4.1. Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với lộ trình HNKTQT hợp với lộ trình HNKTQT
- Hình thành đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo cơ sở pháp lý để phát triển các thị trường vốn, lao động, đất đai, bất động sản. Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện, rà soát, sửa đổi, điều chỉnh hệ thống pháp luật, chính sách cho phù hợp với các lộ trình và cam kết HNKTQT. Xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn về lao động, việc làm được thế giới công nhận, phù hợp với những điều ước quốc tế mà nước ta đang và sẽ đàm phán thực hiện. Tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, ổn định, đảm bảo tính đồng bộ, hiệu quả.
- Đẩy nhanh cải cách hành chính. Tăng cường tính công khai, minh bạch của hệ thống pháp luật, chính sách, quy hoạch, chiến lược phát triển. Tăng cường sự phối hợp giữa các bộ ngành trong quản lý nhà nước. Nâng cao năng lực và tính chuyên nghiệp của bộ máy nhà nước. Nâng cao trách nhiệm giải trình của người đứng đầu cơ quan và cán bộ, công chức nhà nước.
- Hoàn thiện tổ chức, cơ chế hoạt động và nâng cao năng lực của cơ quan quản lý cạnh tranh, chống trợ cấp, chống bán phá giá, giải quyết tranh chấp thương mại, các lực lượng quản lý thị trường.
- Hỗ trợ doanh nghiệp về pháp luật HNKTQT, về giải quyết tranh chấp trong quan hệ thương mại quốc tế. Cải cách tư pháp theo hướng tiếp cận dần với thông lệ quốc tế và đảm bảo đủ năng lực để giải quyết các tranh chấp, bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân và tổ chức.
- Tiếp tục hoàn thiện quy trình ban hành pháp luật. Cải thiện chất lượng tham gia của người dân vào quá trình làm luật và các văn bản pháp quy.
- Nâng cao chất lượng và hiệu lực thực thi các văn bản pháp quy. Cải tiến công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong người dân và trong các cơ quan quản lý nhà nước. Tăng cường chế tài và áp dụng xử phạt hành chính đối với các trường hợp vi phạm. Chú
4.2. Tạo đột phá trong việc tăng cường năng lực thể chế về HNKTQT
- Sớm xây dựng Chiến lược HNKTQT và Chiến lược đàm phán các hiệp định khu vực thương mại tự do làm định hướng cho việc đàm phán và thực thi các cam kết HNKTQT và các hiệp định khu vực thương mại tự do. Tiêu chí hàng đầu trong việc lựa chọn đối tác dự kiến đàm phán phải dựa trên lợi ích chính trị - chiến lược tổng thể và lợi ích kinh tế quốc gia. Phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành trong quá trình đàm phán; nghiên cứu đánh giá tác động có thể xảy ra của các phương án đàm phán; tham vấn ý kiến của đại diện doanh nghiệp và các bên liên quan.
- Rà soát, loại bỏ mọi chồng chéo, trùng lắp; củng cố, tăng cường vai trò và hoàn thiện một cách căn bản thể chế chỉ đạo, tổ chức, quản lý, điều phối, thực thi và giám sát thực hiện các hoạt động HNKTQT từ Trung ương đến địa phương. Nhanh chóng kiện toàn bộ máy, nâng cao năng lực, tính đại diện và hiệu quả hoạt động của Ủy ban Quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế nhằm giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, phối hợp các Bộ, ngành, địa phương trong các hoạt động HNKTQT một cách nhất quán và hiệu quả. Xác định rõ cơ chế hoạt động và phối hợp giữa các Bộ, ngành và địa phương và công cụ thực hiện, thể chế thực thi, giám sát, rà soát lại các chủ trương lớn. Quy định rõ ràng các điều kiện đảm bảo thực thi các chủ trương, chính sách về HNKTQT, đặc biệt là nguồn lực tài chính để nâng cao hiệu quả thực hiện các hoạt động.
- Lồng ghép chương trình hành động HNKTQT vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội với những điều chỉnh cần thiết để thực hiện có hiệu quả các hiệp định khu vực thương mại tự do và hiệp định tự do hóa thương mại đa phương đã ký kết. Định kỳ rà soát, đánh giá kết quả thực hiện chương trình hành động để phát hiện và xử lý kịp thời các vấn đề cấp bách nảy sinh trong quá trình HNKTQT. Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả giám sát việc tuân thủ các cam kết của các đối tác thương mại của Việt Nam.
- Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền về HNKTQT đối với các cấp các ngành, địa phương và trong toàn dân về việc chuẩn bị tốt các điều kiện trong nước để hội nhập có hiệu quả vào nền kinh tế thế giới; nâng cao hiểu biết về các cam kết HNKTQT, các cơ hội và thách thức khi thực hiện các cam kết này. Bảo đảm việc chia sẻ thông tin giữa các Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp. Huy động sự tham gia rộng khắp và khai thác vai trò của khu vực tư nhân, các tổ chức hiệp hội ngành nghề, các tổ chức chính trị - xã hội và người dân trong việc triển khai các chủ trương HNKTQT.