8. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI
2.5.3. Phƣơng pháp học tập của học sinh
Chúng tôi đã tiến hành lựa chọn và khảo sát thực tế học tập môn Ngữ văn nói chung và các tác phẩm thơ trữ tình nói riêng ở lớp 12 (học theo chƣơng trình chuẩn) trƣờng phổ thông dân tộc Nội trú tỉnh Sơn La. Kết quả cho thấy so với đặc điểm tiếp nhận và chất lƣợng học sinh thì kết quả học tập và tiếp nhận tác phẩm của các em là tƣơng đối khả quan.
Đặc điểm tiếp cận tác phẩm văn chương của học sinh
Số lƣợng học sinh đƣợc khảo sát là 92 học sỉnh/2 lớp (mỗi lớp có 46 học sinh). Đặc điểm tiếp nhận của các em đƣợc đánh giá theo độ tuổi, dân tộc, nhận thức về môn Văn trong nhà trƣờng và kết quả học tập môn Văn.
Về độ tuổi, các em tƣơng đối đồng đều về độ tuổi. Ở độ tuổi này hầu hết các em đã có suy nghĩ mang tính chủ quan cá nhân. Các em có thể tự định hƣớng cho mình cách khám phá tiếp nhận một tác phẩm văn học. Hơn nữa đã có sự tích cực chủ động trong học tập nói chung và học tập môn Ngữ văn nói riêng. Nhƣ vậy, về mặt độ tuổi quyết định không nhiều tới sự tiếp nhận của học sinh.
Yếu tố thứ hai đƣợc khảo sát để đánh giá mức độ và đặc điểm tiếp nhận của học sinh là đặc điểm các em ở khu vực miền núi, là học sinh dân tộc thiểu số nên cũng chi phối tới quá trình tiếp nhận. Có 5/196 học sinh là con em dân tộc Kinh chiếm 2.55%. Số lƣợng học sinh là con em dân tộc thiểu số chiếm đại đa số và chủ yếu là con em dân tộc mông). Nhƣ vậy số học sinh là con em dân tộc thiểu số chiếm đại đa số học sinh đƣợc khảo sát. Đây là một khó khăn trong quá trình tiếp nhận của học sinh bởi số học sinh là con em dân tộc thiểu có khả năng tiếp thu hình tƣợng văn chƣơng và ngôn từ chậm. Cùng với đó sự nhạy bén trong tiếp nhận và đánh giá một tác phẩm văn
chƣơng còn thấp. Chính vì thế đây là một yếu tố tác động không nhỏ tới đặc điểm tiếp nhận của học sinh trong học tập môn Ngữ văn nói chung và tìm hiểu các tác phẩm thơ trữ tình nói riêng.
Bên cạnh đó thì sở thích trong học tập cũng là một tiêu chí để đánh giá mức độ và đặc điểm tiếp nhận của học sinh. Có 23/92 học sinh thực sự rất yêu thích môn văn tƣơng ứng với 25%, có 68 học sinh thích ở mức độ bình thƣờng tƣơng đƣơng với 74%, số học sinh không thích học môn văn là 1 em tƣơng đƣơng với 1%. Nhƣ vậy một đặc điểm đáng mừng là hầu hết tất cả các học sinh khi đƣợc khảo sát đều có thái độ trân trọng và yêu thích bộ môn văn. Có tới 35/196 học sinh có mong muốn trở thành giáo viên dạy văn trong tƣơng lai. Thậm chí trong phiếu khảo sát mà chúng tôi thu đƣợc có rất nhiều em bày tỏ thái độ biết ơn đối với giáo viên dạy văn của mình. Điều đó khẳng đinh rằng học sinh khá yêu thích văn học nói chung và bộ môn văn nói riêng.
Kết quả học tập môn văn của các em là thang đánh giá một cách sát thực nhất về đặc điểm tiếp nhận tác phẩm văn học của học sinh. Theo thống kê số liệu từ kết quả điều tra hai lớp 12a và 12d trƣờng trung học phổ thông dân tộc Nội trú tỉnh Sơn La, kết quả học tập của năm học lớp 11 (2015-2016) của các em nhƣ sau: Học lực Giỏi không có; Khá có 12 học sinh bằng 1.3%; Trung bình 62 học sinh tƣơng đƣơng 67.4%; số học sinh lực học môn văn dƣới trung bình là 18 học sinh bằng 31.3%. Đánh giá chung trên kết quả học tập môn văn năm học 2015-2016 của học sinh hai lớp đƣợc khảo sát là kết quả học tập ở mức trung bình. Không có học sinh giỏi và số lƣợng học sinh dƣới trung bình còn khá nhiều 31.3%. Nhƣ vậy khả năng tiếp nhận văn chƣơng của các em cũng đƣợc đánh giá chỉ ở mức độ trung bình.
Nhìn vào các đặc điểm về độ tuổi, đặc điểm dân tộc, mức độ yêu thích môn văn và kết quả học tập của các em thì đặc điểm tiếp nhận văn chƣơng của các em không cao. Đây cũng chính là vấn đề mà các thầy cô trực tiếp giảng dạy cũng nhƣ bản thân ngƣời viết đề tài này muốn nhìn nhận và tìm ra các phƣơng pháp khác phục để nâng cao hiệu quả giảng dạy tác phẩm văn học với học sinh trƣờng trung học phổ thông dân tộc Nội trú tỉnh Sơn La.
Kết quả tiếp nhận tác phẩm thơ trữ tình 1945-1975
Tiết học 22 - 23 tại lớp 12 đƣợc tiến hành với sự chuẩn bị bài đầy đủ của các em học sinh. 100% học sinh có vở soạn và đã soạn, chuẩn bị bài. Các em đều có ý thức xây dựng bài khá sôi nổi. Các câu hỏi đƣa ra đều đƣợc học sinh trả lời.
