5. Cấu trúc của đề tài
2.5.1. Cơ quan thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong Hiệp địnhVJEPA
Theo khoản 2 Điều 118 của Hiệp định VJEPA, cơ quan giải quyết khi có tranh chấp phát sinh trong quá trình thực thi hiệp định được các Bên chọn và thành lập là
Ủy ban trọng tài. Chức năng chính của Ủy Bản trọng tài là tham vấn với các Bên trong tranh chấp để tìm ra một giải pháp phù hợp nhất cho các Bên, đưa ra các phán quyết và chỉ rõ những phán quyết của mình, cơ sở pháp lý.60
Trường hợp thành lập Ủy ban trọng tài :Có hai trường hợp thành lập Ủy bản trọng tài theo quy định khoản 1 Điều 119 Hiệp định VJEPA.
Thứ nhất là, nếu Bên bị khiếu nại không tiến hành tham vấn trong vòng ba mươi (30) ngày, hoặc trong mười lăm (15) ngày trong trường hợp tham vấn về hàng hóa dễ hỏng kể từ ngày nhận được yêu cầu tham vấn đó.
Thứ hai là, nếu các Bên không giải quyết được tranh chấp thông qua tham vấn trong vòng sáu mươi (60) ngày, hoặc trong vòng ba mươi (30) ngày trong trường hợp tham vấn liên quan đến hàng hóa dễ hỏng sau ngày nhận được yêu cầu tham vấn đó.
Với điều kiện là Bên khiếu nại cho rằng bất kỳ lợi ích nào mà đáng lẽ được hưởng một cách trực tiếp hay gián tiếp theo Hiệp định này đang bị vô hiệu hay vi phạm là kết quả của việc Bên bị khiếu nại không thực hiện nghĩa vụ của mình theo Hiệp định này, hoặc là kết quả của việc Bên bị khiếu nại áp dụng các biện pháp xung đột với nghĩa vụ của Bên đó theo hiệp định nay”.61
Điểm khác và mới ở đây là khi xảy ra tranh chấp thì tất cả các giai đoạn đều do Ủy ban trọng tài của các Bên thành lập giải quyết, chứ không phải do các cơ quan tư pháp của mỗi Bên. Quy định này thể hiện sự khách quan, minh bạch trong trình tự thủ tục giải quyết vụ việc khi có tranh chấp xảy ra.
2.5.2. Phương pháp và trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp trong Hiệp định VJEPA