5. Cấu trúc của đề tài
2.1.2.3. Thủ tục hải quan trong Hiệp địnhVJEPA
Về phạm vi áp dụng theo Điều 38 Hiệp định này, “ áp dụng đối với các thủ tục hải quan cần thiết cho việc thông quan thương mại của hai Bên nhằm triển khai những phần kiên quan về thủ tục hải quan như sau; (a) sự minh bạch; (b) đơn giản hóa và hài hòa; và (c) hợp tác và trao đổi thông tin”. Ngoài ra việc thực hiện phải được hai Bên thực hiện phù hợp với luật pháp và quy định của mỗi Bên và trong giới hạn các nguồn lực sẵng có của từng cơ quan hải quan hai Bên.27
Các Điều khoản về thủ tục hải quan trong Hiệp định VJEPA quy định nhằm tăng cương minh bạch hóa, tính ổn định trong việc áp dụng luật và các thủ tục hành chính liên quan tới thủ tục hải quan nhằm đảm bảo các thủ tục này được thực hiện hiệu quả hơn. Thông quan nhanh hơn và do đó tạo thuận lợi cho thương mại.
Đối với nguyên tắc “minh bạch hóa” Điều 40 Hiệp định VJEPA “Mỗi Bên Hiệp định đảm bảo rằng tất cả các thông tin liên quan đến áp dụng trong luật hải quan của Bên đó được cung cấp sẵng sàng cho bất cứ cá nhân nào quan tâm”. Nguyên tắc này đảm bảo về thủ tục hải quan của hai Bên được cung cấp đầy đủ về
25 Xem Điều 47 và Điều 48, Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam và Nhật Bản.
26
Vũ Huy Hoàng, Những điều doanh nghiệp cần biết về Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản, 2009, tr.67.
thông tin liên quan. Đồng thời cung cấp thông tin đầy đủ và dễ dàng trong trường hợp có sự thay đổi hải quan giữa các Bên.28
Cùng với các điều khoản hợp tác trong lĩnh vực hải quan như trao đổi thông tin, hỗ trợ lẫn nhau và các biện pháp thuận lợi hóa thương mại liên quan tới thủ tục hải quan là một nội dung quan trọng của Hiệp định VJEPA.Phù hợp với quy định với quy định pháp luật của nước mình, mỗi Bên sẽ hợp tác với các cơ quan của Bên kia trong các hoạt động như; thủ tục hải quan (Điều 41 Hiệp định VJEPA), thuận lợi hóa thủ tục thông quan đối với hàng hóa quá cảnh Điều 42 Hiệp định VJEPA.29