5. Cấu trúc của đề tài
3.3.2.2. Vai trò từ phía các nhà doanh nghiệp
Thứ nhất là các doanh nghiệp chủ động tìm hiểu các quy định trong Hiệp định VJEPA
Trước hết muốn tận dụng tốt những cơ hội của Hiệp định VJEPA đối với hoạt động xuất khẩu hàng hóa, các doanh nghiệp cần phải nắm rõ tất cả các quy tắc, quy định của Hiệp định có liên quan tới các mặt hàng hóa xuất khẩu bao gồm các nội dung có liên quan tới những cam kết về cắt giảm thuế quan, thủ tục hải quan, quy tắc xuất xứ, tính hiệu lực, pháp lý... chẳng hạn, những quy định tại thông tư của Bộ Tài chính về biểu thuế nhập khẩu của Việt Nam, hay Thông tư của Bộ Công Thương về quy tắc xuất xứ... Đây là yếu tố rất quan trọng trước khi tiến hành xuất khẩu hàng hóa sang Nhật Bản.
Đặc biệt, muốn tận dụng các ưu đãi về thuế quan trong Hiệp định VJEPA, các doanh nghiệp cần nắm bắt kỹ thuật đọc và hiểu các cam kết về thuế quan của Nhật Bản. Năm 2008, biểu thuế nhập khẩu của Nhật Bản gồm 9730 dòng và được phân theo cấp độ HS 9 số. Theo Hiệp định VJEPA, Biểu cam kết giảm thuế của Nhật được rút gọn thành 4 hoặc 6 số, để có thể hiểu cặn kẽ mức độ cam kết, các doanh nghiệp cần nắm rõ một số khái niệm cơ bản trong biểu thuế.
Sau khi đọc hiểu được cam kết về thuế quan, các doanh nghiệp Việt Nam có thể tính toán và xác định được quy mô và mặt hàng hướng tới xuất khẩu của mình, tuy nhiên phải đảm bảo sản phẩm sản xuất ra đạt tiêu chuẩn của Nhật Bản. Với việc nắm rõ các quy định và hiểu được các quy tắc trong Hiệp định VJEPA, các doanh nghiệp mới có thể bắt đầu tiến hành lập kế hoạch, chiến lược, sản xuất, chế biến, đóng gói và xuất khẩu sản phẩm nông sản vào thị trường Nhật Bản sao cho đảm bảo tận dụng được đối đa những lợi thế mà Hiệp định mang lại.
Thứ hai là thiết lập quan hệ với các công ty thương mại Nhật Bản
Sau những năm thực hiện Hiệp định VJEPA, giao thương giữa hai nước vẫn tăng lên cho dù tình hình kinh tế toàn cầu khó khăn chứng tỏ nhu cầu của thị trường Nhật vẫn rất lớn. Tuy nhiên Nhật Bản hiện đang là một trong những quốc gia đang áp dụng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm có những yêu cầu khắc khe nhất trên thế giới. Do đó, để đẩy mạnh các sản phẩm hàng hóa xuất khẩu sang Nhật Bản, doanh nghiệp Việt Nam cần kiên trì, tìm hiểu kỹ đối tác và
81 Phùng Thị Vân Kiều, Nghiên cứu đề xuất giải pháp tận dụng những ưu đãi trong Hiệp định đối tác kinh tế Viêt-Nhật để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Nhật Bản, tạp chí điện tử Nghiên cứu khoa học,http://www.viennghiencuuthuongmai.com.vn/tapchi/NewDetails.aspx?Id=22, [Truy cập ngày 06- 11-2014].
tạo điều kiện cho hai bên hiểu biết lẫn nhau. Cách tốt nhất cho doanh nghiệp Việt Nam tận dụng cơ hội tiếp cận thị trường Nhật Bản có hiệu quả cao là tăng cường liên kết với các công ty thương mại Nhật Bản đã đầu tư và phát triển tại thị trường Việt Nam, để tạo cầu nối đưa hàng hóa sang thị trường Nhật Bản; tham gia vào các kênh thương mại điện tử, mua bán qua mạng để tận dụng cơ hội giới thiệu sản phẩm, tiết kiệm chi phí giao dịch.
