Cách thức thực hiện

Một phần của tài liệu Hướng dẫn học sinh lớp 12 trường THPT dân tộc nội trú sơn la đọc hiểu tác phẩm tây tiến của quang dũng (Trang 57 - 76)

8. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI

3.4.4. Cách thức thực hiện

Các bƣớc soạn và thực hiện bài giảng điện tử. Đầu tiên cần xác định bài dạy, soạn giáo án giảng dạy, xác định các kiến thức trọng tâm, tìm hiểu tƣ liệu liên quan tới tác giả, tác phẩm và xây dựng giáo án điện tử theo trình tự sau:

Các bước soạn giáo án điện tử

Bƣớc 1: Xác định mục tiêu bài học

Bƣớc 2: Xác định trọng tâm kiến thức cơ bản Bƣớc 3: Xây dựng giáo án

Cấu trúc kịch bản, giảng bài mới, củng cố bài học Xây dựng chi tiết bài học

Bƣớc 4: Xác định và nhập các dữ liệu điện tử cho hoạt động Các đoạn phim, các dữ liệu, hình ảnh hác …

Bƣớc 5: Lựa chọn phần mền công cụ và số hóa ịch bản dạy học Lựa chọn các phần mềm công cụ thích hợp (Powerpoint hoặc Violet) Tạo hiệu ứng trong các tƣơng tác

Bƣớc 6: Đóng gói hoàn thiện sản phẩm.

Các bước dạy học bằng giáo án điện tử.

Mở Bài. Hoạt động 1:

GV: Hoạt động của giáo viên

Màn hình: Mô tả màn hình trợ giúp hoạt động của giáo viên HS; Các hoạt động tƣơng ứng của học sinh

GV: Hoạt động đáp ứng với các hoạt động của học sinh Màn hình: Mô tả các trợ giúp cho giáo viên

Giảng bài mới. Hoạt động 2: GV: Hoạt động của giáo viên

Màn hình: Mô tả màn hình trợ giúp hoạt động của giáo viên HS: Các hoạt động tƣơng ứng của học sinh

GV: Hoạt động đáp ứng với hoạt động của học sinh Màn hình: Mô tả các trợ giúp cho giáo viên

Củng cố kiến thức luyện tập. Hoạt động 3: GV: Hoạt động của giáo viên

Màn hình: Hệ thống các câu hỏi củng cố kiến thức

HS: Các hoạt động tƣơng ứng của học sinh (trả lời câu hỏi) GV: Hoạt động đáp ứng với các hoạt động của học sinh Màn hình: Mô tả các trợ giúp cho giáo viên

Trong quá trình thực hiện tiết giảng, có sự minh họa của các hình ảnh, âm thanh và phím tƣ liệu phù hợp với bài dạy.

Trong quá trình tiến hành đề tài này, chúng tôi đã thiết kế thử nghiệm bài giảng điện tử tây tiến của Quang Dũng.

Sau khi tiến hành dạy thực nghiệm lớp 12 trƣờng THPT DTNT tỉnh Sơn La, chúng tôi đã khảo sát về mức độ hứng thú của học sinh khi giáo viên sử dụng giáo án điện tử trong tiết đọc hiểu.

Kết quả nhƣ sau: có 42/46 HS chiếm 91% học sinh đƣợc khảo sát cảm thấy thich thú và hiểu bài hơn khi giáo viên sử dụng giáo án điên tử trong dạy học, chỉ có 4/46 HS không đƣa ra ý kiến bằng 9%, không có HS thích. Trong tiết dạy có sử dụng giáo án điện tử, HS tỏ ra rất hứng thú khi học và tham gia xây dựng bài rất sôi nổi.

Nhƣ trên có thể thấy việc xây dựng và thực hiện bài giảng điện tử không còn là vấn đề mới. Nhƣng đối với một trƣờng THPT ở miền núi thì sử dụng nhƣ thế nào để đạt hiệu quả cao trong dạy học các tác phẩm thơ giai đoạn 1945-1975 nói riêng và môn Ngữ văn nói chung thì còn là một vấn đề khó.