Hơn nữa học sinh đã tạo đƣợc sự tự ý thức trong việc ghi chép những kiến thức cần thiết một cách chọn lọc.
Đối với một tác phẩm thơ trữ tình, học sinh có sự hứng thú trong tiết học. Theo kết quả điều tra riêng ở lớp 12 thì có 29/40 học sinh thích học tác phẩm thơ bằng 63%. Điều đó khẳng định rằng tác phẩm thơ tạo đƣợc sự thích thú khi tiếp cận cho học sinh hơn một sổ thể loại khác. Chúng tôi cũng nhận thấy rằng có rất nhiều học sinh thích tìm hiểu và đọc các tác phẩm thơ ngoài chƣơng trình sách giáo khoa. Nhiều em còn có riêng sổ tích luỹ kiến thức văn học chép các bài thơ hay. Đây là một tiền đề thuận lợi cho sự tiếp cận các tác phẩm thơ trữ tình. Cũng nhƣ sự thuận lợi trong tiết đọc hiểu tác phẩm thơ trữ tình 1945-1975
Từ thực tế học sinh nhƣ vậy, sau tiết học đọc hiểu tác phẩm “Tây tiến của Quang Dũng, chúng tôi đã tiến hành kiểm tra đánh giá mức độ tiếp nhận bài học của học sinh lớp 12 bằng việc sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm kiểm tra kiến thức. Kết quả cụ thể nhƣ sau: có 5/46 học sinh đạt điểm Xuất sắc chiếm 11%, có 12/46 học sinh đạt điểm Giỏi bằng 26%, 20/46 học sinh đạt điểm Khá tƣơng đƣơng 43%, có 9 học sinh đạt điểm Trung bình chiếm 19%. Đây là kết quả phản ánh khá trung thực sự tiếp nhận bài học của học sinh. Bởi chúng tôi đã tiến hành kiểm tra đánh giá ngay sau tiết học với cách thức kiểm tra và chấm chặt chẽ.
Kết quả trên phần nào phản ánh đƣợc hiệu quả trong việc áp dụng sáng tạo một số phƣơng pháp dạy học Ngữ văn vào dạy học các tác phẩm trữ tình. Từ đây cũng có thể thấy, hoạt động học tập Ngữ văn của học sinh khối lớp 12 nói riêng và học sinh trƣờng phổ thông dân tộc Nội trú tỉnh Sơn La nói chung đang đƣợc nâng cao về chất lƣợng. Khả năng tiếp thu kiến thức văn học và đặc biệt là khả năng tiếp nhận, cảm thụ các tác phẩm văn chƣơng của học sinh ngày một nâng cao.
* Đánh giá
Ƣu điểm: Với đội ngũ giáo viên có chuyên môn vững vàng, kinh nghiệm, sự sáng tạo trong dạy học và đặc biệt là lòng nhiệt tình, đam mê với công việc đã từng bƣớc đổi mới phƣơng pháp giảng dạy, mang đến những cách tiếp nhận bài học khá mới mẻ tạo đƣợc sức hấp dẫn với học sinh. Qua đó các em học sinh có thể tự định hƣớng cho mình cách khám phá tiếp nhận một tác phẩm văn học, hơn nữa đã có sự tích cực chủ động trong học tập môn ngữ văn.
Hạn chế: Đa số các em đều là học sinh dân tộc thiểu số nên việc tiếp thu hình tƣợng văn chƣơng và ngôn từ còn chậm, trong quá trình học tập còn chƣa thực sự chú tâm, không hứng thú với môn học.
Tiểu kết: Đối tƣợng của quá trình dạy học văn ở trƣờng phổ thông không thể không nói tới những yếu tố cơ bản, cốt lõi quan trọng đó là ngƣời dạy, ngƣời học và nội dung dạy học. Để tìm hiểu thực trạng dạy học môn Ngữ văn tại trƣờng THPT Nội trú tỉnh Sơn La. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát sách giáo khoa, khảo sát hoạt động dạy học của giáo viên, hoạt động học tập của học sinh đó chính là cơ sở lý thực tiễn cần thiết, vững chắc để đề tài tiến hành đề xuất biện pháp dạy học ở chƣơng tiếp theo.
CHƢƠNG 3: BIỆN PHÁP ĐỌC HIỂU BÀI THƠ TÂY TIẾN
Trên cơ sở lí thuyết về tiếp nhận các tác phẩm thơ, xuất phát từ thực tế hoạt động dạy học Ngữ văn và các tác phẩm thơ trữ tình 1945 - 1975 ở trƣờng phổ thông dân tộc Nội trú tỉnh Sơn La, chúng tôi đã có đƣợc những đánh giá bƣớc đầu về thực trạng dạy học và hiệu quả của các phƣơng pháp đọc hiểu đƣợc thực hiện trong quá trình dạy học các tác phẩm thơ trữ tình. Qua đó xin mạnh dạn đề xuất một số biện pháp dạy học nhằm nâng cao hiệu quả đọc - hiểu các tác phẩm thơ trữ tình và phù hợp với đặc điểm của đối tƣợng tiếp nhận. Các phƣơng pháp này đã đƣợc chúng tôi áp dụng vào bài giảng thực nghiệm ở lớp 12 trƣờng phổ thông dân tộc Nội trú tỉnh Sơn La. Cụ thể trong bài đọc hiểu tác phẩm “Tây tiến‟‟ của Quang Dũng.