8. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI
3.2. Biện pháp xây dựng hệ thống câu hỏi
3.2.1. Khái niệm
Trong dạy học Ngữ văn nói chung và dạy học phần đọc hiểu tác phẩm văn học nói riêng thì hệ thống câu hỏi luôn đóng vai trò quan trọng trong việc định hƣớng cho học sinh chủ động nắm bắt đƣợc tác phẩm. Bên cạnh hệ thống câu hỏi gợi mở đƣợc sử dụng thƣờng xuyên trong dạy học đọc - hiểu thì loại câu hỏi thảo luận nhóm cũng hỗ trợ đắc lực cho việc tạo lập tính tích cực và cách làm việc theo nhóm hiệu quả cho học sinh. Cùng với đó là hệ thống câu hỏi trắc nghiệm để kiểm tra nhanh mức độ nắm bắt bài học của học sinh sẽ giúp giáo viên kiểm tra đƣợc hiệu quả của giờ dạy.
3.2.2. Câu hỏi thảo luận
Mỗi tác phẩm văn chƣơng là một kết cấu mở, do đó có nhiều cách tiếp nhận khác nhau về cùng một vấn đề, và mỗi một ngƣời đọc lại có một cách tiếp nhận, một cách cảm thụ khác nhau. Mục đích cuối cùng của đọc hiểu là tìm ra đƣợc những khám phá và tiếp nhận tác phẩm văn chƣơng hay và sáng tạo. Hơn nữa phƣơng pháp dạy học mới đề cao tính tích cực, chủ động của học sinh trong việc nắm bắt một tác phẩm văn học. Vì vậy sử dụng phƣơng pháp làm việc theo nhóm với câu hỏi thảo luận sẽ phát huy tối đa nhất tính tích cực, chủ động của học sinh.
Đồng thời cũng tổng hợp đƣợc những cách tiếp nhận mới mẻ và độc đáo về tác phẩm văn chƣơng.
Câu hỏi thảo luận là hệ thống câu hỏi đƣợc đƣa ra cho học sinh tìm hiểu vấn đề theo nhóm. Các em có thể tự do trao đổi xung quanh vấn đề đƣợc đƣa ra trong câu hỏi và thống nhất những nhận định cuối cùng rồi cử đại diện trả lời.
Do đặc trƣng riêng là nêu vấn đề và làm việc theo nhóm nên yêu cầu đƣợc đặt ra của câu hỏi thảo luận là:
Câu hỏi phải đảm bảo tính khoa học và nghệ thuật phù hợp với đặc trưng bộ môn. Câu hỏi phải rõ ràng, đơn giản về mặt hình thức, sát với thể loại văn bản, phù hợp với tâm lí lứa tuổi của học sinh
Câu hỏi phải kích thích hứng thú tiếp nhận của học sinh đối với tác phẩm Câu hỏi cần chứa đựng nội dung vấn đề tương đối rộng và hướng về những chi tiết hay và khó trong tác phẩm.
Trên cơ sở đó chúng tôi đã tiến hành soạn bài giảng thực nghiệm với hệ thống câu hỏi thảo luận trong tiết đọc hiểu 22-23 tác phẩm “Tây tiến ở lớp 12 trƣờng phổ
thông dân tộc nôi trú Tỉnh Sơn La. Cụ thể chúng tôi đã căn cứ trên thời gian tiết giảng, thời lƣợng kiến thức và đặc điểm tiếp nhận của học sinh và đƣa ra hai câu hỏi thảo luận trong bài đọc hiểu tác phẩm:
Câu hỏi thảo luận 1: “câu thơ nào thể hiện cái “nhìn ngang của người lính Tây Tiến ?"
Câu hỏi thảo luận 2: “cảnh thiên nhiên làm nền cho hình ảnh nào xuất hiện ?"
Yêu cầu cần đạt về mặt kiến thức với câu hỏi 1: câu thơ thể hiện nhà ai Pha Luông mƣa xa khơi diễn tả cái nhìn ngang. Cái nhìn này mang đến cho ngƣời đọc sự tận hƣởng về một cảm giác nhẹ nhàng, bình lặng,giải tỏa đƣợc nỗi lo sợ cho những bƣớc chân của ngƣời lính chiến.
