Phân tích tình hình lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính và phụ. Đánh giá mức biến động của từng chỉ tiêu: doanh thu, doanh thu thuần, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Từ đó tìm nguyên nhân làm tăng (giảm) lợi nhuận.
- Tổng doanh thu bán hàng thay đổi: trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, doanh thu bán hàng có quan hệ cùng chiều với lợi nhuận: Doanh thu tăng, lợi nhuận tăng và ngợc lại.
- Chiết khấu hàng bán thay đổi: Chiết khấu hàng bán là một biện pháp kích thích ngời mua thanh toán nhanh tiền hàng. Nếu chiết khấu hàng bán nhiều sẽ làm giảm lợi nhuận.
- Giảm giá hàng bán: Giảm giá hàng bán có thể là biện pháp khuyến khích ngời mua (bớt giá...) cũng có thể là do yếu kém của doanh nghiệp (giảm giá thực sự). Tuy nhiên, giảm giá hàng bán làm giảm lợi nhuận nên ngay cả khi bớt giá, hồi khấu cũng phải liên hệ với lợi nhuận, sao cho lợi nhuận tăng về tổng số.
- Doanh thu hàng bán bị trả lại thay đổi: Doanh thu hàng bán bị trả lại thay đổi cũng là một nhân tố làm giảm lợi nhuận.
- Giá vốn hàng bán thay đổi: Gía vốn hàng bán là một trong những nhân tố quan trọng, chủ yếu ảnh hởng đến lợi nhuận. Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, nếu doanh nghiệp tiết kiệm đ- ợc chi phí sản xuất, thu mua liên quan đến hàng tiêu thụ sẽ làm cho lợi nhuận bán hàng tăng lên và ngợc lại.
- Chi phí bán hàng thay đổi: Chi phí bán hàng là toàn bộ các khoản chi phí liên quan đến hoạt động tiêu thụ nh tiền lơng nhân viên bán hàng, chi vật liệu bao gói, chi dụng cụ bán hàng, chi quảng cáo, chi vận chuyển, bốc dỡ ...Những khoản chi phí này phát sinh sẽ làm giảm lợi nhuận.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp thay đổi: Chi phí quản lý doanh nghiệp là những chi phí cố định, ít biến đổi theo quy mô kinh doanh. Đây là những chi phí phát sinh làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.