Trên đây chỉ là một biện pháp đề xuất dạy học ở THPT DTNT tỉnh Sơn La.Mong rằng quá trình thực tế ứng dụng giảng dạy ở trƣờng phổ thông sẽ bổ sung cho phƣơng pháp này hoàn thiện hơn.

Tiểu kết: Việc dạy đọc- hiểu cho học sinh phổ thông theo đặc trƣng thể loại nhằm giúp các em có khả năng tự đọc, tự học và phát huy khẳng định năng lực của ngƣời học. Song để nâng cao chất lƣợng dạy học quá trình đó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khách quan và chủ quan của chính nhà trƣờng đó. Dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn mà đề tài đã nghiên cứu ở trên nhóm chúng tôi mạnh dạn đề xuất các biện pháp dạy học đơn giản, dễ thực hiện phù hợp với đối tƣợng ngƣời học, ngƣời dạy đó là: Biện pháp đọc sáng tạo, biện pháp xây dựng hệ thống câu hỏi thảo luận, trắc nghiệm, Sơ đồ tƣ duy, ứng dụng công nghệ thông tin. Những biện pháp dạy học này tuy không mới nhƣng đề tài đã làm mới nó trong dạy học tác phẩm trữ tình đặc biệt là vận dụng để dạy tác phẩm Tây tiến của tác giả Quang Dũng trong chƣơng trình Ngữ văn 12. Đó cũng là một trong những nội dung ôn tập quan trọng cho thi tốt nghiệp và đại học.

Các biện pháp dạy học trên bƣớc đầu đã đƣợc các thầy cô và các em học sinh khối 12 trƣờng THPT Nội trú đón nhận hào hứng.

PHẦN KẾT LUẬN

Thơ trữ tình (1945 - 1975) là một bộ phận có giá trị của nền văn học. Đây là những thành tựu nổi bật của thi ca thời kì văn học 1945-1975. Các tác phẩm trữ tình có giá trị cao về mặt nghệ thuật, giàu cảm xúc và hình ảnh. Đây đƣợc xem là những bức tranh tâm cảnh mang đầy tâm trạng của thi nhân, Tiếp cận với tác phẩm trữ tình giúp hình thành trong ngƣời đọc tình yêu đối với văn chƣơng, ham muốn đƣợc khám phá những đỉnh cao của nghệ thuật văn chƣơng. Vì vậy mà từ khi ra đời cho đến nay, mảng văn học này luôn hấp dẫn độc giả ở mọi thế hệ, đặc biệt là lớp độc giả trẻ.

Thực tế trong quá trình tiến hành khảo sát thực trạng dạy học ở trƣờng PTDT Nội trú tỉnh Sơn La thì những khó khăn mà các thầy cô ở đây gặp phải là không nhỏ, Phần lớn học sinh là con em dân tộc thiểu số, vốn từ ngữ không phong phú, sự tiếp cận và tiếp nhận tác phẩm văn chƣơng chỉ ở mức độ trung bình, khả năng tự học một cách độc lập ở các em chỉ đƣợc hình thành ở một số ít học sinh. Kết quả học tập của các em chỉ ở mức độ Trung bình, không có học sinh giỏi, cá biệt còn có học sinh có học lực yếu. Đây là một thách thức không nhỏ với giáo viên trong việc đổi mới phƣơng pháp và nâng cao chất lƣợng dạy học môn Ngữ Văn nói chung và phần đọc hiểu tác phẩm nói riêng.

Mặc dù vậy giáo viên bộ môn văn ở trƣờng PTDT Nội trú tỉnh Sơn La bằng kinh nghiệm và nhiệt tình đã từng bƣớc khắc phục và tìm ra những biện pháp sáng tạo trong dạy học phù hợp với đối tƣợng học sinh để nâng cao hiệu quả dạy học. Đó là các phƣơng pháp: Đọc để nắm bất tác phẩm; phƣơng pháp sử dụng hệ thống câu hỏi gợi mở; phƣơng pháp giảng bình. Các phƣơng pháp này đƣợc giáo viên áp dụng vào dạy học đã mang lại hứng thú cho học sinh trong quá trình học tập, giúp các em chủ động trong tiếp nhận và cảm thụ tác phẩm mang lại hiệu quả cao. Giáo viên thực sự là ngƣời định hƣớng cho học sinh tiếp cận và tiếp nhận tác phẩm tạo nên trong các em lòng đam mê văn chƣơng.

