Phƣơng pháp dạy của giáo viên

Một phần của tài liệu Hướng dẫn học sinh lớp 12 trường THPT dân tộc nội trú sơn la đọc hiểu tác phẩm tây tiến của quang dũng (Trang 29 - 35)

8. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI

2.5.2. Phƣơng pháp dạy của giáo viên

Tổ bộ môn Văn trƣờng phổ thông dân tộc nội trú Tỉnh Sơn La có 6 giáo viên trực tiếp tham gia giảng dạy. Với chuyên môn vững vàng, kinh nghiệm, sự sáng tạo trong dạy học và đặc biệt là lòng nhiệt tình, đam mê với công việc đã khắc phục những khó khăn, từng bƣớc đổi mới phƣơng pháp giảng dạy, mang đến những cách tiếp nhận bài học khá mới mẻ, tạo đƣợc sức hấp đẫn đối với học sinh trong học tập môn Ngữ văn nói chung và đọc hiểu phần thơ trữ tình 1945 - 1975 nói riêng.

Bƣớc đầu khảo sát và tìm hiểu trực tiếp qua các tiết đọc hiểu ở khối lớp 12 trƣờng phô thông dân tộc nội trú Tỉnh Sơn La đã cho thấy, các phƣơng pháp dạy học môn Ngữ văn đã đƣợc giáo viên áp dụng một cách sáng tạo vào việc giảng dạy, đặc biệt là giảng dạy các tác phẩm thơ trữ tình mang lại hiệu quả cao. Tiêu biểu cho các phƣơng pháp đã đƣợc sử dụng trong quá trình dạy học các tác phẩm thơ là: phƣơng pháp đọc, đọc để nắm bắt tác phẩm, xây dựng các hệ thống câu hỏi gợi mở, phát hiện, phƣơng pháp giảng bình.

Chúng tôi đã tiến hành lựa chọn và khảo sát đánh giá các phƣơng pháp này trong tiết dạy 22-23 tác phẩm “Tây tiến của Quang Dũng ở lớp 12 trƣờng phổ thông dân tộc nội trú Tỉnh Sơn La do cô giáo Phạm Tuyết Loan trực tiếp giảng dạy.

Phương pháp đọc để nắm bắt tác phẩm

Đọc là một trong những cách thức tiếp nhận văn học nhằm kết nối giữa đồng nhất thẩm mỹ và khoảng cách thẩm mỹ. Ở đây, đọc là làm cho việc tiếp nhận mang tính khái quát hơn giúp cho ngƣời đọc tiếp cận với ý tƣởng chủ quan của nhà văn và ý nghĩa khách quan của tác phẩm. Đối với quá trình tiếp cận các tác phẩm thơ trữ tình thì đọc văn bản đóng vai trò quan trọng. Thông qua đọc, ban đầu là đọc đúng (đúng câu từ, đúng nhịp điệu...) tiến đến đọc hay, đọc diễn cảm, học sinh có cảm nhận bƣớc đầu về cảm xúc và hình tƣợng thơ đƣợc tác giả gửi gắm bên trong tác phẩm. Cũng từ đó những âm hƣởng của tác phẩm khi vang lên sẽ tác động sâu sắc vào tâm thế của ngƣời tiếp nhận tác phẩm.

Đối với quá trình dạy học tác phẩm thơ trữ tình ở trƣờng trung học phổ thông dân tọc Nội trú tỉnh Sơn La thì phƣơng pháp đọc đƣợc đánh giá là phƣơng pháp đạt hiệu quả tối ƣu nhất của quá trình dạy học. Đọc giúp cho học sinh đi sâu vào thế giới hình tƣợng, sống cùng cảm xúc của nhà thơ. Thực chất đây đƣợc xem là vấn đề cảm thụ trực tiếp tƣ tƣởng, cảm xúc của tác giả thông qua sự sáng tạo của ngƣời đọc.

