Sử dụng Sơ đồ tƣ duy (SĐTD)

Một phần của tài liệu Hướng dẫn học sinh lớp 12 trường THPT dân tộc nội trú sơn la đọc hiểu tác phẩm tây tiến của quang dũng (Trang 50)

8. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI

3.3. Sử dụng Sơ đồ tƣ duy (SĐTD)

3.3.1. Khái niệm

Sơ đồ tƣ duy hay còn gọi là Lƣợc đồ tƣ duy, Bản đồ tƣ duy (Mind Map) là PPDH chú trọng đến cơ chế ghi nhớ, dạy cách học, cách tự học nhằm tìm tòi, đào sâu, mở rộng một ý tƣởng, hệ thống hóa một chủ đề hay một mạch kiến thức,...bằng cách kết hợp việc sử dụng đồng thời hình ảnh, đƣờng nét, màu sắc, chữ viết với sự tƣ duy tích cực. Đặc biệt, đây là một dạng sơ đồ mở, không yêu cầu tỉ lệ, chi tiết chặt chẽ nhƣ bản đồ địa lí, các em có thể vẽ thêm hoặc bớt các nhánh, mỗi em có thể vẽ một kiểu khác nhau, dùng những màu sắc, hình ảnh, chữ viết và các cụm từ diễn đạt khác nhau,... Tuy cùng một chủ đề nhƣng mỗi em có thể “thể hiệnnó dƣới dạng Sơ đồ tƣ duy theo cách riêng của mình. Do đó, việc lập Sơ đồ tƣ duy phát huy tối đa khả năng sáng tạo của mỗi ngƣời.

3.3.2. Sử dụng sơ đồ tư duy

Ở giữa sơ đồ là một hình ảnh trung tâm (hay một cụm từ) khái quát chủ đề. Gắn liền với hình ảnh trung tâm là các nhánh cấp 1 mang các ý chính làm rõ chủ đề. Phát triển các nhánh cấp 1 là các nhánh cấp 2 mang các ý phụ làm rõ mỗi ý chính. Sự phân nhánh cứ thế tiếp tục để cụ thể hóa chủ đề, nhánh càng xa trung tâm thì ý càng cụ thể, chi tiết. Có thể nói, SĐTD là một bức tranh tổng thể, một mạng lƣới tổ chức, liên kết khá chặt chẽ theo cấp độ để thể hiện một nội dung, một đơn vị kiến thức nào đó.

Ảnh minh họa cấu tạo Sơ đồ tƣ duy

3.3.3. Các bước thiết kế một sơ đồ tư duy

Để thiết kế một Sơ Đồ Tƣ Duy dù vẽ thủ công trên bảng, trên giấy..., hay trên phần mềm Mind Map, chúng ta đều thực hiện theo thứ tự các bƣớc sau đây:

Bước 1: Bắt đầu từ trung tâm với từ, cụm từ thể hiện chủ đề (có thể vẽ hình ảnh

minh họa cho chủ đề - nếu hình dung đƣợc)

Bước 2: Từ hình ảnh trung tâm (chủ đề) chúng ta cần xác định: để làm rõ chủ đề,

thì ta đƣa ra những ý chính nào. Sau đó, ta phân chia ra những ý chính, đặt tiêu đề các nhánh chính, nối chúng với trung tâm.

Bước 3: Ở mỗi ý chính, ta lại xác định cần đƣa ra những ý nhỏ nào để làm rõ mỗi

ý chính ấy. Sau đó, nối chúng vào mỗi nhánh chính. Cứ thế ta triển khai thành mạng lƣới liên kết chặt chẽ.

Bước 4: Cuối cùng, ta dùng hình ảnh (vẽ hoặc chèn) để minh họa cho các ý, tạo

tác động trực quan, dễ nhớ.