Các đơn hàng thực hiện với các nhà nhập khẩu Nhật Bản lúc đầu thường là nhỏ, nhưng sẽ lớn dần lên trong quá trình tiếp tục cộng tác và uy tín của doanh nghiệp Việt Nam. Vì vậy chiến lược cần thiết cho các doanh nghiệp Việt Nam đó là phải kiên trì tiếp cận dài hạn trong giao dịch, và luôn sẵng sàng cung cấp đầy đủ các thông tin mà khách hàng quan tâm cũng như chủ động giữ cầu trong quan hệ. Biện pháp hiệu quả nhất là đặt mối quan hệ mật thiết tại chỗ với đối tác Nhật Bản để tiện cho việc thu thập thông tin, khảo sát thị trường và tìm hiểu văn hóa kinh doanh. Ngoài ra, đối với các doanh nghiệp mới, quy mô nhỏ, thiếu kinh nghiệm, phương pháp tiếp cận thông minh là liên hệ và tìm sự hỗ trợ từ những doanh nghiệp lớn trong nước và đã có uy tín xuất khẩu sang thị trường của Nhật Bản.
Thứ ba là các nhà doanh nghiệp tìm giải pháp để vượt qua các rào cản phi thuế quan
Để vượt qua các rào cản thương mại, doanh nghiệp Việt Nam cần chú trọng xây dựng và hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn đảm bảo vệ sinh an toàn, tiêu chuẩn bảo vệ môi trường... theo đúng quy định của quốc tế. Ngoài ra, cần chú trọng mở rộng thị trường, đa dạng hóa chủng loại, mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm... . Từ sự quan đó mà các doanh nghiệp cần có những giải pháp đồng bộ để vượt qua những rào cản thương mại, đó là:
Một, đầu tư và đổi mới công nghệ, phát triển dây chuyền sản xuất hiện đai nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp khi xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Nhật. Chủ động triển khai áp dụng các hệ thống quản lý tiêu chuẩn chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế cùng với việc nâng cao chất lượng sản phẩm, gắn sản xuất với bảo vệ môi trường và quan tâm đến lợi ích của người lao động.
Hai, phát triển các loại hình doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp có quy mô lớn nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh và khả năng đáp ứng các yêu cầu của thị trường nhập khẩu; mở rộng, tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là các tổ chức đa quốc gia, các thành phần kinh tế. Đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của các doanh nghiệp và tăng cường năng lực pháp lý của doanh nghiệp.
Ba, tăng cường hoạt động nghiên cứu thị trường và đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, nâng cao hiệu quả của hệ thống đại diện thương mại. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp chủ động đối phó và vượt qua các rào cản trong thương mại quốc tế. Việc nghiên cứu thị trường tốt sẽ cung cấp cho các doanh nghiệp Việt Nam những thông tin có hệ thống về thị trường xuất khẩu bao gồm các thông tin về: các rào cản đang được áp dụng, dung lượng thị trường, các đối thủ cạnh tranh… Qua đó, doanh nghiệp có thể chủ động ứng phó với những rào cản kỹ thuât , tạo ra thế chủ động khi thâm nhập thị trường, xây dựng và quảng bá được hình ảnh, thương hiệu của hàng hóa Việt Nam.
Tư, chú trọng tới việc xây dựng và phát triển thương hiệu và mẫu mã, đặt phương châm nâng cao chất lượng sản phẩm lên hàng đầu. Một doanh nghiệp có thương hiệu tốt là một doanh nghiệp uy tín trong lòng người tiêu dùng, do vậy việc xây dựng thương hiệu cần được các doanh nghiệp Việt Nam chú trọng xây dựng và phát triển. Cùng với việc xây dựng và phát triển thương hiệu cần đặc biệt quan tâm tới việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và quyền sở hữu trí tuệ.
Năm, chủ động tạo được nguồn nguyên liệu cho sản xuất trong nước, để giảm bớt và dần loại bỏ việc nhập khẩu nguyên liệu nước ngoài: Coi trọng việc quy hoạch xây dựng các vùng nguyên liệu cho các ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam (như dệt may, thủy sản). Điều này sẽ có ý nghĩa quyết định tới năng lực cạnh tranh trong dài hạn của doanh nghiệp Việt Nam trên thương trường quốc tế.
Sáu, gắn chặt quyền lợi với các công ty nhập khẩu. Các doanh nghiệp Việt Nam phải đẩy mạnh kết hợp với các doanh nghiệp nhập khẩu trong hoạt động sản xuất, phân phối, chính điều này đã giúp các doanh nghiệp Việt Nam tránh được một số những rào cản mà nước nhập khẩu giành cho các sản phẩm xuất khẩu.