Yêu cầu đƣợc giáo viên đặt ra khi hƣớng dẫn học sinh đọc tác phẩm, cụ thể là tác phẩm “Tây Tiến’’ đó là: đọc văn bản phải đúng câu từ, đúng giọng điệu và nhịp điệu thơ. Đọc văn bản thơ phải nắm bắt đƣợc cái thần, nét đọc đáo riêng của tác giả. Khi đọc, âm thanh của giọng đọc cần làm nổi bật vẻ đẹp thẩm mỹ mà tác giả gửi gắm trong tác phẩm, qua đó tạo nên sự đồng cảm và rút ngắn khoảng cách giữa tác giả và ngƣời đọc.

Bƣớc đầu tiên của quá trình đọc đƣợc giáo viên thực hiện là giúp học sinh xác định thể loại, giới thiệu về hoàn cảnh cảm hứng để học sinh xác định đúng cách đọc đối với một tác phẩm thơ trữ tình và phù hợp với tâm trạng, cảm hứng của nhà thơ. Cùng với đó là sự chuẩn bị tâm lý cho học sinh trong trạng thái hƣng phấn nhất để có thể xử lý các thông tin thẩm mỹ một cách nhạy bén. Đồng thời, dùng ý nghĩa khách quan của tác phẩm để đối chiếu, so sánh, lựa chọn những nhận biết chủ quan của học sinh.

Đối với học sinh trƣờng phổ thông dân tộc Nội trú tỉnh Sơn La nói chung và học sinh lớp 12 nói riêng số lƣợng học sinh là con em dân tộc thiểu số chiếm không nhỏ (cụ thể ở lớp 12 là 6 lớp 196 học sinh chủ yếu là con em dân tộc Mông chiếm 46% ; 5/196 học sinh dân tộc Kinh thuộc đối tƣợng vùng 3, tƣơng đƣơng với 2.55%), với đặc thù học sinh là con em dân tộc miền núi sự phát âm chƣa đƣợc chuẩn, khả năng tiếp thu hình ảnh và ngôn từ còn có phần chậm thì việc hƣớng dẫn học sinh thực hiện đọc hiểu càng đòi hỏi yêu cầu cao hơn trong phƣơng pháp của ngƣời giáo viên.

Một giải pháp đã đƣợc sử dụng trong tiết đọc hiểu ở lớp 12 là hƣớng dẫn học sinh đọc chậm và đọc đúng (đúng từ ngữ văn bản và đúng giọng điệu) sau đó mới đọc diễn cảm và đọc sáng tạo. Ban đầu Giáo viên cho học sinh đọc, nhận xét, đọc mẫu và hƣớng dẫn học sinh đọc diễn cảm, sau đó yêu cầu học sinh đọc diễn cảm tác phẩm.

Với tác phẩm thơ trữ tình, để có đƣợc sự đồng cảm và cảm thụ một cách sâu sắc về tác phẩm thì yêu cầu đọc diễn cảm tác phẩm là không thể không có.

Nhờ đọc diễn cảm mà tái hiện đƣợc hình tƣợng, qua đó khơi dậy cảm quan nghe nhìn theo âm vang ngôn ngữ của tác phẩm.

Trong tiết dạy tại lớp 12 giáo viên đã chỉ ra cho học sinh thấy giọng điệu, cách ngắt nhịp của bài thơ, chỗ nào cần nhấn mạnh, câu thơ cần đọc chậm, sự ngắt nghỉ nhƣ thế nào cho hợp lí. Chính vì vậy khi học sinh đọc tác phẩm đã thể hiện đƣợc tình cảm, ý nghĩ của tác giả Quang Dũng gửi gắm trong tác phẩm của mình. Giọng điệu bài thơ thể hiện âm hƣởng tráng lệ hào hùng nhƣng cũng nhẹ nhàng, man mác buồn. Tất cả những yêu cầu đó đều đƣợc học sinh thực hiện và tạo nên sự rung cảm trong chính học sinh trực tiếp đọc tác phẩm và những học sinh đƣợc nghe bạn đọc tác phẩm.