Lƣu ý

Nên chọn hƣớng giấy ngang để khổ giấy rộng, thuận lợi cho việc vẽ các nhánh con. Nên dùng các nét vẽ cong, mềm mại thay vì vẽ các đƣờng thẳng để thu hút sự chú ý của mắt, nhƣ vậy SĐTD sẽ lôi cuốn, hấp dẫn hơn.

Chú ý dùng màu sắc, đƣờng nét hợp lý để vừa làm rõ các ý trong sơ đồ đồng thời tạo sự cân đối, hài hòa cho sơ đồ.

Không ghi quá dài dòng, hoặc ghi những ý rời rạc, không cần thiết, nên dùng các từ, cụm từ một cách ngắn gọn.

Không dùng quá nhiều hình ảnh, nên chọn lọc những hình ảnh thật cần thiết góp phần làm rõ các ý, chủ đề.

Có thể đánh số thứ tự ở các ý chính cùng cấp.

Không đầu tƣ quá nhiều thời gian vào việc “làm đẹpsơ đồ bằng vẽ, viết, tô màu... Không vẽ quá chi tiết, cũng không vẽ quá sơ sài.

Ngƣời lập sơ đồ đƣợc phép vẽ và trang trí theo cách riêng của mình.

3.3.4. Quy trình tổ chức hoạt động vẽ sơ đồ tư duy trên lớp

Hoạt động 1: Cho học sinh lập SĐTD theo nhóm hay cá nhân thông qua gợi ý c

ủa giáo viên.

Hoạt động 2: Học sinh hoặc đại diện của các nhóm học sinh lên báo cáo, thuyết

minh về SĐTD mà nhóm mình đã thiết lập.

Hoạt động 3: Học sinh thảo luận, bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện SĐTD về kiến thức của bài học đó. Giáo viên sẽ là ngƣời cố vấn, là trọng tài giúp học sinh hoàn chỉnh SĐTD, từ đó dẫn dắt đến kiến thức của bài học.

Hoạt động 4: Củng cố kiến thức bằng một SĐTD mà giáo viên đã chuẩn bị sẵn

hoặc một SĐTD mà cả lớp đã tham gia chỉnh sửa hoàn chỉnh, cho học sinh lên trình bày, thuyết minh về kiến thức đó.

Những tiện ích của việc sử dụng Sơ đồ tƣ duy trong dạy học Ngữ Văn

Dạy học bằng SĐTD giúp học sinh có đƣợc phƣơng pháp học hiệu quả. Chúng ta biết rằng việc rèn luyện phƣơng pháp học tập cho HS không chỉ đơn thuần là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là mục tiêu dạy học. Trong thực tế hiện nay, còn nhiều học sinh học tập một cách thụ động, chỉ đơn thuần là nhớ kiến thức một cách máy móc theo thói quen học vẹt, các em chƣa có ý thức hoặc chƣa biết rèn luyện kỹ năng tƣ duy. Học sinh chỉ học bài nào biết bài ấy, nắm kiến thức một cách đơn lẻ, rời rạc, chƣa biết tích hợp, liên hệ kiến thức với nhau giữa các bài học, giữa các phân môn, vì vậy mà chƣa phát triển đƣợc tƣ duy lô-gic và tƣ duy hệ thống. Do đó, dù các em học rất chăm chỉ nhƣng vẫn học kém. Vì học phần sau đã quên phần trƣớc, không biết vận dụng kiến thức đã học trƣớc đó vào những phần

sau. Lại có nhiều học sinh khi đọc sách hoặc nghe giảng trên lớp không biết cách tự ghi chép để lƣu thông tin, hay kiến thức trọng tâm vào trí nhớ của mình. Bởi vậy, rèn kuyện cho các em có thói quen và kĩ năng sử dụng thành thạo SĐTD trong quá trình dạy học sẽ gúp học sinh có đƣợc phƣơng pháp học tốt, phát huy tính độc lập, chủ động, sáng tạo và phát triển tƣ duy.