Yêu cầu cần đạt về mặt kiến thức với câu hỏi 2: cảnh thiên nhiên làm nền cho ngƣời lính xuất hiện. Câu hỏi thảo luận đƣợc đƣa ra phù hợp với thời gian cho phép của tiết đọc hiểu (2 câu/2 tiết, thảo luận 1 câu trong 2 phút). Câu hỏi thảo luận có nội dung vấn đề mở. Học sinh có thể đƣa ra và lí giải những cách hiểu, cách cảm nhận khác nhau rất riêng của mình. Cuối cùng trên cơ sở ý kiến của học sinh, giáo viên định hƣớng cho các em nắm bắt đƣợc vấn đề chung một cách cơ bản nhất trên cơ sở thống nhất các ý kiến. (Hệ thống câu hỏi, yêu cầu kiến thức cần đạt và cách thức tiến hành đƣợc thể hiện trên giáo án thể nghiệm phần phụ lục)
Khi đƣa ra câu hỏi thảo luận, giáo viên đóng vai trò là ngƣời điều khiển, hƣớng đẫn các em tổ chức thảo luận theo nhóm. Trong quá trình tiến hành thảo luận, giáo viên cần kịp thời động viên và giúp đỡ gợi ý cho các em nếu gặp vƣớng mắc. Học sinh chủ động thảo luận về vấn đề đƣợc đƣa ra sau đó cả nhóm thống nhất những ý kiến, cách hiểu chung và cử đại diện trả lời. Cuối cùng giáo viên nhận xét những cách hiểu hay, đặc sắc và đƣa ra cách hiểu thấu đáo nhất đối với vấn đề đƣợc tìm hiểu.
Nhƣ vậy, với việc sử dụng câu hỏi thảo luận trong dạy học (cụ thể là trong tiết 22-23, đọc hiểu tác phẩm Tây Tiến của Quang Dũng) giáo viên đã phát huy đƣợc tính tích cực, chủ động của học sinh trong tiếp cận văn chƣơng và tiếp nhận kiến thức, học sinh có thể tự do đƣa ra ý kiến cảm nhận mang tính chủ quan của mình. Đồng thời giúp các em tạo lập thói quen làm việc tập thể theo nhóm, kích thích đƣợc tinh thần tự giác học tập cho học sinh.
Từ kết quả trên có thể thấy vai trò và hiệu qủa tích cực của việc sử dụng câu hỏi thảo luận trong dạy học phần thơ trữ tình nói riêng và văn học trong nhà trƣờng Phổ thông nói chung.
3.2.3. Câu hỏi trắc nghiệm
Thực chất, câu hỏi trắc nghiệm chính là hệ thống câu hỏi đƣợc đƣa vào bài giảng nhằm kiểm tra nhanh mức độ tiếp thu bài học của học sinh ở phần củng cố kiến thức bài học (phần kết của tiết dạy). Đây là loại câu hỏi đƣa ra các khả năng lựa chọn để học sinh căn cứ trên kiến thức đã tiếp nhận lựa chọn ra phƣơng án phù hợp nhất.
Câu hỏi trắc nghiệm đƣợc chia thành bốn loại:
Câu hỏi trắc nghiệm đúng sai: là dạng câu hỏi đƣa ra hai phƣơng án lựa chọn duy nhất là đúng và sai trên cơ sở vấn đề đƣa ra. Học sinh lựa chọn một trong hai phƣơng án là đúng hoặc sai.
Câu hỏi trắc nghiệm ghép đôi: là loại câu hỏi yêu cầu nối hai phần của nhiều phƣơng án khác nhau trong hai cột cho phù hợp để tạo ra các nội dung, mệnh đề đúng.
Câu hỏi trắc nghiệm điền khuyết: là dạng câu hỏi khuyết một từ hoặc cụm từ sau đó đƣa ra các phƣơng án để học sinh lựa chọn điền vào một cách phù hợp.
Câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn: là câu hỏi thông dụng thƣờng đƣợc sử dụng nhiều nhất. Câu hỏi nêu vấn đề rồi đƣa ra một số phƣơng án lựa chọn (thông thƣờng là 4 đến 5 phƣơng án), học sinh lựa chọn phƣơng án phù hợp.
Chúng tôi đã tiến hành xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm bao gồm 10 câu (chủ yếu là câu hỏi nhiều lựa chọn) cho bài đọc hiểu tác phẩm:
Câu 1. Quê hƣơng của Quang Dũng ở:
A. Hà Nội. B. Hà Tây. C. Nam Hà.
Câu 2. Quang Dũng sinh năm:
A. 1925 B. 1921 C. 1915
Câu 3. Sáng tác nào sau đây là của Quang Dũng:
A. Mùa hoa gạo (truyện ngắn). B. Mây đầu ô (thơ).
C. Rừng về xuôi (truyện kí). D. Gƣơng mặt hồ tây (bút kí). E. Tất cả các tác phẩm trên.
Câu 4. Bài thơ “Tây tiến đƣợc Quang Dũng sáng tác trong thời gian nào sau đây:
A. Năm 1947, khi Quang Dũng còn là Đại đội trƣởng của đoàn quân Tây Tiến. B. Cuối năm 1948, khi Quang Dũng không còn ở đoàn quân Tây Tiến mà đã chuyển sang đơn vị khác.
C. Khi Quang Dũng làm công tác văn nghệ ở chiến khu Việt Bắc. D. Cả ba dữ kiện đều không chính xác.
Câu 5. Phần chú thích ghi cuối bài thơ “Tây tiến quang Dũng đề “Phù Lƣu Chanh - 1948- Phù Lƣu Chanh là:
A. Tên đơn vị mới của Quang Dũng. B. Một tên khác của Quang Dũng.
C. Tên địa danh nơi đơn vị mới của Quang Dũng đóng quân.
Câu 6. Đoàn quân Tây Tiến đƣợc thành lập vào năm nào sau đây:
A. 1946 B. 1947 C. 1948
Câu 7. Cảm hứng chung của bài thơ Tây Tiến là: A. Bi (buồn)
B. Hùng (hào hùng) C. Bi hùng
Câu 8. Lời giới thiệu nào sau đây về lính Tây Tiến là cụ thể và chính xác nhất:
A.lính tây Tiến làn nông dân từ khắp mọi miền. B. Lính Tây Tiến là thanh niên Hà Nội.
C. Lính Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội, trong đó có nhiều học sinh trí thức.
Câu 9. Bài thơ “Tây tiến của Quang Dũng còn có tên nào khác trong các tên sau đây không:
A. Lên Tây Tiến. B. Nhớ tây tiến. C. Tây Tiến ơi.
Câu 10. Cảm xúc bao trùm toàn bộ bài thơ “Tây tiến là nỗi nhớ. Nỗi nhớ của Quang Dũng hƣớng về hình ảnh nào sau đây:
A. Rừng núi Tây Bắc với những cuộc hành quân gian khổ của lính Tây Tiến. B. Cảnh và ngƣời Tây Bắc.
C. Chân dung ngƣời lính Tây Tiến. D. Cả ba hình ảnh trên. E. Dữ kiện a, c. Đáp án: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án B B E B C B C C B D Đề kiểm tra 15 phút
Câu 1. Tại sao câu đầu trong bài Tây Tiến lại là Sông Mã chứ không phải là địa danh khác ?