Bảy, nâng cao năng lực nhận thức đẩy mạnh các kênh thông tin và phổ biến thông tin đến các doanh nghiệp về các rào cản kỹ thuật thương mại của các nước, đặc biệt của những khối, nước chiếm thị phần và có kim ngạch xuất khẩu lớn như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU… để các doanh nghiệp chuẩn bị các điều kiện sẵn sàng đối phó; Tổ chức tốt công tác thu thập và xử lý thông tin về thị trường và chính sách thương mại của các nước nhập khẩu.
Tám, hỗ trợ kiểm tra giám sát và xây dựng các hệ thống tiêu chuẩn chất lượng theo chuẩn quốc tế. Qua cơ chế kiểm tra, giám sát này, hoạt động xuất khẩu hàng hóa qua các yếu tố: chi phí sản xuất, thị trường xuất khẩu, khả năng đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật, kênh phân phối... sẽ được kiểm soát, từ đó có các tác động kịp thời nhằm tránh các trường hợp sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam vi phạm các quy định trong hệ thống tiêu chuẩn chất lượng theo chuẩn quốc tế. Hỗ trợ
doanh nghiệp trong việc áp dụng các hệ thống tiêu chuẩn chất lượng quốc tế và các tiêu chuẩn xã hội. Hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng nhãn mác sinh thái để đối phó và vượt qua các rào cản môi trường tạo cơ hội tiếp cận và mở rộng thị trường của sản phẩm xuất khẩu Việt Nam.82
Ngoài các giải pháp trên, còn có các giải pháp khác giúp doanh nghiệp có thể áp dụng để có thể tận dụng khai thác hiệu quả lợi ích từ Hiệp định VJEPA mang lại như:
Chủ động triển khai áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế và đáp ứng yêu cầu bảo vệ sức khỏe, môi trường. Trở ngại lớn nhất hiện nay là hàng Việt Nam chưa đáp ứng các yêu cầu kiểm nghiệm chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm chặt chẽ của Nhật Bản. Để khắc phục tình trạng này, các doanh nghiệp cần chủ động triển khai áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế và đáp ứng yêu cầu bảo vệ sức khỏe và môi trường. Các doanh nghiệp cần thực hiện quản lý chất lượng theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn do Nhật Bản đưa ra. Doanh nghiệp nên xây dựng và triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng quốc tế ISO 9000, HACCP, ISO 14000 và SA 8000 để làm nền tảng cho việc vượt qua hàng rào kỹ thuật thương mại của Nhật Bản.
Đưa ra một số kiến nghị với Bộ Công Thương. Tiếp tục đàm phán với Nhật Bản về một số vấn đề liên quan đến việc thực thi Hiệp định VJEPA để cụ thể hóa hơn nữa (Nhật Bản hỗ trợ hợp tác phát triển công nghiệp hỗ trợ, hợp tác tăng cường năng lực kiểm định, hợp tác trong lĩnh vực tiêu chuẩn hóa,...); Chủ động và tích cực trong việc phối hợp với phía Nhật Bản để xử lý cơ bản vấn đề kiểm định động thực vật và vệ sinh an toàn thực phẩm tạo điều kiện cho một số mặt hàng nông sản Việt Nam có thể được nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản trong thời gian tới. Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức về Hiệp định đến cộng đồng doanh nghiệp để họ nắm được những ưu đãi và cách thức được hưởng ưu đãi từ Hiệp định đối với hàng xuất khẩu sang Nhật Bản và hàng nhập khẩu từ thị trường này.83
Kết luận chương 3
Ở chương này, Người viết đi tìm hiểu Thực tiễn triển khai Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam và Nhật Bản (VJEPA) cũng như đưa ra những định hướng và giải
82Nguyễn Thị Thương Huyền, Doanh nghiệp Việt Nam đối phó với rào cản phi thuế quan, Báo điện tử Tài chính, http://www.tapchitaichinh.vn/Trao-doi-Binh-luan/Doanh-nghiep-Viet-Nam-doi-pho-
voi-rao-can-phi-thue-quan/50868.tctc, [Truy cập ngày 28-10-2014].
