5. Cấu trúc của đề tài
3.3.2.1. Giải pháp từ phía Chính phủ và cơ quan chuyên môn
Hiệp định VJEPA có hiệu lực từ ngày 1 tháng 10 năm 2009 tuy nhiên theo đánh giá khách quan thì Hiệp định này chưa thực sự được phổ biến rộng rãi tới tất cả các doanh nghiệp. Hơn nữa các doanh nghiệp dù biết tới Hiệp định nhưng chưa có một cái nhìn chính xác, toàn diện, nhận thức rõ nét cơ hội, và thách thức mang
78 Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan Việt Nam
79Nguyễn Thị Thành, Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản:Cơ hội và thách thức đối với hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản, Trường đại học Ngoại Thương, Hà Nội, 2012, Tr. 43- 44.
tới. Để khắc phục vấn đề này, Bộ công thương nên phối hợp nhiều hơn với các bộ ngành để phổ biến rộng rãi các nội dung quy định của Hiệp định VJEPA.
Thứ nhất, tổ chức các Hội thảo phổ biến về nội dung Hiệp định VJEPA
Trong giai đoạn Hiệp định còn khá mới lạ, những hội thảo như thế nay sẽ giúp các doanh nghiệp nắm bắt được nội dung và cam kết trong Hiệp định, hiểu rõ cơ hội và thách thức Hiệp định mang tới cho doanh nghiệp mình. Khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp Việt Nam thường xuyên gặp phải khi xuất khẩu va Nhật Bản đó là: chất lượng hàng hóa xuất khẩu đôi khi không đạt yêu cầu, doanh nghiệp Việt Nam thiếu hiểu biết về thị trường Nhật Bản và chưa nắm bắt được phương thức kinh doanh tại thị trường. Do đó nội dung của hội thảo phải đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết về thời hạn hiệu lực và tính pháp lý, các cam kết cắt giảm thuế quan, những văn bản pháp lý có liên quan tới lộ trình cắt giảm, chỉ ra những cơ hội thâm nhập vào thị trường và tận dụng các ưu đãi đó đối với những mặt hàng chủ lực và hướng dẫn cách thức tiếp cận tương tự với các mặt hàng khác. Bên cạnh đó, hội thảo cần có các bài tham luận về Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định do chính đại diện Vụ Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương trình bài để hướng dẫn các doanh nghiệp khai thác các ưu đãi của Hiệp định trong các lĩnh vực thương mại hàng hóa, thông qua việc tận dụng quy tắc xuất xứ để hưởng ưu đãi thế quan, giảm giá thành sản phẩm khi xuất khẩu sang Nhật Bản. Trong đó phải đề cập tới đến những vấn đề cụ thể mà doanh nghiệp thường gặp phải và cách thức xử lý trong một số khâu như thực hiện khai báo và xin cấp chứng nhận xuất xứ như: chứng từ cộng gộp, khai mã SH... Đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp và ban tổ chức bày tỏ suy nghĩ và chia sẻ những kinh nghiệm khi xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Nhật Bản, nhận định được các nguy cơ tiềm tàn của thị trường này như nguy cơ đẩy giá lên cao khi xuất khẩu, sự phức tạp trong hệ thống phân phối hàng hóa và các yêu cầu khắc khe của thị trường này, sự cạnh tranh mạnh của các doanh nghiệp nước khác.