SĐTD giúp học sinh học tập một cách tích cực. Một số kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy bộ não của con ngƣời sẽ hiểu sâu, nhớ lâu và in đậm cái mà do chính mình tự suy nghĩ, tự viết, vẽ ra theo ngôn ngữ của mình. Vì vậy sử dụng SĐTD giúp học sinh học tập một cách tích cực, huy động tối đa tiềm năng của bộ não. Việc học sinh trực tiếp vẽ SĐTD vừa lôi cuốn, hấp dẫn các em, đồng thời còn phát triển khiếu thẩm mĩ, óc hội họa, bởi đó là “sản phẩm kiến thức hội họa do chính các em tự làm ra, lại vừa phát huy đƣợc tối đa khả năng sáng tạo của các em trong học tập, không rập khuôn một cách máy móc nhƣ khi lập các bảng biểu, sơ đồ, vì các em dễ dàng vẽ thêm các nhánh để phát triển ý tƣởng riêng của mình. Vì thế, tạo một không khí sôi nổi, hào hứng, say mê cho học sinh trong học tập. Đây cũng là một trong những nội dung quan trọng của phong trào thi đua “Xây dựng trƣờng học thân thiện, học sinh tích cực mà Bộ GD&ĐT đang triển khai thực hiện.

Sơ đồ tƣ duy chú trọng tới hình ảnh, màu sắc, với các mạng lƣới liên tƣởng (các nhánh). Do đó, chúng ta có thể vận dụng Sơ đồ tƣ duy vào tất cả các khâu trong quá tŕnh dạy học. Từ khâu kiểm tra bài cũ, đến khâu dạy học kiến thức mới, hay khâu củng cố kiến thức sau mỗi tiết học, rồi ôn tập hệ thống hóa kiến thức sau mỗi chƣơng, mỗi học kì, kể cả việc kiểm tra bài cũ, kiểm tra 15 phút.

Sơ đồ tƣ duy, một công cụ có tính khả thi cao. Ta có thể vận dụng đƣợc với bất kì điều kiện cơ sở vật chất nào của các nhà trƣờng hiện nay nói chung. Bởi vì ta có thể thiết kế Sơ đồ tƣ duy trên giấy, bìa, tờ lịch cũ, bảng phụ,… bằng cách sử dụng bút chì màu, phấn màu, tẩy hoặc cũng có thể thiết kế trên phần mềm Sơ đồ tƣ duy (mind map). Với những trƣờng đủ điều kiện về cơ sở vật chất nhƣ Máy chiếu projecto, phòng máy vi tính đảm bảo, chúng ta có thể sử dụng phần mềm (mind map) để phục vụ cho việc dạy học có ứng dụng CNTT.

Tóm lại, việc sử dụng Sơ đồ tƣ duy trong quá trình dạy học sẽ giúp HS: 1. Tăng sự hứng thú trong học tập.

3. Tiết kiệm thời gian rất nhiều. 4. Nhìn thấy đƣợc bức tranh tổng thể 5. Ghi nhớ tốt hơn.

6. Thể hiện phong cách cá nhân, dấu ấn riêng của mỗi em.

Ví dụ cụ thể bài thơ Tây Tiến

3.4. Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy tác phẩm (sử dụng giáo án điện tử) điện tử)

3.4.1. Khái niệm

Ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao tính tích cực trong dạy học là xu hƣớng tất yếu của thời đại công nghệ thông tin. Các chức năng của công nghệ thông tin mang lại cho con ngƣời nhƣ thu thập, xử lý, lƣu trữ và truyền đạt dữ liệu. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn cũng là một nhu cầu tất yếu để dạy và học đƣợc tốt hơn.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trƣờng Phổ thông là vấn đề đã đƣợc các nhà giáo dục, các thầy cô quan tâm từ lâu. Đối với môn Ngữ văn có đặc thù riêng là một môn hoa học nghệ thuật, vì vậy ứng dụng công nghệ thông tin vào soạn bài giảng bằng giáo án điện tử với các công cụ hỗ trợ nhƣ đoạn phim, tranh ảnh, bài hát …cần

phù hợp với đặc trƣng của mon học và nội dung tiết dạy. Điều đó đặt ra yêu cầu cao hơn cho giáo viên trong quá trình thiết kế và dạy học có sử dụng giáo án điện tử.