Nhƣ vậy, để hƣớng dẫn học sinh tiếp cận tác phẩm thì điều đầu tiên mà giáo viên thực hiện là hƣớng dẫn học sinh đọc tác phẩm. Nếu không có quá trình này thì sẽ gặp khó khăn trong khai thác giá trị nghệ thuật và nội dung của tác phẩm. Nhờ đọc và tái

hiện hình tƣợng một cách sinh động mà sự nhận thức bằng cảm giác bƣớc đầu của học sinh đƣợc hình thành tạo tiền đề quan trọng cho các bƣớc tiếp cận, khai thác tác phẩm.

Phương pháp sử dụng hệ thống câu hỏi gợi mở

Bản chất của phƣơng pháp sử dụng hệ thống câu hỏi gợi mở trong dạy học chính là phƣơng pháp dạy học nêu vấn đề. Trong quá trình giảng dạy, ngƣời giáo viên đƣa ra một chuỗi các vấn đề và định hƣớng cho học sinh cách tiếp cận, từng bƣớc giải quyết các vấn đề đó, từ đây học sinh nắm bắt đƣợc những kiến thức cơ bản mà bản thân vấn đề đó bao chứa dƣới sự định hƣớng của giáo viên.

Điều quan trọng trong phƣơng pháp này là giáo viên cần khơi dậy cảm thụ văn chƣơng bƣớc đầu và đặt các em vào những tình huống không thể không trả lời và từ đó giúp các em tiếp nhận một số vấn đề then chốt về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Đối với việc dạy học tác phẩm thơ trữ tình ở khối trƣờng phổ thông dân tộc Nội trú tỉnh Sơn La thì việc sử dụng hệ thống câu hỏi gợi mở là rất cần thiết và phù hợp.

Câu hỏi gợi mở đƣợc giáo viên sử dụng trong tiết dạy mà chúng tôi tiến hành khảo sát đánh giá là những câu hỏi mang tính chi tiết, đi từ dễ đến khó và phần lớn là những câu có tính gợi mở khá cao (điều này phù hợp với đặc điểm tiếp nhận của học sinh trƣờng phổ thông dân tộc Nội trú tỉnh Sơn La với một phần lớn là con em dân tộc có sự tiếp nhận và sử lí thông tin chậm). Bên cạnh đó hệ thống câu hỏi đƣợc sử dụng có tính logic (câu trả lời của câu hỏi trƣớc là tiền đề cho câu hỏi tiếp sau). Những đặc trƣng đó đƣợc thể hiện rõ nét trong hệ thống câu hỏi của tiết dạy 22-23 tác phẩm “Tây tiến của Quang Dũng tại lớp 12. Trong cả tiết dạy, hệ thống câu hỏi gợi mở đƣợc sử dụng hết sức hiệu quả. Điều đó đƣợc thể hiện rõ nét nhất trong qua trình tìm hiểu khổ thơ đầu. Điều đó cho thấy cách sử dụng câu hỏi gợi mở khá hệ thống và hiệu quả, mức độ câu hỏi từ dễ đến khó và học sinh cũng dễ dàng nắm bắt đƣợc yêu cầu của vấn đề để trả lời.

Bƣớc vào quá trình tìm hiểu, sau khi hƣớng dẫn học sinh đọc và cảm nhận bƣớc đầu về đoạn thơ, giáo viên đặt câu hỏi: Em có nhận xét gì về câu thơ đầu tiên? Tại sao

tác giả mở đầu bằng địa danh Sông Mã? Câu hỏi đƣợc đƣa ra khá sát với vấn đề cần

tìm hiểu mà lại giúp học sinh dễ dàng nắm bắt đƣợc vấn đề cần trả lời. Yêu cầu về mặt kiến thức cần đạt đƣợc của câu hỏi là: câu thơ có hình thức là một câu cảm thán. Nó thể hiện nỗi nhớ của tác giả về đoàn binh Tây Tiến với những kỉ niệm hết sức sâu đậm trong tâm hồn nhà thơ bởi thế nhà thơ nhớ về Tây Tiến là nhớ ngay về Sông Mã, nhớ

về rừng núi với bao kỉ niệm vui buồn, ấn tƣợng về một miền rừng núi hắc nghiệt đã để lại trong tâm hồn nhà thơ dấu ấn chẳng phai mờ. Nhƣ vậy có thể thấy câu thơ mở đầu này khá phù hợp với đặc điểm tiếp nhận của học sinh và yêu cầu của bài dạy.

