5. Cấu trúc của đề tài
3.3.1.2. Môi trường cạnh tranh
Trên bình diện hợp tác kinh tế khu vực, Nhật Bản đã và đang tích cực dàm phán, thiết lập các Hiệp định kinh tế với các nước trong khu vực. Hiệp định VJEPA là thỏa thuận thứ bảy của Nhật Bản trong khu vực ASEAN, trước đó, Nhật Bản đã ký kết EPAs với Brunây, Indonexia, Malaixia, Philippin, Singapore, Thái Lan và Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN-Nhật Bản, tính tới năm 2010, Nhật Bản đã ký 13 FTAs. Do đó không chỉ riêng Việt Nam mà có rất nhiều nước trước và sau Việt Nam được Nhật Bản dành cho những ưu đãi về hợp tác kinh tế. Các chuyên gia cho rằng muốn cạnh tranh được trên thị trường thì tiêu chí hàng đầu của các hàng hóa sản phẩm nhất là nông sản phải đạt được là chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm về mẫu mã và giá thành. Thế nhưng lâu nay, Việt Nam mới chỉ chú trọng sản xuất, kinh doanh những gì mình đang có với khối lượng lớn mà chất lượng thấp, chất lượng kém mà giá thành cao, vì thế hiêu quả kinh tế thu về chưa tương xúng với tiềm năng.
Bên cạnh đó sự đầu tư mạnh mẽ trong việc mở rộng sản lượng, đa dạng hóa chủng loại sản phẩm, tạo dựng và phát triển thương hiệu với nhiều hình thức xâm nhập thị trường cho các mặt hàng nông sản của một số nước trong khu vực như Ấn
77Nguyễn Thị Thành, Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản:Cơ hội và thách thức đối với hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản, Trường đại học Ngoại Thương, Hà Nội, 2012, Tr.48- 50.
Độ, Thái Lan, Indonexia, Philippin, nhằm củng cố và bành trướng thị phàn tại Nhật Bản cũng sẽ thách thức rất lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Hiện nay, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đã ngày càng được chấp nhận tại thị trường Nhật Bản, chiếm khoảng 17% đến 20% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.78 Tuy nhiên nếu so với các đối thủ cạnh tranh khác thì tỷ lệ xuất khẩu của Việt Nam còn rất khiêm tốn.