Thực trạng chung hiện nay ở các nhà trƣờng Phổ thông là việc giáo viên văn sử dụng giáo án điện tử phục vụ dạy học còn ít. Hầu hết chỉ có các trƣờng trung tâm hay các tiết dạy mẫu, thi giáo viên giỏi… Điều đó cũng phần nào do khó khăn về cơ sở vật chất, trình độ tin học còn hạn chế… Tuy nhiên tầm quan trọng của giáo án điện tử thì một bộ phận hông nhỏ của giáo viên vẫn chƣa ý thức đƣợc điều này. Thậm chí có một số bộ phận còn cho rằng đối với dạy học văn thì giáo án điện tử chỉ có tác dụng tiêu cực bởi học sinh sẽ trở thành những cái máy. Đây là những ý kiến không phải không có lí.

Nhìn nhận một cách hách quan thì việc sử dụng giáo án điện tử trong việc dạy học văn mang lại hiệu quả tiếp nhận tích cực cho học sinh. Học sinh đƣợc tiếp nhận với những tƣ liệu hình ảnh, đoạn phim, âm thanh xung quanh tác phẩm đƣợc tìm hiểu.Điều đó giúp các em có cái nhìn trực quan sinh động hơn và từ đó tạo nên cảm quan mới tích cực về cách tiếp nhận một tác phẩm van chƣơng sâu sắc nhất. Đặc biệt với các tác phẩm thơ ca giai đoạn 1945-1975 thì sự trợ giúp của bài giảng điện tử thông qua các tƣ liệu hình ảnh,âm thanh, đoạn phim… càng có quá trình tích cực tới việc giảng dạy môn học này.

3.4.2. Vai trò - mục đích

Công nghệ thông tin từ khi được đưa vào dạy học đã thể hiện được những vai trò nhất định của mình như:

Làm thay đổi nội dung và phƣơng pháp truyền đạt trong dạy học: Nhờ các công cụ đa phƣơng tiện của máy tính nhƣ văn bản, đồ họa, hình ảnh, âm thanh, hoạt cảnh, giáo viên sẽ xây dựng đƣợc bài giảng sinh động thu hút sự tập trung của ngƣời học, dễ dàng thể hiện đƣợc các phƣơng pháp sƣ phạm nhƣ: phƣơng pháp dạy học tình huống, phƣơng pháp dạy học nêu vấn đề, thực hiện đánh giá và lƣợng giá học tập toàn diện, khách quan ngay trong quá trình học tăng khả năng tích cực chủ động tham gia học tập của ngƣời học.

Góp phần thay đổi hình thức dạy và học: hình thức dạy dựa vào máy tính, hình thức học dựa vào máy tính.

Đối với dạy học Ngữ văn ở trƣờng phổ thông, công nghệ thông tin góp phần nâng cao tiềm lực của ngƣời giáo viên bằng cách cung cấp cho họ những phƣơng tiện làm

việc hiện đại (nhƣ mạng internet, các loại từ điển điện tử, các sách điện tử, thƣ điện tử,…); Góp phần đổi mới cách dạy và cách học, đổi mới phƣơng pháp dạy học.

Trao đổi thông tin về đề cƣơng, bài giảng với các đồng nghiệp qua các ngân hàng bài soạn trên một trang web dành cho tất cả các giáo viên.

Cập nhật, khai thác kho tri thức chung của nhân loại bằng các công cụ đa phƣơng tiện. Sử dụng thƣ điện tử (email) để liên lạc, trao đổi tƣ liệu với các nhà văn, các nhà nghiên cứu và bạn bè đồng nghiệp về những vấn đề mà mình quan tâm.