Thứ hai, thành lập trung tâm xúc tiến thương mại và công nghiệp Việt Nam tại Nhật Bản
Hiện nay đã có nhều nước đã thành lập những trung tâm như vậy tại Nhật Bản- một thương vụ thuộc Đại sứ quán và một văn phòng - trung tâm độc lập, chuyên làm công tác xúc tiến, hỗ trợ doanh nghiệp. Đây có thể là một tổ chức trực thuộc Bộ Công Thương chuyên giải đáp các thắc mắc và tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại đối với Nhật Bản-một kênh hữu ích cung cấp thông tin cho doanh nghiệp khi muốn xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản. Việc tham dự hội thảo có thể mang lại cho doanh nghiệp những hiểu biết toàn diện nhưng không phải lúc nào họ cũng tham dự những buổi như thế, hơn nữa, vấn đề thường nảy sinh trong quá trình
triển khai. Những tổ chức này cũng có thể hỗ trợ doanh nghiệp trong việc khai thác nhu cầu thị trường và đưa sản phẩm của Việt Nam tới tay người tiêu dùng Nhật Bản.80
Thứ ba, tăng cường sự khai thác và tận dụng lợi ích từ Hiệp định VJEPA
Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ: Chính phủ cần có chiến lược và kế hoạch cụ thể, có chính sách đầu tư thỏa đáng để phát triển mạnh ngành công nghiệp hỗ trợ nhằm đảm bảo nội địa hóa cho phần lớn các linh phụ kiện cho ngành cho ngành công nghiệp lắp ráp, đáp ứng nhu cầu nguyên phụ liệu cho ngành diệt may, da giày. Phát triển các ngành công nghiệp này sẽ giúp cho nước ta nâng cao hiệu quả xuất khẩu một số nhóm hàng mà Việt Nam phải nhập khẩu chủ yếu nguyên phụ liệu từ Trung Quốc, Nhật Bản và các nước ASEAN.
Chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Nhật Bản đầu tư vào các ngành công nghiệp chế tạo, chế biến hàng hóa xuất khẩu và công nghiệp hỗ trợ: Chính phủ cần có chính sách ưu đãi dành riêng cho các nhà đầu tư Nhật Bản ngoài những ưu đãi về quyền lợi mà họ được hưởng theo Luật Đầu tư nước ngoài của Việt Nam. Những ưu đãi này cũng có thể cũng có thể là những ưu đãi về thuế nhập khẩu công nghệ nguồn, thuế suất lợi tức, thuế chuyển lợi nhuận, ... Thuế ưu đãi đối với hàng nhập khẩu từ Nhật Bản theo cam kết trong Hiệp định VJEPA, đặc biệt là thuế dành cho máy móc thiết bị, hàng chế tạo đang giảm rất mạnh (chỉ còn 0,5% vào năm 2024). Thực hiện chính sách này góp phần khai thác tối đa làn sóng đầu tư mới của Nhật Bản vào các ngành xuất khẩu trọng điểm.
Nâng cao năng lực kiểm dịch động thực vật: Nâng cao các trung tâm kiểm định hiện có để đáp ứng tốt việc kiểm định hàng hóa xuất khẩu. Việt Nam cần tranh thủ sự giúp đỡ và sự hỗ trợ từ phía Nhật Bản theo cam kết trong VJEPA thông qua các dự án liên kết kĩ thuật, xây dựng các trung tâm SPS tại Việt Nam với sự góp mặt của các chuyên gia Nhật Bản. Việt Nam cần phải phối hợp nghiêm túc với Nhật Bản để các dự án này đạt hiệu quả. Ngoài ra Việt Nam cũng nên tranh thủ việc giảm thuế nhập khẩu các mặt hàng công nghiệp từ Nhật Bản để tăng cường cơ giới hóa ngành Nông nghiệp nhằm cơ cấu lại nền nông nghiệp hiện đang lâm vào tình trạng thiếu bền vững. Một khi những điểm yếu đã được khắc phục, chất lượng nâng cao
80Thái Hằng,2009, Xuất nhập khẩu sau Hiệp định VJEPA chưa như mong đợi, Thờibáo Kinh tế Sài Gòn sonline, http://www.thesaigontimes.vn/Home/diendan/sotay/25394/, [ngày truy cập 28-10-2014].
thì cầu lớn về hàng nông sản tại Nhật Bản sẽ mở ra một thị trường đầy triển vọng cho Việt Nam.81