Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp trong Hiệp địnhVJEPA

Một phần của tài liệu tìm hiểu hiệp định đối tác kinh tế việtnam và nhật bản (vjepa) (Trang 46 - 48)

5. Cấu trúc của đề tài

2.5.2.2. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp trong Hiệp địnhVJEPA

Đối với thủ tục giải quyết tranh chấp: Thủ tục giải quyết tranh chấp của Ủy ban trọng tài tại Điều 121 Hiệp định VJEPA,“ sau khi tham vấn với Ủy ban trọng tài, các Bên có thể thỏa thuận đưa ra thêm những quy định về trình tự thủ tục với điều kiện là những quy định đó không trái với các quy định của Điều này”.

Thứ nhất là,ấn định về thời gian, lịch làm việc cho vụ việc (thường là bảy (7) ngày kể từ ngày từ ngày thành lập ủy ban). Lịch làm việc yêu cầu phải chính xác.

Thứ hai là, địa điểm tiến hành tố tụng trọng tài do các Bên thỏa thuận. Nếu không có thỏa thuận được thì địa điểm sẽ luân phiên giữa thủ đô của các Bên.

Thứ ba là, quá trình tranh luận của Ủy ban trọng tài và tài liệu được đệ trình phải giữ bí mật. Song song các Bên cũng có quyền công khai quan điểm của họ về vụ việc tranh chấp nhưng vẫn phải giữ bí mật.62

Còn đối với hủy bỏ tố tụng:Trường hợp hủy bỏ tố tụng theo Điều 122 Hiệp định VJEPA “Các Bên có thể hủy bỏ tố tụng trọng tài bất kỳ thời điểm nào bằng việc cùng nhau thông báo cho Chủ tịch Ủy ban trọng tài trước khi phán quyết được công bố”63. Quy định này theo quan điểm của người viết thì khá thoáng cho các Bên trong giai đoạn giải quyết vụ việc khi có tranh chấp. Giúp cho các Bên có thời gian đưa ra suy nghĩ, cân nhắc và đưa ra quyết định của mình về vụ việc một cách đúng đắn khi quyết định đưa ra giải quyết.

Về hiệu lực và thi hành phán quyết: Phán quyết của Ủy ban trọng tài có hiệu lực ngay sau khi được ban hành và buộc bên bị khiếu nại phải ngay lập tức tuân thủ. Phán quyết của Ủy ban trọng tài có tính ràng buộc các Bên.

Trong quá trình thực thi phán quyết của Ủy ban trọng tài, phán quyết của Ủy ban trọng tài vẫn có thể bị đình chỉ khi bên khiếu nại cho rằng bên bị khiếu nại không tuân thủ theo sự phán quyết của Ủy ban trọng tài (theo khoản 3 và khoản 5 Điều 123 Hiệp định VJEPA). Hậu quả của việc bị đình chỉ là:

Thứ nhất, không có hiệu lực nếu, đối với tranh chấp trong đó việc đình chỉ có liên quan, tham vấn hoặc tố tụng trọng tài đang tiến hành;

Thứ hai, là tạm thời và không được tiếp tục nếu bị khiếu nại đạt được thỏa thuận làm hài lòng cả hai hoặc nếu việc tuân thủ với phán quyết đã có hiệu lực;

62 Xem Điều 121, Hiệp định Đôi tác kinh tế Việt Nam và Nhật Bản.

Thứ ba, bị giới hạn ở mức độ tương đương với tổn thất hoặc thiệt hại bị cho là do việc không tuân thủ gây ra.

Cuối cùng là bị hạn chế trong phạm vi cùng lĩnh vực hoặc những lĩnh vực liên quan đến tổn thất hoặc thiệt hại, trừ trường hợp không thể thực hiện được hoặc không hiệu quả để tạm dừng việc áp dụng nhượng bộ hoặc nghĩa vụ trong những lĩnh vực đó.64

Ngoài ra, trong quá trình bị đình chỉ giữa Bên bị khiếu nại có yêu cầu tham vấn với Bên khiếu nại trong vòng mười (10) ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu. Nếu hai bên không giải quyết được vấn đề thì trong vòng ba mươi (30) ngày Bên bị khiếu nại đưa lên Ủy ban trọng tài và Ủy ban trọng tài thành lập theo điều nay65.

Chi phí cho cho giải quyết tranh chấp được quy định tại Điều 124 Hiệp định VJEPA “Mỗi Bên sẽ chịu chi phí cho trọng tài mình chỉ định và cho phiên giới thiệu của mình trong tố tụng trọng tài. Các chi phí khác cả Ủy ban ban trọng tài sẽ được chia đều cho các Bên, trừ trường hợp các Bên có quy định khác”.

Kết luận chương 2

Qua tìm hiểu và phân tích về nội dung Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam và Nhật Bản (VJEPA), người viết thấy rằng Hiệp định VJEPA được Việt Nam và Nhật Bản ký kết có nội dung toàn diện bao gồm nhiều lĩnh vực như tự do thương mại, dịch vụ, sở hữu trí tuệ, hợp tác đầu tư, hợp tác kinh tế v.v.. Những cam kết, thỏa thuận được Việt Nam và Nhật Bản thống nhất trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, tự do tôn trọng lẫn nhau và phù hợp với quy định của luật quốc tế. Những nội dung cam kết về cắt giảm thuế quan và lộ trình cắt giảm thuế quan đối với lĩnh vực thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ được hai Bên cam kết rất rõ ràng và cụ thể qua từng giai đoạn triển khai Hiệp định. Còn quy định về các biện pháp phi thuế quan rất được hai nước quan tâm như cam kết về SPS hay TBT, Việt Nam và Nhật Bản cam kết thực hiện nội dung này trong Hiệp định VJEPA đúng theo quy định của luật quốc tế (Hiệp định SPS), tiêu chuẩn vệ sinh kiểm của hai Bên. Về cam kết về bảo hộ trí tuệ, đầu tư và hợp tác, di chuyển thể nhân... cũng được hai Bên quan tâm và không ngừng triển khai, hợp tác. Từ những cam kết của Việt Nam và Nhật Bản, Hiệp định VJEPA sẽ tạo ra một khuôn khổ pháp lý chặt chẽ và toàn diện hơn cũng như những nội dung được quy định trong Hiệp định VJEPA sẽ ràng buộc hai Bên trong việc thực thi. Nội dung Hiệp định VJEPA là động lực để kích thích các tiềm năng, lợi thế giữa hai Bên, tăng cường sự gắn bó mật thiết của hai Bên trong các mối quan hệ hợp tác.

64 Xem khoản 6, Điều 123, Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam và Nhật Bản.

CHƯƠNG 3

TRIỂN KHAI THỰC THI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC KINH TẾ GIỮA VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN (VJEPA)

Một phần của tài liệu tìm hiểu hiệp định đối tác kinh tế việtnam và nhật bản (vjepa) (Trang 46 - 48)