Cam kết lộ trình cắt giảm thuế quan của Việt Nam trong Hiệp định

Một phần của tài liệu tìm hiểu hiệp định đối tác kinh tế việtnam và nhật bản (vjepa) (Trang 26 - 27)

5. Cấu trúc của đề tài

2.1.1.1. Cam kết lộ trình cắt giảm thuế quan của Việt Nam trong Hiệp định

2.1. QUY ĐỊNH VỀ THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA TRONG HIỆP ĐỊNH VJEPA VJEPA

Giống như các Hiệp định tự do (FTA) khác, trong Hiệp định VJEPA, nội dung về thương mại hàng hóa là một trong những nội dung được quan tâm chính của hai nước Việt Nam và Nhật Bản, tạo nền tảng cho Hiệp định VJEPA. Các cam kết về thương mại hàng hóa sẽ giúp hai Bên hiện thực hóa mục tiêu chính là mở của thị trường, tạo nên thuận lợi cho xuất khẩu hàng hóa. Nội dung chính về thương mại hàng hóa trong Hiệp định VJEPA được thỏa thuận gồm có:

2.1.1. Cam kết và lộ trình cắt giảm thuế quan giữa Việt Nam và Nhật Bản

Cam kết về thuế quan giữa hai nước Việt Nam và Nhật Bản đưa ra trong Hiệp Định VJEPA theo phương thức yêu cầu bản chào (không theo một mô hình cụ thể như trong một số FTA khác). Hiệp định VJEPA xây dựng phù hợp với các chuẩn mực và nguyên tắc của Tổ chức thương mại thế giới (WTO).16

2.1.1.1. Cam kết lộ trình cắt giảm thuế quan của Việt Nam trong Hiệp định VJEPA VJEPA

Cam kết giảm thuế của Việt Nam trong VJEPA tương đối nhất quán về phạm vi và nguyên tắc cam kết trong các Hiệp định FTA khác mà Việt Nam tham gia. Căn cứ trên Biểu thuế quan hài hòa 2007 (SH007), Biểu cam kết của Việt Nam bao gồm 9.390 dòng thuế, trong đó đưa vào lộ trình cắt giảm đối với 8.873 dòng (chiếm 94,49%). Số dòng thuế còn lại là các dòng thuế CKD ô tô (57 dòng) và các dòng thuế không đưa vào cắt giảm (428 dòng). Với lộ trình cam kết giảm thuế của Việt Nam trong Hiệp định VJEPA đã bắt đầu từ năm 200917. Các mặt hàng được cắt giảm xuống 0% tập trung vào các năm 2019 và 2025. Về phương diện mặt hàng, các mặt hàng được xóa bỏ thuế quan chủ yếu là các mặt hàng công nghiệp.

Về số dòng thuế cắt giảm, nhìn vào bảng phân tán số dòng thuế được xóa bỏ thuế quan theo ngành có thể thấy: vào năm 2009 (năm Hiệp định có hiệu lực) có khoảng 2.586 dòng thuế được xóa bỏ thuế quan, trong đó mặt hàng công nghiệp chiếm đến khoảng 94,5%, phần còn lại là các mặt hàng nông nghiệp. Sau 10 năm thực hiện Hiệp định (năm 2019) có khoảng 6.996 số dòng thuế được xóa bỏ thuế quan, ttrong đó các mặt hàng công nghiệp chiếm khoảng 90,1%. Đến năm 2025,

16 Xem Điều 15, Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam và Nhật Bản.

tổng số dòng thuế được xóa bỏ thuế quan lên đến 8.548 dòng, các mặt hàng công nghiệp chiếm 95,1% số dòng thuế. Số dòng thuế được xóa bỏ thuế quan tập trung vào các ngành máy móc thiết bị điện, máy móc cơ khí, hóa chất, kim loại, dệt may và các sản phẩm nông nghiệp.

Về thuế suất cắt giảm, mức thuế suất áp dụng cho từng giai đoạn trong Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt Việt Nam-Nhật Bản hầu hết được cắt giảm theo mô hình cắt giảm dần đều từ thuế suất cơ sở hoặc có mô hình cắt giảm riêng đối với những dòng thuế thuộc danh mục nhảy cảm (áp dụng thuế suất cơ sở trong các lộ trình, giảm từ thuế suất cơ sở xuống 5% (2024/2026) hoặc 50% (2025) ....Chính vì

Một phần của tài liệu tìm hiểu hiệp định đối tác kinh tế việtnam và nhật bản (vjepa) (Trang 26 - 27)