Từ thực tế dạy và học đó, trong đề tài này chúng tôi đã đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của việc dạy học các tác phẩm thơ trữ tình nói riêng và các tác phẩm văn học nói chung phù hợp với đối tƣợng học sinh lớp 12 trƣờng PTDT Nội trú tỉnh Sơn La. Đó là các biện pháp: đọc sáng tạo, sử dụng hệ thống câu hỏi thảo luận và câu hỏi trắc nghiệm trong dạy học; sơ đồ tƣ duy, ứng dụng công nghệ thông tin vào. Giảng dạy các tác phẩm (sử dụng bài giảng điện tử). Bƣớc đầu việc thể

nghiệm các biện pháp này đã cho thấy kết quả rất khả quan và khẳng định các biện pháp này có tính thực tiễn và tính khả thi cao có thể sử dụng rộng rãi trong dạy học đọc hiểu tác phẩm trữ tình và dạy học đọc hiểu trong môn Ngữ văn.

Đề tài "Hướng dẫn học sinh lớp 12 trường THPT dân tộc nội trú tỉnh Sơn La đọc

hiểu tác phẩm Tây Tiến của Quang Dũng” đã chỉ ra đƣợc các hƣớng tiếp cận thơ trữ

tình thông qua tác phẩm Tây Tiến của Quang Dũng, định hƣớng ngƣời đọc có cách tiếp cận, khám phá đúng hƣớng. Hơn hết đề tài đã chỉ ra đƣợc những khó khăn tồn tại của dạy học Ngữ văn và đọc hiểu các tác phẩm thơ trữ tình ở trƣờng PTDT Nội trú tỉnh Sơn La. Đồng thời đã khảo sát, đề xuất đƣợc các biện pháp dạy học sáng tạo nhằm nâng cao hiệu quả đọc hiểu tác phẩm văn học của ngƣời học.

Thành công của đề tài là đã dựa trên thực trạng dạy học và đặc điểm tiếp nhận của học sinh để đề xuất các biện pháp nâng cao chất lƣợng tiết đọc hiểu. Các biện pháp đọc hiểu tác phẩm thơ trữ tình không chỉ giúp cho quá trình dạy học các tác phẩm thơ mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc định hƣớng tiếp cận tác phẩm văn học nói chung và góp phần hình thành tính tự giác, độc lập trong quá trình tiếp cận và tiếp nhận các tác phẩm văn chƣơng của học sinh, kích thích lòng đam mê văn chƣơng ở các em.

Đề tài đã đƣợc hoàn thiện với sự cố gắng của bản thân song đó cũng là một quá trình tập dƣợt, nghiên cứu, tự học và tìm hiểu thực tiễn ở nhà trƣờng phổ thông. Đây còn là những kiến thức, kinh nghiệm bổ ích phục vụ cho công tác sau này. Vì điều kiện thời gian nên sự thể nghiệm biện pháp đề xuất chỉ mới có tính chất chọn mẫu chứ chƣa đƣợc mở rộng, vấn đề ứng dụng các biện pháp vào thực tế rộng rãi còn gặp khó khăn do điều kiện cơ sở vật chất không đồng đều ở các nhà trƣờng và các vùng miền, địa phƣơng.

Trên đây là những vấn đề khái quát và đóng góp chung của đề tài. Rất mong nhận đƣợc những ý kiến quý báu của các thầy cô giáo các bạn sinh viên, những ngƣời quan tâm đề tài đƣợc hoàn thiện và có thể phát triển, ứng dụng vào thực tế dạy học Ngữ vãn ở nhà trƣờng phổ thông miền núi với những nét đặc thù riêng của ngƣời học.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Lê Bảo (2005), Thơ Việt Nam, tác giả, tác phẩm, lời bình (tái bản lần thứ III),

NXB Gíao dục.

2. Nguyễn Viết Chữ (2005), Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương theo

loại thể NXB Đại học Sƣ phạm Hà Nội.