Chọn câu trả lời đúng:
A. Nó thể hiện địa bàn hoạt động của đoàn quân Tây Tiến và gợi nhắc tới kỉ niệm thiêng liêng về buổi chiều tiễn đƣa ngƣời đồng đội
B. Đây là con sông chảy từ Lào về Việt Nam, nó biểu hiện cho tình bằng hữa nghị Việt- Lào
C. Bản thân từ (Mã) có thể gợi cảm giác cất bƣớc lên đƣờng của đoàn quân Tây Tiến nhƣ những ngƣời tráng sĩ xƣa
D. Đó là con sông duy nhất chảy qua nhiều vùng đất mà ta có thể bắt gặp ở bất cử nơi nào đoàn quân Tây Tiến di qua.
Câu 2. Lời giới thiệu nào sau đây về lính Tây Tiến cụ thể và chính xác nhất ? Chọn câu trả lời đúng
A. Lính Tây Tiến là những ngƣời nông dân chân chất, đến từ khắp mọi miền Tổ Quốc. B. Lính Tây Tiến phần đông đến từ quê hƣơng Sông Mã anh hùng.
C. Lính Tây Tiến là những con ngƣời phần đông Hà Nội trong đó có nhiều học sinh trí thức.
D. Lính Tây Tiến là những tri thức, văn nghệ sĩ thủ đô tình nguyện đi theo kháng chiến Câu 3. Câu thơ “Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm trong bài Tây Tiến của Quang Dũng diễn tả:
Chọn câu trả lời đúng
A. Một cách tinh tế, chân thực tâm lí của những ngƣời lính trẻ thủ đô hào hoa, mơ mộng.
B. Tâm trạng xót thƣơng cho ngƣời yêu đang mòn mỏi đợi chờ của những ngƣời lính trong đoàn quân tây tiến.
C. Sự yếu long của những ngƣời lính Tây Tiến khi làm nhiệm vụ ở vùng biên cƣơng hẻo lánh, luôn nhung nhớ về dáng hình ngƣời yêu.
D. Khát khao mãnh liệt đƣợc trở về gặp mặt ngƣời yêu của ngƣời lính.
Câu 4. Chân dung của ngƣời lính Tây Tiến đƣợc phác họa ở đoạn 3 bài thơ Tây Tiến là ở điểm nào sau đây:
A. Diện mạo, tƣ thế B. Tâm hồn
C. Chí khí D. A và C
Câu 5. Bút pháp tiêu biểu của bài thơ Tây Tiến là: Chọn câu trả lời đúng
A. Lãng mạn B. Trào phúng C. Hiện thực D. Ƣớc lệ
Câu 6. Hai chữ Về đất trong câu Áo bào thay chiếu anh về đất không gợi ý liên tƣởng nào sau đây?
Chọn câu trả lời đúng
A. Cách nói giảm để tránh sự đau thƣơng
B. Sự hi sinh của ngƣời lính là hóa thân vào non sông đất nƣớc. C. Sự hi sinh âm thầm không ai biết đến.
D. Sự thanh thản, ung dung của ngƣời lính sau khi đã tận trung với nƣớc
Câu 7. Trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng có có mấy câu chỉ gồm toàn thanh bằng? Chọn câu trả lời đúng A. 4 B. 1 C. 2 D. 3
Câu 8. Nội dung nào sau đây đúng với bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng? Chọn câu trả lời đúng
A. Bài thơ là cảm xúc và suy tƣ về đất nƣớc đau thƣơng những anh dũng kiên cƣờng đứng lên chiến đấu và chiến thắng trong kháng chiến trống thực dân pháp
B. Bài thơ là một bản quyết tâm thƣ, là lời thề hành động của chiến sĩ trẻ, đồng thời thể hiện khát khao rạo rực, mong đƣợc về với cuộc sống tự do
C. Bài thơ là bức tranh hoang vu kỳ vĩ, hấp dẫn của thiên nhiên Tây Bắc, là nỗi nhớ khôn nguôi, là khúc hoài niệm, là một dƣ âm không dứt về cuộc đời chiến binh.
D. Bài thơ thể hiện khát vọng với những sâu nặng nghĩa tình trong cuộc kháng chiến chống Pháp, về với ngọn nguồn cảm hứng sáng tác.