3.4.3. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn Ưu điểm Ưu điểm

Bài học trở nên sinh động, thu hút sự chú ý của học sinh do có nhiều minh họa sống động, cụ thể với phim tƣ liệu, tranh ảnh, khúc ngâm, bài hát hoặc các sơ đồ, bảng biểu giúp hệ thống, khái quát hóa bài học trong giờ ôn tập.

Các kiểu chữ, màu chữ, hiệu ứng, phông nền có tác dụng trực quan, nhấn mạnh những nội dung cơ bản, trọng tâm, lôi cuốn sự chú ý và khơi gợi hứng thú cho HS.

Trong quá trình giảng, GV dễ dàng dừng lại, trở về trƣớc, đi tới sau,… và nhiều thao tác khác nhằm liên kết nội dung bài giảng hay nhấn mạnh thông tin để định hƣớng, gợi ý HS khám phá, giải quyết vấn đề.

Giáo viên tiết kiệm đƣợc nhiều thời gian thuyết giảng và không quá vất vả khi giới thiệu, miêu tả, thể hiện những nội dung kiến thức mới. Từ đó học sinh dễ tiếp thu bài học. Hơn nữa bài học đã để lại dấu ấn sâu sắc trong tâm trí học sinh.

Những giờ thực hành hoặc phần chuẩn bị bài của học sinh sẽ thật sự hữu ích cho các em với các bài thuyết trình hoặc thực hiện dự án. Từ đó học sinh trở nên năng động và sáng tạo hơn. Kiến thức các em tự tích lũy từ kho tƣ liệu khổng lồ internet qua các giờ thực hành giúp bổ sung và khắc sâu những kiến thức từ sách giáo khoa.

Giáo viên không còn độc diễn, thay vào đó học sinh đƣợc tiếp cận với nhiều nguồn tƣ liệu phong phú. Bài học cũng đƣợc thiết kế linh hoạt theo đặc trƣng bộ môn hoặc nội dung bài học (ví dụ phần luyện tập củng cố và các giờ ôn tập là một trò chơi ngôn ngữ mô phỏng trò chơi Kim Tự Tháp, Trúc Xanh hoặc Giải ô chữ; giờ làm văn học sinh đƣợc thực hành bằng các bài tập thuyết trình powerpoint). Nhờ đó giờ học không còn khô cứng và mang tính áp đặt, giáo điều.

Đối với giáo viên, việc soạn bài với những ứng dụng của CNTT cũng mang lại những hiệu quả khác biệt. Bản thân giáo viên phải thƣờng xuyên cập nhật kiến thức về

chuyên môn và Tin học để tự nâng cao tay nghề. Đặc biệt khi bắt tay vào soạn một bài dạy có vận dụng CNTT, giáo viên thật sự bị cuốn hút và càng làm nhiều thì càng thích thú và nảy sinh thêm nhiều ý tƣởng. Từ đó lòng yêu nghề và sự sáng tạo cũng đƣợc bồi đắp.

Lợi ích quan trọng nhất là học sinh không còn sợ, không còn chán ghét môn Văn nữa. Đây chính là điều kiện cần thiết để văn chƣơng thực thi sứ mệnh giáo dục nhân cách, bồi dƣỡng tâm hồn cho học sinh. Thật vậy, nếu học sinh không thích học Văn thì làm sao các em có thể lĩnh hội những bài học về cuộc sống đƣợc ẩn chứa trong các tác phẩm văn chƣơng?

Tuy nhiên, mức độ hứng thú và tiếp thu bài hiệu quả của học sinh trong những giờ học có ứng dụng CNTT còn phụ thuộc vào chất lƣợng của giờ dạy.

Đối với bộ môn Ngữ văn, việc ứng dụng CNTT phải đảm bảo đặc trƣng bộ môn, chuyển tải đƣợc các đơn vị kiến thức cơ bản cần thiết, mặt khác cần bảo đảm tính thẩm

Một phần của tài liệu Hướng dẫn học sinh lớp 12 trường THPT dân tộc nội trú sơn la đọc hiểu tác phẩm tây tiến của quang dũng (Trang 50)