3. Trƣơng Đăng Dung (2004), Tác phẩm văn học như là quá trình, NXB Khoa học xã hội.

4. Lê Bá Hán (2003), Tinh hoa thơ mới thẩm bình và suy ngẫm, NXB Giáo dục. 5. Nguyễn Trọng Hoàn (2002), Tiếp cận văn học, NXB khoa học xã hội.

6. Phan Trọng Luận (2001), Phương pháp dạy học văn, NXB Quốc gia Hà Nội. 7. Nguyễn Đăng Mạnh (2003), Thơ Xuân Diệu và những lời bình, NXB Giáo dục. 8. Vũ Ngọc Phan (1989), Nhà văn hiện đại (tập 2), NXB Văn học.

9. Vũ Dƣơng Quý - Lê Bảo (2002), Tác phẩm văn chương trong nhà trường -

những con đường khám phá (tập 2), NXB Giáo dục.

10. Chu Văn Sơn (2002), Ba đỉnh cao thơ mới, NXB giáo dục.

11. Hoài Thanh - Hoài Chân (2000), Thi nhân Việt Nam, NXB Văn học.

12. ( Nhiều tác giả) (2006), Bình luận văn chương - văn học trong nhà trường

NXB Đại học Sƣ Phạm.

13. (Nhiều tác giả) (2005), Giáo trình Văn học Việt Nam (1900-1935), NXB Giáo Dục.

14. (Nhiều tác giả) (1978), Lịch sử Văn học Việt Nam (tập 5, phần I), NXB Giáo dục. 15. Phan Trọng Luận chủ biên (2001), Giáo trình Phương pháp dạy học văn,

NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

16. Phƣơng Lựu (chủ biên) (2004), Lí luận văn học, NXB Giáo dục.

17. Lê Bá Hán chủ biên (2000), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

18. ( 2007), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình Sách giao khoa

lớp 12 môn Ngữ Văn, NXB Giáo dục.

19. (2007), Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 12 (tập 1, tập 2), NXB Giáo dục. 20. (2007), Sách giáo viên Ngữ văn lớp 12 (tập 1, tập 2), NXB Giáo dục. 21. (2007), Thiết kế bài giảng Ngữ văn lớp 12 (tập 1, tập 2), NXB Giáo dục. 22. (2007), Giới thiệu giáo án Ngữ văn lớp 12 (tập 1, tập 2), NXB Giáo dục. 23. (2007), Bài tập trắc nghiệm Ngữ văn lớp 12, NXB Giáo dục.

PHỤ LỤC Thiết kế giáo án mẫu

Ngày soạn: 20/03/2017 Ngày giảng: 24/03/2017 Tiết: 22-23 Tây Tiến - Quang Dũng - I. Mục tiêu bài học

Học sinh cần đạt những mục tiêu sau:

1. Kiến thức:

- Hiểu và cảm nhận đƣợc vẻ đẹp hùng vĩ, tráng lệ của cảnh trí thiên nhiên miền Tây Tổ quốc và vẻ đẹp hào hoa, bi tráng của ngƣời chiến sĩ trong bài thơ Tây Tiến.

- Phân tích, chỉ ra những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ qua bút pháp lãng mạn, những sáng tạo về hình ảnh, ngôn từ và giọng điệu.

2. Kĩ năng

- Kỹ năng đọc hiểu một bài thơ trữ tình theo đặc trƣng thể loại. - Rèn kỹ năng cảm thụ thơ.

3. Thái độ

- Có thái độ trân trọng đối với những hi sinh cao cả và tình cảm lãng mạn của ngƣời chiến sĩ.

II. Phương pháp, phương tiện dạy học

Phương pháp

Trong khi giảng dạy GV sẽ sử dụng các phƣơng pháp: phƣơng pháp giảng bình, đàm thoại, trực quan, thảo luận nhóm…

Phương tiện

SGK, SGV, giáo án, phấn, bảng, máy chiếu, máy tính và các công cụ hỗ trợ đi kèm.

