 được vay vốn ở CTTC với những điều kiện chặt chẽ hơn so với khách hàng thông thường60, như vậy các đối tượng hạn chế cho vay vẫn được vay vốn ở CTTC. Vấn đề đặt ra là nếu người thẩm định, xét duyệt được CTTC cho vay sẽ tạo ra sự không minh bạch trong hoạt động cho vay bởi chính bản thân người vay trực tiếp thẩm định xét duyệt cho vay, có thể họ sẽ không làm đúng trách nhiệm của mình có thể bỏ qua những bước quan trọng tạo nguy cơ rủi ro cao trong hoạt động cho vay của CTTC từ đó kéo theo sự mất ổn định trong toàn bộ hoạt động của CTTC.

Về chủ thể trong hoạt động cho vay của CTTC bị hạn chế là chủ thể khi muốn tham gia vào hoạt động vay vốn của CTTC thì điều kiện mà tổ chức đó phải đáp ứng là tổ chức đó phải là pháp nhân. Theo người viết thì đây là quy định chưa hợp lý vì quy định này đã làm hạn chế hoạt động cho vay của CTTC. Vì pháp nhân là một tổ chức được thành lập hợp pháp và phải có tài sản độc lập với tổ chức, cá nhân khác. Như vậy nếu một tổ chức nào đó vẫn được thành lập hợp pháp nhưng có tài sản chung với một tổ chức khác hay với một doanh nghiệp là công ty tư nhân nào đó, nếu tổ chức đó có nhu cầu vay vốn và đáp ứng đủ các điều kiện để được vay vốn tại CTTC nhưng vì tổ chức này không là pháp nhân nên không được nên không thể tiếp cận được nguồn vốn vay của CTTC.

Ngoài ra trong phương thức cho vay của CTTC thì CTTC không được cho vay theo ủy thác của cá nhân. Theo người viết thì quy định này chưa hợp lý vì đây là hình thức cho vay có thể mang lại lợi nhuận cho CTTC mà CTTC chỉ là tổ chức hưởng quyền lợi mà không sử dụng đến nguồn vốn hiện có của mình. Như vậy nếu một cá nhân nào đó có nguồn vốn nhàn rỗi thay vì tự mình phải đi tìm lợi nhuận thì có thể thông qua CTTC để sử dụng số tiền nhàn rỗi này hợp lý. Đồng thời, khách hàng của CTTC sẽ đa dạng hơn và có thể tăng thêm nguồn vốn để hoạt động.

Một phần của tài liệu pháp luật về hoạt động cấp tín dụng của công ty tài chính. (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)