Ở câu hỏi tiếp theo giáo viên đƣa ra câu hỏi: khơi nguồn cho mạch cảm xúc của bài thơ là gì ? câu thơ nào thể hiện cảm xúc đó ? (yêu cầu kiến thức cần đạt ở câu hỏi ban đầu) nỗi nhớ dƣờng nhƣ không kìm nén nổi, chủ thể nhớ phải thốt lên bằng tiếng gọi, và nỗi nhớ nhƣ đƣợc cụ thể hóa, hình tƣợng hóa bằng từ láy tƣợng hình chơi vơi‟‟ rất gợi cảm, tạo cảm xúc cho những dòng thơ tiếp nối với những cảnh núi cao, vực thẳm, rừng sâu xuất hiện. Đó chính là tính logic đƣợc thể hiện trong hệ thống câu hỏi đƣợc giáo viên đƣa ra. Đặc điểm này còn đƣợc thể hiện rõ hơn khi giáo viên sử dụng câu hỏi tiếp nối nhằm chuyển ý bƣớc vào tìm hiểu câu thơ tiếp theo? theo em câu thơ

nào được coi là tuyệt bút của nhà thơ ? vì sao ?”. Câu hỏi này không khó và cũng

không quá dễ. Nó đòi hỏi học sinh phải đọc, cảm nhận và nắm bắt tác phẩm qua các hình ảnh miêu tả về Tây Tiến để nhận xét và trả lời câu hỏi. Và hơn nữa nó tạo thành một hệ thống khá thống nhất và có mối liên hệ chặt chẽ với các câu hỏi trƣớc và sau. Điều này giúp học sinh dễ dàng liên hệ và tìm ra câu trả lời cho vấn đề đƣợc nêu.

Nhƣ vậy với đối tƣợng học sinh Lớp 12 trƣờng phổ thông dân tộc nội trú Tỉnh Sơn La, giáo viên đã áp dụng một cách sáng tạo phƣơng pháp sử dụng câu hỏi gợi mở phù hợp với khả năng tiếp nhận của học sinh, Hệ thống câu hỏi có tính nêu vấn đề và tính logic cao. Bên cạnh đó nó góp phần phát huy đƣợc tƣ duy và khả năng sáng tạo của học sinh qua các câu hỏi nêu vấn đề từ dễ đến khó trong quá trinh tìm hiểu và tiếp nhận tác phẩm “Tây Tiến’’ nói riêng và các tác phẩm văn chƣơng nói chung. Thành công của tiết dạy cũng chính nhờ sự sáng tạo trong việc sử dụng hệ thống câu hỏi gợi mở của giáo viên.

Phương pháp bình giảng.

Kết hợp với đọc hiểu là phƣơng pháp bình giảng. Đây là phƣơng pháp có tính đặc thù của dạy học văn, Quá trình dạy học văn cũng là một hình thái lao động nghệ thuật do đó ngƣời giáo viên cần phải biết gợi ra điều bí ẩn đằng sau câu chữ. Với phƣơng pháp này giáo viên sẽ giúp học sinh cảm nhận sâu sắc nhan về tác phẩm, kích thích trí tƣởng tƣợng ở các em.

Bình giảng chính là từ chỗ định hƣớng học sinh tìm hiểu tác phẩm thông qua hệ thống các câu hỏi gợi mở, giáo viên giảng giải làm rõ những vấn đề đƣợc đƣa ra và

bình mở rộng để học sinh hiểu sâu sắc về vẻ đẹp của nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Ngƣời giáo viên trong quá trình giảng bình cần phải từ sự cảm nhận cái hay cái đặc sắc của bản thân để truyền dẫn cho học sinh những rung cảm, kích thích các em khám phá và tiếp nhận cái tinh tuý của tác phẩm.

