Kế toán giá vốn hàng bán:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viglacera Xuân Hòa (Trang 61 - 63)

38, công ty bán hàng cho khách hàng Nguyễn Văn Cường, kế toán công ty

3.4.1 Kế toán giá vốn hàng bán:

3.4.1.1 Chứng từ - Hóa đơn GTGT

- Phiếu thu, giấy báo có của ngân hàng 3.4.1.2 Tài khoản

TK 632: Giá vốn hàng bán 3.4.1.3 Trình tự kế toán

Hàng ngày, khi ghi nhận được chứng từ là phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, … kế toán viên sẽ kiểm tra tính đúng đắn hợp lý của chứng từ rồi căn cứ vào số liệu trên chứng từ đó ghi sổ Nhật ký chung và sổ cái TK 632

Cuối quý, kế toán lập bảng tổng hợp giá vốn hàng bán và tiến hành lập bảng cân đối số phát sinh sau khi đối chiếu, kiểm tra số liệu giữa sổ cái và bảng tổng hợp giá vốn hàng bán.

Cuối năm tiến hành kiểm tra khớp đúng số liệu giữa sổ cái TK 632 và bảng cân đối số phát sinh rồi trên cơ sở đó lập báo cáo tài chính

Ví dụ 1: Nghiệp vụ phát sinh ngày 01/12/2016: công ty mua 1 lô hàng của công ty cổ phần gạch Hạ Long với trị giá mua chưa VAT 10% là 52.630.000. Chưa thanh toán cho người bán. Công ty đem bán thẳng lô hàng này cho khách hàng Đặng Ngọc Minh với giá bán chưa VAT 10% là 77.000.000. Người mua chưa thanh toán tiền hàng.

Kế toán định khoản như sau: Nợ TK 131:84.700.000 Có TK 511:77.000.000 Có TK 333:7.700.000 Nợ TK 632: 52.630.000 Nợ TK 133: 5.263.000 Có TK 331: 57.893.000

Ví dụ 2: : Ngày 09/02/2017, công ty xuất kho bán cho khách hàng Nguyễn Văn Cường theo hóa đơn GTGT số 0010409( phụ lục 39), phiếu xuất kho số 35 (phụ lục 23). Khách hàng thanh toán bằng tiền mặt. Kế toán định khoản như sau:

- Ghi nhận giá vốn Nợ TK 632: 12.600.000 Có TK 156: 12.600.000

Căn cứ vào phiếu xuất kho số 35 (phụ lục 23), kế toán ghi vào sổ Nhật ký chung (phụ lục 18).

Sau khi ghi chép vào sổ Nhật ký chung, kế toán lên sổ cái TK 632 (phụ lục 24).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viglacera Xuân Hòa (Trang 61 - 63)