Yêu cầu học sinh chuẩn bị

- Học sinh đọc trƣớc bài ở nhà (đọc kĩ Tiểu dẫn, văn bản tác phẩm), trả lời các câu hỏi hƣớng dẫn học bài trong SGK.

IV. Tiến trình dạy học

Ổn định lớp học.

Giới thiệu bài mới

Cùng viết về hình tƣợng ngƣời lính trong kháng chiến nhƣng mỗi ngƣời lại có một cách thể hiện riêng. Nếu ở chƣơng trình Ngữ văn lớp 9, qua bài Đồng chí của Chính Hữu, các em đã đƣợc tìm hiểu về một điển hình tiêu biểu của ngƣời lính trong kháng chiến chống Pháp chân chất, mộc mạc thì ở bài Tây Tiến hôm nay, cô trò ta sẽ tiếp tục cùng nhau đi tìm hiểu lính về ngƣời lính nhƣng lại ở một phƣơng diện hoàn toàn mới.

Tiết 1

Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức cần đạt

GV hƣớng dẫn học sinh tìm hiểu về tác giả.

? Em hãy giới thiệu những nét cơ bản về tác giả Quang Dũng?

Hoạt động tập thể, HS trả lời theo hƣớng dẫn.

GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài thơ.

? Yếu tố nào giúp em hiểu rõ hơn bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng?

HS trả lời theo hƣớng dẫn.

I. Giới thiệu chung 1. Tác giả.

- Quang Dũng (1921-1988), quê ở huyện Đan Phƣợng – Hà Nội.

- Ông là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết văn, vẽ tranh; nhƣng Quang Dũng trƣớc hết là một nhà thơ.

- Thơ Quang Dũng vừa hồn nhiên, vừa tinh tế mang vẻ đẹp hào hoa, phóng khoáng đậm chất lãng mạn.

2. Tác phẩm

- Các tác phẩm chính: Rừng biển quê hương

(in chung, 1957), Mùa hoa gạo (truyện ngắn, 1950), Mây đầu ô (1986), Thơ văn Quang Dũng

(tuyển thơ văn, 1988).

- Tây Tiến đƣợc in trong tập thơ Mây đầu ô.

II. Đọc – hiểu bài thơ

1. Hoàn cảnh sáng tác Tây Tiến

- Tây Tiến là một đơn vị bộ đội thành lập năm 1947, có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới Việt Lào và đánh tiêu hao sinh lực địch ở Thƣợng Lào và miền Tây Bắc Bộ Việt Nam.

? Tại sao bài thơ lúc đầu có tên gọi Nhớ Tây Tiến về sau tác giả bỏ chữ nhớ chỉ còn hai chữ Tây Tiến?

HS suy nghĩ trả lời và bổ sung cho nhau.

GV hướng dẫn HS xác định kết cấu

? Căn cứ vào mạch cảm xúc và hình ảnh chủ đạo em hãy xác định kết cấu và nội dung từng phần cho bài thơ?

- HS theo dõi SGK và phần chuẩn bị bài ở nhà để phát biểu.

GV bình giảng mở rộng

cho HS: Mạch cảm xúc và tâm

trạng là sợi dây liên kết cả bốn đoạn của bài thơ. Bài thơ đƣợc viết trong nỗi nhớ trào dâng, trong những kỷ niệm đầy ắp về đoàn quân Tây Tiến cùng với

khá rộng: từ Mai Châu, Châu Mộc sang Sầm Nƣa rồi vòng về phía Tây tỉnh Thanh Hóa.

- Lính Tây Tiến phần đông là thanh niên, sinh viên Hà Nội. Họ chiến đấu trong điều kiện thiếu thốn, gian khổ nhƣng vẫn lạc quan yêu đời.

- Quang Dũng làm đại đội trƣởng ở đó một thời gian rồi chuyển đơn vị khác vào năm 1948. Xa đơn vị cũ không lâu, tại làng Phù Lƣu Chanh vì nhớ anh em, đồng đội nên Quang Dũng đã viết bài thơ

Một phần của tài liệu Hướng dẫn học sinh lớp 12 trường THPT dân tộc nội trú sơn la đọc hiểu tác phẩm tây tiến của quang dũng (Trang 57 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)