Câu 9. Từ độc mộc trong câu thơ có nhớ dáng ngƣời trên độc mộc - trôi dòng nƣớc lũ hoa đong đƣa đƣợc hiểu là: Chọn câu trả lời đúng
A. Thuyền dài và hẹp làm bằng thân một cây gỗ to, khoét trũng làm khoang thuyền B. Thuyền dùng nơi sông thác ở miền núi chỉ một tay chèo
C. Thuyền dùng nơi núi rừng đƣợc tạo từ một loại gỗ
D. Thuyền có tầm vóc nhỏ, làm bằng một thân cây đi đƣờng thác suối
Câu 10. Bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng đƣợc chia làm mấy khổ thơ ? Chọn câu trả lời đúng
A. Ba khổ B. Hai khổ C. Bốn khổ
D. Bài thơ là một văn bản liền mạch không chia khổ. Đáp án
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án D C D D A C B A C A
Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm đƣợc xây dựng trên cơ sở mục đích là kiểm tra một cách nhanh chóng và chính xác mức độ tiếp nhận kiến thức bài học của học sinh. Trong phần củng cố bài học, chúng tôi đã đƣa vào 3 câu hỏi trắc nghiệm để kiểm tra, củng cố kiến thức cho học sinh (thể hiện trong giáo án thể nghiệm phần phụ lục). Hầu hết các câu hỏi đƣa ra đều đƣợc các em lựa chọn một cách nhanh chóng và khá chính xác. số câu hỏi còn lại chúng tôi đã tiến hành thiết kế phiếu kiểm tra mức độ tiếp nhận của học sinh
Nhƣ vậy vai trò cơ bản của hệ thống câu hỏi trắc nghiệm là củng cố và kiểm tra kiến thức của học sinh ở cuối bài học. Qua đó ta có thể đánh giá đƣợc mức độ tiếp nhận bài học của các em một cách nhanh chóng. Cũng từ đây ta tự đánh giá đƣợc hiệu quả tiết dạy.
Tóm lại vấn đề sử dụng hệ thống câu hỏi nói chung trong việc dạy học các tác
phẩm văn học đã đƣợc chú trọng, tuy nhiên việc sử dụng các câu hỏi thảo luận và hệ thống câu hỏi trắc nghiệm trong tiết đọc hiểu chƣa thực sự đƣợc quan tâm và phát huy hết vai trò của nó. Trong phạm vi đề tài này chúng tôi chỉ xin mạnh dạn đề xuất những cách thức sử đụng hệ thống câu hỏi thảo luận và trắc nghiệm nhƣ trên với mục đích nâng cao hiệu quả dạy học các tác phẩm thơ mới lãng mạn nói riêng và văn học trong nhà trƣờng Phổ thông nói chung.
3.3. Sử dụng Sơ đồ tƣ duy (SĐTD)
3.3.1. Khái niệm
Sơ đồ tƣ duy hay còn gọi là Lƣợc đồ tƣ duy, Bản đồ tƣ duy (Mind Map) là PPDH chú trọng đến cơ chế ghi nhớ, dạy cách học, cách tự học nhằm tìm tòi, đào sâu, mở rộng một ý tƣởng, hệ thống hóa một chủ đề hay một mạch kiến thức,...bằng cách kết hợp việc sử dụng đồng thời hình ảnh, đƣờng nét, màu sắc, chữ viết với sự tƣ duy tích cực. Đặc biệt, đây là một dạng sơ đồ mở, không yêu cầu tỉ lệ, chi tiết chặt chẽ nhƣ bản đồ địa lí, các em có thể vẽ thêm hoặc bớt các nhánh, mỗi em có thể vẽ một kiểu khác nhau, dùng những màu sắc, hình ảnh, chữ viết và các cụm từ diễn đạt khác nhau,... Tuy cùng một chủ đề nhƣng mỗi em có thể “thể hiệnnó dƣới dạng Sơ đồ tƣ duy theo cách riêng của mình. Do đó, việc lập Sơ đồ tƣ duy phát huy tối đa khả năng sáng tạo của mỗi ngƣời.
3.3.2. Sử dụng sơ đồ tư duy
Ở giữa sơ đồ là một hình ảnh trung tâm (hay một cụm từ) khái quát chủ đề. Gắn liền với hình ảnh trung tâm là các nhánh cấp 1 mang các ý chính làm rõ chủ đề.