Nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2006 về ban hành danh mục mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng

Một phần của tài liệu pháp luật về hoạt động cấp tín dụng của công ty tài chính. (Trang 26 - 28)

liệt kê các hoạt động ngân hàng của CTTC trong đó có hoạt động cho vay. Tuy nhiên để trở thành chủ thể cho vay thì CTTC phải thỏa mãn các điều kiện chung về việc cấp giấy phép thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt nam. CTTC phải có mức vốn điều lệ tối thiểu bằng mức vốn pháp định. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì mức vốn pháp định của CTTC là 500 tỷ đồng28. So với trước đây29 thì mức vốn pháp định theo quy định của pháp luật hiện hành đã được tăng lên. Với

28 Theo quy định của Nghị định 10/2011/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2011 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2006 về ban hành Danh mục mức vốn pháp điều của nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2006 về ban hành Danh mục mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng

29Nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2006 về ban hành danh mục mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng các tổ chức tín dụng

GVHD: Th.s. Lê Huỳnh Phương Chinh SVTH: Huỳnh Thị Thùy Trang 26 mức vốn pháp định ngày càng cao đòi hỏi các CTTC phải đáp ứng đủ năng lực về tài chính để đảm bảo đủ khả năng hoạt động.

CTTC phải có điều lệ và hoạt động phù hợp. Điều lệ Công ty là một trong những văn bản quan trọng nhất trong việc điều hành và quản lý, thậm chí có thể coi là bản "Điều luật riêng" của một Công ty. Điều lệ quy định những vấn đề cốt lõi và nền tảng cho sự vận hành của Công ty như cơ cấu tổ chức quản lý, thẩm quyền và thể thức thông qua các quyết định của bộ máy điều hành, nguyên tắc phân chia lợi nhuận, xử lý lỗ và giải quyết tranh chấp nội bộ…Dựa vào bản điều lệ của CTTC thì các thành viên biết được quyền lợi và nghĩa vụ của mình, khách hàng có thể biết được đại diện theo pháp luật của nó là ai, thẩm quyền của CTTC được ấn định ra sao để có thể ký hợp đồng với công ty mà không sợ ký kết sai người có thẩm quyền... Do đó Một trong những điều kiện để được hoạt động, trong đó có tiến hành hoạt động cho vay là CTTC phải có điều lệ tổ chức và hoạt động phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành. Tùy theo cơ cấu, quy mô hoạt động của mình mà các CTTC có điều lệ tổ chức và hoạt động khác nhau.

CTTC phải có đề án thành lập, phương án kinh doanh khả thi. Một Phương án kinh doanh khả thi khi có đủ các đặc điểm sau30

:

Thứ nhất phương án kinh doanh đó được xây dựng rộng rãi và là phương án độc lập, chứ không phải là biến thể của một phương án khác.

Thứ hai phương án kinh doanh đó phải mang tính thiết thực và không tồn tại chỉ để làm những lựa chọn khác có vẻ tối ưu và hợp lý hơn; cũng không phải là những ý tưởng đã bị từ chối vì những lý do chính đáng.

Thứ ba là các phương án phù hợp, xét theo khả năng và nguồn lực của công ty.

Ngoài ra để có thể tiến hành hoạt động cho vay thì CTTC còn phải đáp ứng một số điều kiện khác như phải có trụ sở chính theo quy định và phải đăng ký kinh doanh ở cơ quan có thẩm quyền và phải công bố về những quy định của pháp luật về những nội dung quy định trong giấy phép. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì CTTC phải công bố trên phương tiện thông tin của NHNN và trên một số tờ báo viết hằng ngày trong 03 số liên tiếp hoặc báo điện tử của Việt Nam ít nhất 30

GVHD: Th.s. Lê Huỳnh Phương Chinh SVTH: Huỳnh Thị Thùy Trang 27 ngày trước ngày dự kiến khai trương hoạt động31. Và cuối cùng thì CTTC phải tiến hành khai trương hoạt động theo quy định của pháp luật. Theo khoản 1 điều 26 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 thì CTTC chỉ được tiến hành hoạt động của mình kể từ ngày khai trương hoạt động. Như vậy đồng nghĩa với việc CTTC chỉ tiến hành hoạt động cho vay khi CTTC đáp ứng được đầy đủ các điều kiện nêu trên.

2.2.1.2. Bên vay.

Tổ chức muốn tham gia vào hoạt động cho vay của CTTC ngoài việc tổ chức phải có nhu cầu vay vốn và phải có khả năng trả nợ thì tổ chức phải đáp ứng các điều theo quy định:

Tổ chức đó phải có năng lực pháp luật dân sự32. Để một tổ chức có năng lực pháp luật dân sự thì tổ chức đó phải là pháp nhân. Một tổ chức được xem là pháp nhân khi thỏa mãn các điều kiện sau33: Được thành lập hợp pháp; Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó; Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Theo quy định tại điều 100 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì pháp nhân bao gồm: Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; Tổ chức kinh tế; Tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp. Quỹ xã hội, quỹ từ thiện; Tổ chức khác có đủ các điều kiện của một pháp nhân. Như vậy có thể nói khi một tổ chức là pháp nhân thì đều có quyền vay vốn của CTTC.

2.2.2. Quy định pháp luật về những trƣờng h p không đƣ c cho vay, hạn chế cho vay trong hoạt động của công ty tài chính.

Tuy hoạt động cho vay là một trong những hoạt động cấp tín dụng quan trọng của CTTC. Nhưng không phải lúc nào khách hàng có nhu cầu thì CTTC cũng tiến hành hoạt động cho vay. Trong một số trường hợp nhất định CTTC không được phép tiến hành hoạt động cho vay hay hoạt động cho vay bị hạn chế.

2.2.2.1. Trường hợp không được cho vay.

Một phần của tài liệu pháp luật về hoạt động cấp tín dụng của công ty tài chính. (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)