83 Phùng Thị Vân Kiều, Nghiên cứu đề xuất giải pháp tận dụng những ưu đãi trong Hiệp định đối tác kinh tế Viêt-Nhật để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Nhật Bản, tạp chí điện tử Nghiên cứu khoa học,http://www.viennghiencuuthuongmai.com.vn/tapchi/NewDetails.aspx?Id=22, [Truy cập ngày 06- 11-2014].
pháp cho việc thực thi Hiệp định trong giai đoạn sắp tới. Theo quan điểm của người viết cho rằng tiến trình cam kết thuế và triển khai thực thi Hiệp định VJEPA của Nhật Bản và Việt Nam có sự tiến triển rõ nét trong các lĩnh vực như về thuế quan, đầu tư, dịch vụ và các lĩnh vực hợp tác khác của Nhật Bản, cùng với đó là sự cam kết thực thi của Việt Nam trong Hiệp định bằng việc ban hành các văn bản để thực thi Hiệp định VJEPA. Cả Việt Nam và Nhật Bản đã thực hiện nghiêm túc các cam kết của mình trong Hiệp định vì thế mà kết quả ghi nhận được qua những giai đoạn là rất khả quan và thậm chí là rất cao về số lượng lẫn chất lượng trong kim ngạch xuất khẩu của ta qua thị trường của Nhật Bản. song song với những kết quả đã đạt được thì cũng bộc lộ cho thấy các doanh nghiệp của Việt Nam chưa tiếp cận cũng như tận dụng những ưu đãi mà Hiệp định VJEPA đã mạng lại và đồng thời cũng chưa hiểu rõ về nội dung đã được hai bên cam kết. Người viết hy vọng những định hướng và những giải pháp đã liệt kê sẽ phần nào giúp Hiệp định VJEPA được các doanh nghiệp khai thác hiệu quả nhất.
KẾT LUẬN
Hiệp định đối tác kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản (VJEPA) được ký, kết đánh dấu một bước phát triển mới bền vững trong quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản. Những thỏa thuận về ưu đãi trong Hiệp định VJEPA có ý nghĩa rất to lớn, đặc biệt là đối với các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Tuy nhiên bên cạnh đó là vô vàn những khó khăn trong việc vận dụng các ưu đãi của Hiệp định VJEPA vào trong thực tiễn, mà các cơ quan chuyên môn và doanh nghiệp ta phải đối mặt.
Vấn đề mấu chốt chủ yếu ở đây là những quy định về nội dung trong Hiệp định VJEPA. VJEPA là một Hiệp định thương mại tự do song phương đầu tiên của Việt Nam, được ký kết với Nhật Bản vào ngày 25 tháng 12 năm 2008 và có hiệu lực vào ngày 01 tháng 10 năm 2009. Hiệp định VJEPA có nội dung toàn diện bao gồm nhiều lĩnh vực như thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, sở hữu trí tuệ, hợp tác và đầu tư, cải thiện môi trường kinh doanh... Để nội dung của Hiệp định VJEPA được hiểu và áp dụng rộng rãi trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản thì vấn đề quan trọng ở đây là:
Thứ nhất, đối với các cơ quan nhà nước chuyên môn thì phải tăng cường triển khai phổ biến các quy định về nội dung của Hiệp định cho các nhà doanh nghiệp bằng các buổi Hội thảo hay là thành lập các trung tâm xúc tiến thương mại.
Thứ hai, từ phía doanh nghiệp là phải tìm hiểu các quy định trong Hiệp định VJEPA đặc biệt là những quy định về thuế quan và các rào cản phi thuế quan. Trong đó các quy định về rào cản phi thuế quan là quan trọng nhất như quy định về vệ sinh kiểm dịch (SPS) và các rào cản về thương mại (TBT) cho các mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.
Thứ ba, là cần có sự liên kết giữa các cơ quan chuyên môn với các doanh nghiệp trong các khẩu như về xuất xứ hàng hóa, thủ tục hải quan... nhằm để tạo thuận lợi cho việc xuất khẩu hàng hóa diễn ra dễ dàng hơn, đúng với các quy định trong Hiệp định VIEPA. Song kể từ khi khi Hiệp định VJEPA có hiệu lực đến nay, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản luôn tăng và Nhật Bản đã trở thành thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam sau Mỹ. Quan hệ ngoại giao giữa hai Bên luôn được cải thiện trên tinh thần hòa bình - hợp tác - hữu nghị.
Người viết hy vọng qua sự nghiên cứu của mình về những quy định trong Hiệp định VJEPA cũng như những đánh giá, định hướng và các giải pháp sẽ giúp cho Hiệp định VJEPA được hiểu vận dụng và thực thi ngày càng rộng rãi hơn, nhất là các doanh nghiệp xuất khẩu. Sau cùng là người viết hy vọng qua việc ký kết cũng