Yêu cầu đầu tiên của bình giảng là ngƣời giáo viên cần hiểu sâu sắc và cảm nhận đƣợc cái hay, cái đẹp trong tác phẩm. Hơn nữa không đƣợc vƣợt ra ngoài những điều mà tác giả muốn nói. Bởi lẽ nếu đi thiên theo cảm nhận các nhân vƣợt ra khỏi phạm vi của bài học, có thể giúp học sinh cảm thấy tò mò, thích thú, nhƣng trái lại cũng có thể sẽ làm hỏng cả bài học. Điều đó yêu cầu ở giáo viên không những cần phải có sự cảm nhận sâu sắc về tác phẩm mà còn cần có sự nhạy bén và sát thực trong việc lựa chọn các chi tiết, chắt lọc những tinh hoa của tác phẩm để bình giảng. Có nhƣ vậy, phƣơng pháp bình giảng mới thực sự phát huy đƣợc hiệu quả cao nhất.

Với kinh nghiệm giảng dạy, bề dày kiến thức và sự nhạy bén trong chuyên môn, giáo viên thực hiện tiết dạy “Tây tiến ở lớp 12 trƣờng phổ thông dân tộc Nội trú tỉnh Sơn La đã thực hiện khá thành công phƣơng pháp này. Có nhiều chi tiết, hình ảnh đã đƣợc lựa chọn để giảng bình cho học sinh. Theo đánh giá chủ quan của ngƣời viết đề tài và căn cứ trên mục tiêu kiến thức của bài dạy nhận thấy những chi tiết đƣợc giảng bình đều là những chi tiết thú vị đặc sắc và có vị trí quan trọng trong tác phẩm. Nhƣng khi lựa chọn chi tiết này giảng mở rộng, giáo viên đã nhận đƣợc sự hƣởng ứng của học sinh và nó kích thích hứng thú, sự tò mò muốn tìm hiểu, khám phá của các em khỉ bƣớc vào đầu bài học.

Bình giảng giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn về bài thơ thông qua các chi tiết. Trong tiết dạy “Tây Tiến giáo viên đã thực hiện đƣợc điều này. ở khổ thơ đầu tiên hình ảnh “Sông mã được lựa chọn bình giảng khá sâu sắc. Nhƣ vậy bình giảng đƣợc thực hiện không chỉ giúp cho học sinh hiểu sâu sắc hơn về tác phẩm mà còn giúp định hƣớng cho cảm nhận và tƣ duy của học sinh về tác phẩm một cách đúng đắn.

Tác phẩm “Tây Tiến có rất nhiều hình ảnh đẹp và lời bình của giáo viên nhƣ tô đậm nét thêm cho vẻ đẹp đó, lời bình lúc này đóng vai trò là những "đường viền đậm

nét xung quanh “bức tranh rừng núi Tây bắc câu thơ dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm

thẳm như ngắt ra, nhƣ đứt đoạn thể hiện sự khó khăn, hiểm trở heo hút với những con

đƣờng quanh co gập ghềnh, đứt đoạn của núi rừng Tây Bắc. Giáo viên đã bình giảng và làm tăng thêm vẻ đẹp cho hình ảnh thơ nhuốm đầy tâm trạng.

Tóm lại bình giảng đã đƣợc thực hiện khá thành công trong tiết học Tây tiến ở lớp 12. Đây đƣợc xem là một phƣơng pháp gắn liền với quá trình dạy học văn. Nó góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy, tiếp nhận và khám phá một tác phẩm văn chƣơng.

Nhƣ vậy việc dạy các tác phẩm thơ trữ tình ở khối lớp 12 trƣờng phổ thông dân tộc Nội trú tỉnh Sơn La đã đƣợc các thầy cô thực hiện sáng tạo bằng các phƣơng pháp dạy học Ngữ văn mới phù hợp với đối tƣợng học sinh mang lại hiệu quả dạy học khá cao, gây đƣợc hứng thú cho học sinh tiếp nhận các tác phẩm thơ trữ tình nói riêng và văn chƣơng nói chung. Đây chính là tiền đề quan trọng để thực hiện thành công việc đổi mới phƣơng pháp giảng dạy ở nhà trƣờng trung học phổ thông.

Một phần của tài liệu Hướng dẫn học sinh lớp 12 trường THPT dân tộc nội trú sơn la đọc hiểu tác phẩm tây tiến của quang dũng (Trang 29 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)